Quảng Bình sẽ có 16 đô thị vào năm 2030

UBND tỉnh Quảng Bình vừa quyết định phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, hài hòa trong hệ thống đô thị của vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và hệ thống đô thị quốc gia.

Ngày 20.12, theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình, Chương trình phát triển đô thị tỉnh, giai đoạn 2021 - 2030 với những tiêu chí phát triển đô thị đã được xác định rõ và phê duyệt.

Theo đó, đến năm 2025, Quảng Bình có tỷ lệ đô thị hóa từ 33% trở lên; đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên chiếm khoảng 1,5 - 1,9%. Hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và quản lý phát triển1 đô thị loại II (Đồng Hới); 3 đô thị loại IV (Ba Đồn, Hoàn Lão mở rộng, Kiến Giang mở rộng); 6 đô thị loại V, bao gồm: Đồng Lê, Phong Nha, Quán Hàu, Nông trường Lệ Ninh, Nông trường Việt Trung, Quy Đạt.

Quảng Bình có 16 đô thị vào năm 2030, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống -0
TP. Đồng Hới là đô thị loại II của tỉnh Quảng Bình 

Trong giai đoạn 2026 - 2030, tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh từ 38% trở lên; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên chiếmkhoảng 1,9 - 2,3%; hệ thống đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH và đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển, bao gồm: 1 đô thị loại II (Đồng Hới); 1 đô thị loại III (Ba Đồn); 2 đô thị loại IV (Hoàn Lão mở rộng, Kiến Giang mở rộng); 12 đô thị loại V gồm 6 đô thị hiện có (Đồng Lê, Phong Nha, Quán Hàu, Quy Đạt, Nông trường Việt Trung, Nông trường Lệ Ninh)6 đô thị xây dựng mới: Hòn La, Quảng Phương (thị trấn huyện lỵ Quảng Trạch), Dinh Mười (Quảng Ninh), Tiến Hóa (Tuyên Hóa); Cha Lo (Minh Hóa), Phúc Trạch (Bố Trạch).

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thắng, chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2021 - 2030 được thực hiện trên quan điểm đặt hệ thống đô thị tỉnh trong bối cảnh phát triển của hệ thống đô thị vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung và hệ thống đô thị Quốc gia.

Đồng thời, xây dựng tầm nhìn, các mục tiêu chiến lược, tích hợp đa ngành bảo đảm phát triển toàn diện, cân bằng; phát triển đô thị phù hợp với Quy hoạch tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo động lực phát triển KT - XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển đô thị bảo đảm sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng, đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây mới; xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị.

Mục tiêu của Chương trình nhằm đánh giá thực trạng đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh; cụ thể hóa định hướng Quy hoạch tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, từng bước hoàn chỉnh mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển KT - XH của tỉnh và từng bước nâng cao tỉ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh; xây dựng phát triển đô thị hợp lý theo vị trí, tính chất, chức năng. 

Đồng thời, địa phương cần phát huy thế mạnh và vai trò hạt nhân trong phát triển các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh trên cơ sở phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng; nâng cao chất lượng sống cho người dân...

Trên đường phát triển

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính
Trên đường phát triển

Cà Mau: Đi từng ngõ, gõ từng nhà vận động chuyển đổi số

Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia (10.10) của tỉnh, từ ngày 2.10, nhiều Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đồng loạt mở chiến dịch ra quân triển khai các hoạt động công nghệ số hướng đến mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.