Sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 14.11, Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tổ chức sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Minh Lương và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thượng tướng Bế Xuân Trường đồng chủ trì hội nghị.

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, Chương trình phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ đã đi rất đúng và trúng về chủ trương đường lối của Đảng và mục tiêu, giải pháp của Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (Ban Chỉ đạo quốc gia 515) đã đề ra.

Các đại biểu cũng nhận định, thời gian tới, những khó khăn do số lượng quy tập hài cốt liệt sĩ và số lượng hài cốt cần xác định danh tính còn nhiều trong khi thông tin cung cấp vào mộ liệt sĩ ngày càng ít; biến đổi khí hậu cực đoan; địa hình trên đất nước đã có nhiều thay đổi… sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.

Ngoài ra, việc triển khai thực hiện công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và xây dựng, giám sát, phản biện xã hội các chính sách pháp luật về quân sự, quốc phòng theo Quy chế phối hợp số 2767/QC-BQP-HCCBVN ngày 3.8.2022 giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam tuy không gặp trở ngại nhiều nhưng hoạt động tư vấn pháp lý lại gặp nhiều vướng mắc. Đơn cử, như: đội ngũ cán bộ làm công tác pháp luật của Hội Cựu chiến binh các cấp đại bộ phận là kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách pháp luật theo ngành dọc; thiếu nguồn lực tư vấn về pháp luật; trong khi đó phạm vi, nội dung, tính chất hoạt động tư vấn rộng, đa dạng và phức tạp…

1.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: T. Tâm

Các đại biểu đề nghị, Bộ Quốc phòng tham mưu với Ban Chỉ đạo quốc gia 551 chuyển trọng tâm tìm kiếm ở địa bàn trong nước, tập trung tại khu vực nhiều hài cốt liệt sĩ. Đồng thời, cần nhiều giải pháp quyết liệt hơn, tập trung nguồn lực rà phá bom mìn và tìm kiếm hài cốt tại các khu vực; ban hành sớm hơn Nghị định quy định về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ, đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Ngoài ra, Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quân sự địa phương cùng cấp trong việc tham gia kiểm tra, cung cấp thông tin, dẫn đường, chỉ mộ, hoàn thiện hồ sơ, danh sách liệt sĩ; xác minh, kết luận địa bàn, lập bản đồ tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ, phục vụ công tác tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ…

2.jpg
Đại biểu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T. Tâm

Một số đại biểu cũng đề nghị, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị chủ động nắm bắt nhu cầu tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật của các đối tượng thuộc quyền quản lý, phối hợp với Hội Cựu chiến binh tổ chức tuyên truyền, phố biến các văn bản pháp luật mới được Quốc hội ban hành có liên quan đến quân sự, quốc phòng; tư vấn pháp luật theo yêu cầu của từng đơn vị trên địa bàn đóng quân. Chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành chủ động ký kết quy chế phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp về công tác pháp luật;…

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Minh Lương đánh giá cao kết quả phối hợp thực hiện Quy chế trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý, xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng và công tác phối hợp tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ giữa Bộ Quốc phòng và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

3-8582.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Võ Minh Lương phát biểu. Ảnh: T. Tâm

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương nhấn mạnh, trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; phấn đấu, đến năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại, đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn pháp lý và xây dựng pháp luật về quân sự, quốc phòng.

Để tiếp tục tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Thượng tướng Võ Minh Lương yêu cầu các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục chủ động nghiên cứu, tham mưu cho Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai phối hợp chặt chẽ trong tham mưu xây dựng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm; phối hợp chặt chẽ với Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong việc tham gia đóng góp, bổ sung chính sách hoặc phản biện đối với các luận điệu sai trái, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam.

Bên cạnh đó, các cơ quan của Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, các cấp của Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong cung cấp, trao đổi thông tin, xác định nội dung, hình thức, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp lý, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật ở cơ sở bảo đảm đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả.

Ngoài ra, cần làm tốt công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời khen thưởng, tôn vinh các cá nhân có thành tích cao trong công tác xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến giáo dục, vận động nhân dân chấp hành luật tại cơ sở, cung cấp thông tin tham gia vào quá trình tìm kiếm quy tập xác định danh tính hài cốt liệt sĩ... Mặt khác, việc phối hợp tư vấn pháp lý cho hội viên là nội dung mới có ý nghĩa rất quan trọng, do vậy vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoạt động hiệu quả hơn. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc cần kịp thời báo cáo Bộ Quốc phòng để chỉ đạo giải quyết kịp thời, bảo đảm việc phối hợp Quy chế ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn.

Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp
Địa phương

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Hanicons đã trúng tuyệt đối 9/9 gói thầu do Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư, bên mời thầu, hiện đang chờ phê duyệt kết quả gói thầu thứ 10. Trong khi đó, nhà thầu này liên tiếp trượt thầu tại nhiều địa phương khác và bị đề nghị xử lý vì không trung thực, làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.