Bình Dương hợp nhất nhiều sở ngành, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tỉnh Bình Dương sẽ sáp nhập, hợp nhất một số sở ngành kết thúc hoạt động của nhiều đơn vị theo Nghị quyết số 18.

binh-duong.jpg
Tỉnh uỷ Bình Dương Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18. Ảnh: Báo Bình Dương

Tỉnh uỷ Bình Dương vừa tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Nghị quyết số 18); tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Cụ thể, Bình Dương sẽ thực hiện việc hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Ban Dân vận Tỉnh uỷ (tên gọi mới sau hợp nhất: Ban Tuyên giáo - Dân vận Tỉnh ủy).

Kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy về Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh; các Đảng đoàn, ban cán sự Đảng. Thành lập 2 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy gồm: Đảng bộ các cơ quan Đảng, đoàn thể, HĐND, tư pháp và Đảng bộ chính quyền cấp tỉnh.

Hợp nhất các Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (tên gọi sau hợp nhất: Sở Tài chính và Đầu tư phát triển (hoặc Sở Kinh tế phát triển); Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng (tên gọi: Sở Phát triển hạ tầng (hoặc Sở Giao thông và Xây dựng đô thị, nông thôn); Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tên gọi: Sở Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường); Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ (tên gọi: Sở Khoa học, Công nghệ và Chuyển đổi số hoặc Sở Khoa học, Công nghệ, Chuyển đổi số và Truyền thông); Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ (tên gọi: Sở Nội vụ và Lao động), chuyển một số chức năng quản lý nhà nước về Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế.

Đối với định hướng sắp xếp tổ chức, bộ máy cấp huyện, Đối với cấp huyện, hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận (dự kiến tên gọi là Ban Tuyên giáo - Dân vận cấp ủy cấp huyện); hợp nhất Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội với Phòng Nội vụ (dự kiến tên gọi là Phòng Nội vụ và Lao động); hợp nhất Phòng Kinh tế với Phòng Tài nguyên và Môi trường (dự kiến tên gọi là Phòng Tài nguyên và Môi trường).

Việc thành lập mới, chia tách, sáp nhập, kiện toàn... các tổ chức cơ sở Đảng do Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện xem xét, quyết định theo thẩm quyền theo hướng: Cấp ủy gồm các đồng chí lãnh đạo và 1 đồng chí làm công tác tổ chức của cơ quan đơn vị; bí thư là người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị mới sau sáp nhập, phó bí thư là cấp phó trực tiếp (phó thường trực). Ngoài ra, có thể cơ cấu thêm một số đồng chí là bí thư chi bộ trực thuộc (đối với Đảng bộ cơ sở), người đứng đầu các đơn vị trực thuộc tham gia cấp ủy khóa mới.

Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất
Địa phương

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất

UBND huyện Châu Phú vừa có công văn báo cáo UBND tỉnh An Giang về trường hợp của 2 hộ dân có đất được thu hồi thuộc dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre. Theo đó, nhiều nội dung được huyện Châu Phú báo cáo rõ, đồng thời kiến nghị tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.