Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo

Thông tư số 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025. Theo đó, sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất.

Đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất

Thông tư nêu rõ, đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất gồm:

1. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khănvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp chưa có đất sản xuất, có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất thì được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất.

2. Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo sinh sống trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống ở xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khănvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp chưa có hoặc thiếu trên 50% đất sản xuất theo định mức quy định của từng địa phương, có nhu cầu chuyển đổi nghề hoặc có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất nhưng không bố trí được đất sản xuất thì được xem xét, hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất, điều kiện thực tế của địa phương để quy định định mức đất sản xuất nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật về đất đai làm cơ sở xác định hộ gia đình thiếu đất sản xuất.

Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có thể được xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề - Nguồn: quochoi.vn
Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có thể được xem xét hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề. Nguồn: quochoi.vn

Nội dung hỗ trợ và cách thức thực hiện

Hỗ trợ trực tiếp bằng đất sản xuất: Trường hợp địa phương còn quỹ đất có khả năng sản xuất mà không phải thực hiện khai hoang, phục hóa, cải tạo đất, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thực hiện giao đất sản xuất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp địa phương còn quỹ đất sản xuất nhưng phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để có khả năng sản xuất, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo tổ chức lập và thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để giao đất sản xuất cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách chưa có đất sản xuất theo quy định của pháp luật về đất đai. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương để thực hiện dự án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất quy định tại Khoản 3, Điều 3, Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg.

Các hộ thuộc đối tượng hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất nhưng chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, có nhu cầu vay vốn để tạo quỹ đất sản xuất thì được xem xét vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP và không được hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí ngân sách địa phương và thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất sản xuất theo quy định.

Hỗ trợ chuyển đổi nghề

Các hộ thuộc đối tượng quy định được xem xét, hỗ trợ mua sắm nông cụ, máy móc, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh khác hoặc hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề và được vay vốn tín dụng theo quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.

Căn cứ danh sách các hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, danh sách các hộ dân đăng ký phương thức hỗ trợ (bằng tiền, hiện vật hoặc học nghề), Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu và phân loại theo từng phương thức thực hiện gửi cơ quan làm công tác dân tộc cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định mức hỗ trợ cho từng hộ dân (mỗi hộ chỉ được hỗ trợ 1 lần).

Trường hợp các hộ dân nhận hỗ trợ bằng tiền, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn các hộ dân tự mua sắm nông cụ, máy móc, làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, học nghề, chuyển đổi sang làm các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh khác theo nhu cầu đã đăng ký và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.

Trường hợp các hộ đăng ký nhận hỗ trợ bằng hiện vật, Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu, chỉ đạo đơn vị chuyên môn hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức mua sắm theo quy định của pháp luật và thực hiện cấp phát cho các hộ dân.

Trường hợp các hộ đăng ký học nghề, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, giao đơn vị chuyên môn phối hợp với các cơ sở đào tạo hỗ trợ đào tạo nghề cho các hộ dân theo quy định.

Xã hội

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh
Đời sống

"Cô đỡ thôn bản" - cánh tay nối dài của ngành y tế Yên Bái

"Cô đỡ thôn bản" là nhân tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, họ không chỉ hỗ trợ trực tiếp việc sinh nở cho các bà mẹ mà còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, như khám thai, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe... góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Đó là chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái với Báo Đại biểu Nhân dân.

Cảnh sát giao thông tỉnh Sơn La kiểm tra nồng độ cồn lái xe
Giao thông

Triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc có hơn 900km đường đồi núi, nhiều đèo, dốc cao, quanh co nguy hiểm, chính vì vậy công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh đặc biệt quan tâm. Chín tháng năm nay, với sự tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã kéo giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

Cánh đồng 132: Đổi thay đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Cánh đồng 132: Đổi thay đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số

Từ một vùng đất khô cằn, bà con gần như không thể canh tác sản xuất được, với sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền địa phương, cánh đồng rộng 174ha hình thành tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) giúp đổi thay đời sống của nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây. Bà con vui mừng đặt tên là “Cánh đồng 132”.

Tàu SEA HERMES có thuyền viên bị nạn
Xã hội

Kịp thời đưa thuyền viên tàu nước ngoài về bờ cấp cứu ngay trong đêm

Vào 14h05 ngày 10.10.2024, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng Việt Nam nhận tin tàu SEA HERMES (quốc tịch Palau) có thuyền viên Cruz Jesus (người Philippines) bị đau bụng dữ dội, nôn nhẹ và huyết áp tăng cao. Thuyền trưởng đã chuyển hướng tàu về Vũng Tàu và yêu cầu hỗ trợ sơ tán nạn nhân về bờ biển cấp cứu.

BHXH tỉnh Bình Định đẩy mạnh thực hiện cải cách TTHC theo hướng nhanh gọn, thuận lợi, hiệu quả.
Xã hội

Thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp

Với phương châm "Lấy người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là trung tâm phục vụ", thời gian qua, bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định đã thực hiện mạnh mẽ công tác cải cách thủ tục hành chính đi đôi với chuyển đổi số toàn diện, nhằm tạo thuận lợi trong công tác quản lý, mang lại sự hài lòng cho tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp khi giao dịch.

Tổng LĐLĐ Việt Nam tham quan nhà máy Công ty CP Gang thép Thái Nguyên nắm tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống người lao động
Xã hội

Bảo đảm phúc lợi ổn định cho người lao động

Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã nêu ra nhiều nội dung và đề xuất mới, trong đó có việc hoàn thiện cơ chế tài chính công đoàn và quy định mức đóng kinh phí công đoàn trong bối cảnh mới. Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khẳng định, việc duy trì và cải thiện cơ chế tài chính công đoàn rất quan trọng để tiếp tục bảo vệ quyền lợi của người lao động, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững của tổ chức công đoàn trong bối cảnh mới.

Vinhomes Royal Island tổ chức chuỗi sự kiện tôn vinh phụ nữ
Xã hội

Vinhomes Royal Island tổ chức chuỗi sự kiện tôn vinh phụ nữ

Từ ngày 11.10, chuỗi sự kiện “Chị đẹp Hải Phòng: Sáng tâm hồn – Ngời khí chất” chính thức được tập đoàn Vingroup phát động nhằm tôn vinh phụ nữ thời nay bản lĩnh và khát vọng. Các hoạt động chính sẽ diễn ra trong hai ngày 19.10 - 20.10 tại “thành phố Đảo Hoàng Gia” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) gồm Giải chạy, Giải Golf, Cuộc thi tôn vinh Phụ nữ Hải Phòng và đặc biệt là đêm nhạc với các nghệ sĩ nổi tiếng như Thu Phương, Tuấn Hưng, Double 2T, Liz Kim Cương, DJ Gatik và MC Hype…

Hà Nội khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024
Đời sống

Hà Nội khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo năm 2024

Tối 11.10, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Thường Tín (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội và UBND huyện Thường Tín đã khai mạc Festival làng nghề, thiết kế sáng tạo và và Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thường Tín năm 2024 nhằm kỷ niệm 70 năm giải phóng huyện Thường Tín (28.8.1954-28.8.2024) và 70 năm giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024).