Quảng Bình: Sử dụng thiết bị bay không người lái vào gieo cấy vụ Đông Xuân

Bằng việc ứng dụng thiết bị bay không người lái, nhiều nông dân tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã cắt giảm được nhiều chi phí. Từ đó, giảm chi phí sản xuất, từng bước chuyển sản xuất từ số lượng sang chất lượng, theo chuỗi giá trị…

Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nông dân các địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã cơ bản hoàn thành công đoạn gieo cấy vụ Đông Xuân năm 2023 - 2024. Trong đó, lần đầu tiên người nông dân tại thôn Xuân Lai (xã Xuân Thủy, Lệ Thủy) được hỗ trợ khâu gieo sạ bằng thiết bị bay không người lái, mang đến những hiệu quả bất ngờ.

Quảng Bình: Sử dụng thiết bị bay không người lái trong gieo cấy vụ đông xuân 2023-2024 -0
Thiết bị bay không người lái giúp người nông dân giảm lượng giống và thời gian gieo sạ

Anh Trần Duy Khánh, một hộ nông dân liên kết sản xuất trong mô hình cho biết: Việc thử nghiệm và trực tiếp theo dõi quá trình gieo sạ, bón phân bằng thiết bị bay không người lái giúp tiết kiệm thời gian cũng như sử dụng giống ít hơn so với gieo cấy truyền thống. “Gieo sạ theo cách truyền thống sẽ cần khoảng 5 kg giống/sào, còn nếu gieo sạ bằng thiết bị không người lái chỉ cần chưa đến 4 kg/sào”, anh Trần Duy Khánh chia sẻ. 

Được biết, mô hình ứng dụng thiết bị bay không người lái 3 trong 1 dùng để gieo sạ, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật được triển khai thực hiện trên diện tích 22ha lúa tại thôn Xuân Lai (xã Xuân Thủy, Lệ Thủy). Các hộ dân tham gia mô hình liên kết sẽ được hỗ trợ giống lúa chất lượng cao Hương Bình, sản xuất theo hướng hữu cơ gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm.

Quảng Bình: Sử dụng thiết bị bay không người lái trong gieo cấy vụ đông xuân 2023-2024 -0
Sử dụng thiết bị bay không người lái trong vụ Đông Xuân tại xã Xuân Thủy. Ảnh: Ngọc Hải

Việc ứng dụng thiết bị bay không người lái trong sản xuất nông nghiệp giúp việc gieo sạ, bón phân… diễn ra nhanh hơn, đều hơn, lượng giống ít hơn gieo cấy truyền thống; đồng thời giải phóng sức lao động cho người nông dân khi cắt giảm các khâu gieo, tỉa dặm, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật... bằng sức người. Từ đó, giảm chi phí sản xuất, từng bước chuyển sản xuất từ số lượng sang chất lượng, theo chuỗi giá trị…

Vụ Đông Xuân năm nay, toàn tỉnh dự kiến gieo cấy 29.260 ha lúa. Đến nay, toàn tỉnh Quảng Bình đã gieo cấy được hơn 28.600 ha lúa. Trong đó, các huyện: Lệ Thủy 9.800 ha; Quảng Ninh 5.100 ha, Bố Trạch 5.000 ha; Quảng Trạch 3.403 ha, Minh Hóa 427 ha; Tuyên Hóa 1.435 ha; thị xã Ba Đồn 2.606 ha và TP. Đồng Hới 845 ha.

Giống lúa cơ cấu chính bao gồm: VNR20, Nhị Ưu 838, VN20, Hà Phát 3, P6, HN6, QS88, PC6...và giống có triển vọng là ADI28, LTh31, SV181, Bắc Thịnh, QC03, Hương Bình, ĐB6, HC4, Tân Ưu 98...

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Mai Văn Minh: Tỉnh Quảng Bình phấn đấu đến năm 2025 sẽ có trên 4.000 - 5.000 ha lúa sử dụng thiết bị bay không người lái trong chăm sóc, phòng trừ dịch hại. Bên cạnh đó, với mục tiêu hướng tới xây dựng nền nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với chuyển đổi số, địa phương đang tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ số, áp dụng quy trình canh tác tiên tiến trên các nhóm cây trồng, vật nuôi chủ lực; nâng cao hiệu quả sản xuất hữu cơ, giá trị sản phẩm hữu cơ; tăng tỷ lệ phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong danh mục cho phép sử dụng...

Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung quán triệt, triển khai các nội dung quy định, thành lập hội đồng đánh giá, ban hành quy chế hoạt động... Trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, thực chất, đúng quy định.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn
Địa phương

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Nguyễn Văn Út chỉ đạo địa phương tiếp tục nhân rộng các mô hình hay. Ảnh: Hùng Anh
Trên đường phát triển

Đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương

Ngay từ những tháng đầu năm 2024, các ngành, địa phương bám sát chỉ đạo của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Long An đã cụ thể hóa việc chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện trong nhiệm vụ được giao. Từ đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng huyện Phúc Thọ được quan tâm, đầu tư
Địa phương

Phúc Thọ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Là huyện thuần nông, xuất phát điểm nhiều khó khăn, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bước vào giai đoạn mới, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... để sớm hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ
Địa phương

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho người dân một ở số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Với sự chủ động của chính quyền, lực lượng chức năng, sự đồng lòng của người dân, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đã và đang được tiến hành khẩn trương, nỗ lực cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.