Huyện Hoa Lư, Ninh Bình

Quy hoạch làng nghề theo hướng bền vững

Hoa Lư là vùng đất nổi tiếng của Ninh Bình không chỉ với truyền thống lịch sử vẻ vang, tiềm năng du lịch mà còn nổi danh với các làng nghề truyền thống lâu đời như: Nghề thêu ren (xã Ninh Hải), nghề đá mỹ nghệ (xã Ninh Vân),… Thời gian qua, để tránh sự mai một của các làng nghề, huyện đã tạo điều kiện cho các hộ dân vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề; đồng thời, quy hoạch các khu làng nghề gắn với phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch làng nghề đặc trưng để tạo ấn tượng đối với du khách.

Làm giàu từ nghề truyền thống

Với vị trí nằm trong khu du lịch Tam Cốc - Bích Động nổi tiếng nên cùng với sự phát triển của du lịch, nghề thêu ren tại thôn Văn Lâm (xã Ninh Hải) là nguồn sinh kế chính giúp nhiều hộ dân vươn lên làm giàu. Trải qua hàng trăm năm, làng nghề thêu ren Ninh Hải có khoảng 13 doanh nghiệp (DN), trên 200 hộ gia đình làm thêu ren, thu hút khoảng 200 lao động thường xuyên và 2000 lao động làm bán thời gian, với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề thêu ren thuộc thôn Văn Lâm (xã Ninh Hải), chị Vũ Thị Hồng Yến luôn tâm niệm phải giữ gìn và phát triển nghề truyền thống của quê hương. Bằng sự quyết tâm và lòng yêu nghề của mình, năm 2001, gia đình chị đã thành lập DN thêu Minh Trang, với các dòng sản phẩm 100% được thêu bằng phương thức thủ công. Nhờ những bàn tay khéo léo mà sản phẩm của gia đình đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Không chỉ đem lại nguồn thu lớn, DN còn tạo việc làm cho gần 50 lao động tại chỗ, hàng trăm lao động nhận gia công tại nhà với mức thu nhập trung bình khoảng 4 triệu đồng/tháng. “Trải qua hàng trăm năm tồn tại, làng thêu Văn Lâm đến nay cũng đã mai một nhiều, nhưng chính lòng yêu nghề và sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương nên nghề thêu của gia đình mới có thể phát triển được đến ngày hôm nay”, chị Yến vui mừng cho biết.

Nghề thêu ren tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương Ảnh: Hải Dương
Nghề thêu ren tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương
Ảnh: Hải Dương

Cùng với nghề thêu ren, nghề làm đá mỹ nghệ ở xã Ninh Vân cũng đã trở thành sinh kế cho người dân nơi đây. Hiện nay, làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân có khoảng 94 DN và hơn 1.000 hộ gia đình tham gia sản xuất đá mỹ nghệ, với mức thu nhập bình quân khoảng 4,5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng các sản phẩm đá mỹ nghệ trên thị trường, anh Lương Văn Định (thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân) đã thử sản xuất. Nhận được sự tin tưởng và đánh giá cao của khách hàng, anh đã quyết định vay thêm vốn và thuê thêm công nhân cùng tham gia sản xuất. Với phương châm luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, sản phẩm của gia đình anh Định ngày càng có tiếng và được nhiều khách đến đặt mua. Với các dòng sản phẩm bàn, cột đá, lăng mô… mỗi năm, trừ chi phí, cơ sở sản xuất của anh thu lãi hơn trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, cơ sở sản xuất của anh còn tạo việc làm thường xuyên cho gần chục lao động địa phương.

Theo Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư Bùi Duy Quang, để khuyến khích, hỗ trợ các làng nghề phát triển, huyện đã tạo mọi điều kiện cho các hộ được vay vốn phát triển sản xuất; tổ chức nhiều khóa đào tạo nghề, truyền nghề cho hàng chục nghìn lao động; đồng thời, tập huấn, nâng cao năng lực quản trị cho hàng trăm doanh nghiệp và cơ sở sản xuất làng nghề. Ngoài ra, huyện cũng hỗ trợ các làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu, thiết kế mẫu mã sản phẩm cho làng nghề. Cùng với đó, hỗ trợ các DN, cơ sở sản xuất làng nghề tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước… Hiện, các sản phẩm địa phương không chỉ có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia như: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản,… được khách hàng đánh giá cao về cả chất lượng và mẫu mã.

Bảo đảm môi trường làng nghề

Thời gian tới, huyện Hoa Lư sẽ đẩy mạnh phát triển làng nghề gắn với du lịch; tập trung hỗ trợ, xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm làng nghề, khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, yêu cầu các hộ thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, xây dựng đề án bảo vệ môi trường; đầu tư mở rộng làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân giai đoạn 2 để các doanh nghiệp, các hộ gia đình được di dời đến nơi sản xuất mới…

Chủ tịch UBND huyện Hoa Lư Bùi Duy Quang

Không thể phủ nhận, quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề đã tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động khu vực nông thôn, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nhưng chưa thực sự ổn định và phát triển bền vững. Bởi, đa phần các làng nghề vẫn đang hoạt động ở quy mô nhỏ, với hình thức tự phát; không có các doanh nghiệp, cơ sở đầu mối cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm nên nguồn hàng không ổn định; nguồn vốn còn hạn chế nên khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ mới. Ngoài ra, nhiều lao động làng nghề đang có xu hướng chuyển sang hoạt động ở các công ty, nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn trên địa bàn. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là thách thức lớn của địa phương trong việc quy hoạch, mở rộng các làng nghề.

Theo Chủ tịch UBND huyện Bùi Duy Quang, để làng nghề tồn tại và phát triển, bên cạnh đào tạo nghề, truyền lại tinh hoa của nghề cho thế hệ sau, huyện cũng huy động nhiều nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại hóa cho các cơ sở sản xuất; quy hoạch làng nghề theo hướng bền vững; có chính sách hỗ trợ để các làng nghề có thể tiếp cận với đất đai, nguồn vốn vay ưu đãi. Đồng thời, khuyến khích, tạo điều kiện để các làng nghề tiếp cận với công nghệ mới; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ sản phẩm và cấp độ làng nghề. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng cần trang bị cho mình kiến thức không chỉ quản trị kinh doanh mà cả công nghệ thông tin, thương mại điện tử...

“Đặc biệt, nhằm khắc phục những hạn chế trong vấn đề môi trường tại các làng nghề, huyện đã triển khai giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng để sớm hoàn thiện CCN đá mỹ nghệ Ninh Vân với quy mô 30,64ha. Từ đó, di chuyển các hộ gia đình đang sản xuất, chế tác đá mỹ nghệ ở 13 thôn của xã Ninh Vân vào khu vực tập trung để bảo tồn, phát triển nghề truyền thống theo hướng bền vững. Bên cạnh đó, UBND huyện đã trình Sở Xây dựng, UBND tỉnh Ninh Bình xem xét, đồng ý chủ trương lập quy hoạch CCN Ninh Hải với mục đích xây dựng chợ làng nghề Ninh Hải, nhằm giới thiệu sản phẩm làng nghề thêu truyền thống rộng rãi tới khách du lịch. Đồng thời, mở rộng, phát triển hệ thống nhà nghỉ khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu khách tham quan lưu trú tại Hoa Lư”, Chủ tịch UBND huyện khẳng định.

An ninh cơ sở

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Địa phương

Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 14.11, Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"
An ninh cơ sở

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km, hỗ trợ thủ tục hành chính 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long
Địa phương

Hòa Bình xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc

Sau 2,5 ngày đêm thực hành, cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Hòa Bình năm 2024 vừa thành công tốt đẹp. Kết quả trên đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, khả năng ứng phó nhanh với các tình huống khẩn cấp trong tình hình mới.

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú
An ninh cơ sở

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú

Trong năm 2024, Công an tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt công tác truy nã, truy tìm và vận động đầu thú. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần kiềm chế và làm giảm đối tượng truy nã ngoài xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, phục vụ tốt công tác điều tra, xét xử, thi hành án.

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai
An ninh cơ sở

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai

Cùng với tuyên truyền để cả hệ thống chính trị đến từng hộ dân nắm chắc tình hình diễn biến của mưa lũ, cấp ủy, trong những ngày qua, chính quyền các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó kết hợp với khắc phục đi kèm. Trong đó, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương đã đồng loạt kích hoạt phương án “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó với thiên tai…

Bài 1: Chủ động từ chính quyền đến mỗi người dân
An ninh cơ sở

Bài 1: Chủ động từ chính quyền đến mỗi người dân

Từ ngày 17.9 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh liên tiếp có mưa to đến rất to, nước nhiều tuyến sông dâng cao, gây ngập úng; sạt lở đất đai; nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt; hàng trăm hộ dân bị cô lập... Hiện, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các địa phương triển khai kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại.