An Giang: Vai trò công an cấp xã với nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự vùng biên giới Tây Nam

Nhằm nâng cao hiệu quả công an cấp xã trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, Công an tỉnh An Giang phối hợp với Trường Đại học An ninh Nhân dân tổ chức Hội thảo: “Lực lượng công an xã với nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên tuyến biên giới Tây Nam Bộ”.

anh-4-6577.jpg
Tiến sĩ, Thiếu tướng Đoàn Minh Lý, Hiệu trưởng Trường Đại học An ninh Nhân dân và Tiến sĩ, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang điều hành hội thảo (Ảnh: Tiến Tầm)

Trường Đại học An ninh nhân dân (ANND) vừa phối hợp Công an tỉnh An Giang tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Lực lượng Công an xã với nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự trên tuyến biên giới Tây Nam Bộ”.

Tiến sĩ, Thiếu tướng Đoàn Minh Lý, Hiệu trưởng Trường Đại học ANND và Tiến sĩ, Đại tá Lâm Phước Nguyên, Giám đốc Công an tỉnh An Giang cùng chủ trì hội thảo. Dự hội thảo, có đại diện Ban Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương có khu vực biên giới; Ban Chỉ huy Công an cấp huyện, cấp xã các địa bàn khu vực biên giới…

Khu vực biên giới Tây Nam Bộ thuộc 4 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang), có diện tích tự nhiên 40.548 km, tiếp giáp với 5 tỉnh của Vương quốc Campuchia, với 349,175km đường biên giới (chiếm trên 30% biên giới trên bộ Việt Nam - Campuchia và trên 7,3% chiều dài biên giới trên bộ quốc gia); có 6 cửa khẩu quốc tế, 4 cửa khẩu quốc gia, 12 cửa khẩu phụ và nhiều đường tiểu ngạch. Bên cạnh đó, Tây Nam Bộ có 740km bờ biển, chiếm hơn 23% đường bờ biển quốc gia; có hơn 360.000 km2 vùng biển và đặc quyền kinh tế, với gần 200 đảo và quần đảo. Đây cũng là vùng duy nhất của cả nước tiếp giáp Biển Đông và Biển Tây; là cửa ngõ ra biển Đông của sông Me Kong, thuận tiện giao thương với các nước trong khu vực và trên thế giới.

anh-1-6000.jpg
Quang cảnh buổi hội thảo (Ảnh: Tiến Tầm)

Với vị trí quan trọng đó, thời gian qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh địa bàn biên giới Tây Nam Bộ và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nổi bật là tạo ra chuyển biến mới trong gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng được các tiềm lực cơ bản để hóa giải các nguy cơ đe dọa an ninh trật tự (ANTT) địa bàn biên giới Tây Nam Bộ từ xa, từ sớm, từ cơ sở.

Thời gian qua, Công an các xã trên địa bàn biên giới Tây Nam Bộ đã tích cực, chủ động nắm tình hình toàn diện; tham mưu cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo Công an cấp trên về chủ trương, giải pháp bảo đảm ANTT khu vực biên giới. Đồng thời, phối hợp, triển khai lực lượng quản lý nhà nước về ANTT ở địa bàn; vận động quần chúng, xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tổ chức các biện pháp, công tác nghiệp vụ phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với các thế lực thù địch, phản động, các loại tội phạm và giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên, góp phần giữ vững ANTT phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng “phên giậu” của Tổ quốc. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ của công an xã biên giới vùng Tây Nam Bộ còn gặp nhiều khó khăn, kết quả đạt được còn khiêm tốn.

Mặt khác, tình hình ANTT địa bàn biên giới Tây Nam Bộ thời gian tới sẽ tiếp tục tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, đe dọa đến sự phát triển bền vững của vùng. Thực hiện phương châm “xã bám cơ sở”, “4 tại chỗ” thì vai trò của công an xã nói chung và công an xã tại địa bàn biên giới nói riêng là hết sức quan trọng.

anh-2-4803.jpg
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đại tá Đặng Ngọc Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học ANND phát biểu Đề dẫn hội thảo (Ảnh: Tiến Tầm)

Hội thảo khoa học “Lực lượng Công an xã với nhiệm vụ bảo đảm ANTT trên địa bàn biên giới Tây Nam Bộ” là rất cần thiết nhằm trao đổi, tìm kiếm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm ANTT địa bàn biên giới Tây Nam Bộ của lực lượng Công an xã.

Tại hội thảo, các đại biểu trình bày tham luận xoay quanh các chủ đề như: những vấn đề mới trong nhận thức, tư duy của Đảng, Nhà nước, ngành Công an về xây dựng lực lượng Công an xã; vai trò của Công an xã chính quy và quán triệt vấn đề này đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ANTT của Công an xã tại địa bàn biên giới Tây Nam Bộ; những vấn đề phức tạp về ANTT nổi lên tại địa bàn biên giới Tây Nam Bộ, nhất là các mối đe dọa, thách thức ANTT phi truyền thống và nhiệm vụ đặt ra đối với Công an xã tại địa bàn biên giới; đánh giá thực trạng hoạt động bảo đảm ANTT của lực lượng Công an xã tại địa bàn biên giới Tây Nam Bộ; đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm ANTT địa bàn biên giới Tây Nam Bộ của lực lượng Công an xã, nhất là xây dựng, bố trí lực lượng, điều kiện bảo đảm và hướng dẫn nghiệp vụ, phối hợp công tác để lực lượng Công an xã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong tình hình mới…

anh-5-3824.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo (Ảnh: Tiến Tầm)

Phát biểu kết luận hội thảo, Thiếu tướng Đoàn Minh Lý nhấn mạnh, bảo đảm ANTT vùng Tây Nam Bộ nói chung, địa bàn biên giới Tây Nam Bộ nói riêng không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng Công an, đặc biệt là lực lượng công an xã đóng vai trò nòng cốt.

Hội thảo lần này là diễn đàn để lãnh đạo, chỉ huy các cấp, công an các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ, các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn trao đổi, học tập kinh nghiệm, đánh giá thực tiễn công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn biên giới Tây Nam Bộ của lực lượng Công an xã; cung cấp luận cứ khoa học để tham mưu với Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy, chính quyền địa phương trong xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng Công an xã trong bảo đảm ANTT trên địa bàn biên giới Tây Nam Bộ.

Địa phương

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ sự lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành cao nhất các mục tiêu, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Hoàn thành cao nhất các mục tiêu, sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên kêu gọi toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát huy đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025, sẵn sàng cùng cả nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh
Trên đường phát triển

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Một trong những quan điểm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là “Lấy doanh nghiệp là trung tâm, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đạt 69,10 điểm, tăng 3,67 điểm, tăng 38 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2022, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.

Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương: Bám làng, bám bản để lan tỏa chính sách an sinh
Địa phương

Bảo hiểm xã hội huyện Tương Dương: Bám làng, bám bản để lan tỏa chính sách an sinh

Hiện nay, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vốn là một nhiệm vụ không hề dễ dàng ngay cả đối với các huyện ở đồng bằng, ở những địa phương phát triển chứ chưa nói ở vùng 30a, dân tộc thiểu số như Tương Dương. Bằng sự nổ lực không ngừng nghỉ, công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở huyện Tương Dương đang trở thành điểm sáng của tỉnh Nghệ An.

Hà Nội: Tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy trong tháng 12 và đầu năm 2025
Địa phương

Hà Nội: Tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy trong tháng 12 và đầu năm 2025

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu trong tháng 12 và đầu năm 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội tập trung lãnh đạo thực hiện việc tổng kết, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế
Địa phương

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế

Là huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đổi mới theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn. Có kiến thức, nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo động lực thoát nghèo bền vững.

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.