PVEP - Một năm “đại thắng”

Kết thúc năm 2022, Tổng Công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu khai thác và tìm kiếm gia tăng trữ lượng. Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, lần đầu tiên PVEP lại có một năm “đại thắng”.

PVEP - Một năm “đại thắng” -0
Chủ tịch HĐTV PVN Hoàng Quốc Vượng đi kiểm tra công tác tại giàn Đại Hùng 01. Ảnh: N.N.P

Năm 2022 là một năm hoàn toàn không thuận lợi cho các hoạt động của PVEP. Trong nửa đầu năm 2022, giá dầu thế giới liên tục biến động mạnh, chịu tác động bởi nhiều nhân tố, từ việc Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ và châu Âu áp lệnh trừng phạt lên Moskva cho đến việc Trung Quốc phong tỏa các thành phố lớn để ngăn chặn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp (giá dầu Brent chạm gần mức 140 USD/thùng vào ngày 7.3.2022, cao nhất kể từ tháng 7.2008). Vào thời điểm dầu thô liên tục lập đỉnh đó, nhiều nhận định lạc quan về thị trường này được đưa ra, JPMorgan ước tính giá dầu thô có thể tăng gần 70% từ mức ghi nhận vào đầu tháng 3.2022, lên 185 USD/thùng vào cuối năm nếu nguồn cung dầu của Nga vẫn bị gián đoạn.

Tuy nhiên, không như những gì mà giới phân tích đã dự báo vào giai đoạn thị trường năng lượng đang nóng, tình hình lạm phát tăng phi mã lan rộng trên toàn cầu dẫn tới làn sóng tăng lãi suất của một loạt ngân hàng Trung ương lớn, đặc biệt là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã khiến đồng USD leo lên mức cao nhất trong 20 năm và nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng lớn. Điều này khiến nhiều chuyên gia và tổ chức tài chính quốc tế đã cắt giảm dự báo giá dầu thế giới với thông báo trước đó của họ về triển vọng giá dầu trong quý IV.2022 và cả năm 2023, cụ thể, giá dầu Brent trung bình đạt là 100 USD/thùng trong 3 tháng cuối năm nay, so với dự báo trước đó là 125 USD/thùng và trong năm 2023, giá dầu Brent có khả năng đạt trung bình 108 USD/thùng, cũng giảm so với dự đoán trước đó là 125 USD/thùng.

Các cú sốc về giá năng lượng có thể gây ra những trở ngại lớn cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong dự báo gần đây đã hạ mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời, cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài, có thể đẩy kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái toàn cầu. Trong bản cập nhật về Triển vọng Kinh tế thế giới, IMF cho biết, tăng trưởng GDP thực tế toàn cầu sẽ chậm lại do suy thoái ở Trung Quốc và Nga, xuống mức 3,2% vào năm 2022 so với dự báo 3,6% được đưa ra vào tháng 4.

Bên cạnh đó, có một khó khăn cực kỳ lớn, đó là nhiều giếng dầu đang suy giảm sản lượng tự nhiên do khai thác quá lâu, cho nên PVEP đã phải khai thác theo kiểu “mót khoai” - nghĩa là tích cực cải tiến kỹ thuật, áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ để khai thác, với phương châm “có thêm một thùng dầu cũng là tốt”.

Trong bối cảnh đầy biến động và thách thức đó, thực hiện phương châm hành động của lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí là “Quản trị biến động, tối đa giá trị, mở rộng thị trường, tận dụng cơ hội, liên kết đầu tư, phục hồi tăng trưởng”, trong đó, “quản trị biến động” được coi là yếu tố quan trọng nhất. Bởi lẽ, chỉ có quản trị được biến động, nhận định chính xác các nguy cơ rủi ro từ đó có những giải pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro và tận dụng tối đa cơ hội tiềm ẩn trong sự rủi ro đó.

Ngay từ đầu năm 2022, PVEP đã đặt ra mục tiêu quản trị biến động, thích ứng linh hoạt. Bên cạnh việc duy trì, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn định, PVEP tiếp tục thực hiện các giải pháp tối ưu chi phí, giá thành sản phẩm, nâng cao quả hiệu quả quản trị điều hành.

Cũng trong năm 2022, có một điều thuận lợi cho PVEP đó là Chính phủ đã có nhiều tháo gỡ những khó khăn trong cơ chế quản lý tài chính, quản lý rủi ro cho PVEP. Điều này đã sự thông thoáng trong các hoạt động thăm dò, khai thác. PVEP đã chủ động hơn trong việc bố trí nguồn tài chính cho các dự án và các hoạt động khai thác.

Kết quả, trong năm 2022, PVEP hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu sản lượng khai thác với tổng sản lượng khai thác quy dầu trong năm 2022 với 3,66 triệu tấn quy dầu, đạt 115% kế hoạch PVN giao năm 2022. PVEP đã hoàn thành kế hoạch tổng khai thác dầu khí năm 2022 (3,18 triệu tấn quy dầu) vào lúc 6 giờ 28 phút ngày 4.11.2022, về đích trước kế hoạch 57 ngày, đồng thời, hoàn thành đưa vào khai thác vỉa H4 cụm mỏ Bắc Bunga Orkid Lô PM3CAA sớm hơn kế hoạch 60 ngày và giàn CTC-2 mỏ Cá Tầm Lô 09-3/12 sớm hơn kế hoạch 47 ngày.

Có được nhưng con số “có hồn” này là do PVEP đã tối ưu công tác vận hành hệ thống thiết bị với thời gian trung bình cao hơn 97% so với kế hoạch, đồng thời đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý và khai thác mỏ. PVEP cũng đã áp dụng tối đa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới chủ động tăng sản lượng khai thác các giếng trong ngưỡng an toàn kỹ thuật. Vì vậy, hệ thống thiết bị hoạt động tốt, các ngày dừng sản xuất thực tế thấp hơn kế hoạch.

Song song với đó, PVEP cũng đã thực hiện rất sáng tạo chủ trương có tính chiến lược của lãnh đạo Tập đoàn là xây dựng các chuỗi liên kết với các đơn vị thành viên. PVEP đã tích cực triển khai các hoạt động cải thiện chuỗi liên kết giá trị PVN, chủ động đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các đơn vị trong ngành để bổ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty thông qua hình thức hợp tác với các đơn vị trong ngành, chia sẻ thông tin tại các hội nghị, hội thảo.

Trong năm 2022, PVEP đã tổ chức về các hội thảo với các đơn vị trong PVN, ngoài trao đổi về địa chất, công nghệ mỏ, đã có trao đổi cụ thể về kế hoạch giàn khoan năm 2023, nâng cấp lên thành các chuỗi liên kết tình hình triển khai chuỗi liên kết giá trị được PVEP báo cáo chi tiết định kỳ tại các kỳ họp giao ban với Lãnh đạo PVN.

Do hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu khai thác, cho nên tổng doanh thu của PVEP năm 2022 cũng tăng mạnh. PVEP ước tính năm 2022, doanh thu 44.500 tỷ đồng đạt 174% kế hoạch năm; lợi nhuận trước thuế phần PVEP ước tính 26.900 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế phần PVEP ước tính 14.750 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước là 21.360 tỷ đồng, đạt 213% kế hoạch năm.

Năm 2023, theo nhận định của PVEP sẽ tiếp tục là một năm có những biến động lớn trên thị trường năm lượng. Theo các kịch bản mà Tổ chức năng lượng quốc tế đưa ra, mức độ cạnh tranh của nhiên liệu hóa thạch so với các nguồn năng lượng khác sẽ ngày càng giảm đi. Các nhà đầu tư cũng có xu hướng chuyển dịch dần sang nguồn năng lượng xanh, ít phát thải ra môi trường. Các thỏa thuận chung về môi trường sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động dầu khí, thắt chặt chính sách hơn đối với các hoạt động của lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí (E&P).

Đối với PVEP, việc giảm sản lượng khai thác để giảm nguồn cung phát thải CO2 từ nguồn năng lượng gốc carbon là khó có thể thực hiện do đây là sản phẩm cốt lõi, ngành nghề kinh doanh chính, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận của PVEP. Do đó, bên cạnh hoạt động thăm dò khai thác, PVEP cần có định hướng chiến lược hoạt động phù hợp với xu thế chuyển dịch năng lượng dựa trên thế mạnh và tiềm năng hiện tại của mình, chuẩn bị và xây dựng nguồn lực một cách tích cực hơn nữa, khẩn trương tham gia vào xu thế chung bằng những nhiệm vụ, công việc cụ thể trong thời gian tới.

Với những gì mà PVEP đã đạt đượng trong năm 2022, đó là tiền đề để PVEP bước vào một giai đoạn phát triển mới. Điều mà lãnh đạo PVEP mong muốn nhất là được các có thẩm quyền phê duyệt sớm các kế hoạch phát triển mỏ - đó là điểm cốt lõi để PVEP thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của năm 2023.

Kinh tế

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp
Bất động sản

Bất động sản quảng trường: Biểu tượng của phong cách sống đẳng cấp

Lịch sử phát triển của thế giới đã cho thấy tầm quan trọng của quảng trường trong việc định hình phát triển đô thị, và sau là sự phát triển của bất động sản khu vực. Điều này đã đúng với Việt Nam khi có một dòng sản phẩm đang bắt đầu vươn lên chiếm lĩnh mang tên bất động sản quảng trường.

Nhà máy sản xuất ô tô, xe máy của Công ty TNHH Công nghiệp Chính xác Việt Nam 1 (khu công nghiệp Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
Kinh tế

Các địa phương tăng cường thu hút đầu tư

Nắm bắt được những tiềm năng, cơ hội, trên cơ sở những chính sách chung của Trung ương, nhiều địa phương trên cả nước đã ưu tiên đẩy mạnh lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, các địa phương tập trung vào việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận chuỗi sản xuất toàn cầu, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển các nhóm ngành chủ lực...

Hơn 30 doanh nghiệp tham dự Lễ khai mạc Khu gian hàng Việt Nam tại Triển lãm M-Tech Osaka 2024
Kinh tế

Để ngành cơ khí, chế tạo tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Các hoạt động giao thương, tìm hiểu sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ Triển lãm M-Tech Osaka diễn ra vừa qua được kỳ vọng đưa hợp tác cơ khí chế tạo Việt Nam - Nhật Bản ngày càng phát triển; đặc biệt, sẽ giúp ngành cơ khí chế tạo trong nước tiến sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới
Kinh tế

Number 1 Soya Canxi và dấu ấn để lại sau 3 năm ra mắt phiên bản mới

Hơn 2 thập kỷ trên thị trường đồ uống và gần 3 năm ra mắt phiên bản mới, Number 1 Soya Canxi vẫn duy trì sức hút nhất định đối với người tiêu dùng. Đặc biệt là người tiêu dùng là nữ giới mong muốn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp một cách toàn diện giữa nhịp sống hiện đại. Để giữ vững điều này, thương hiệu đã tập trung đầu tư vào chất lượng nguyên liệu và phát triển công nghệ sản xuất.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải
Kinh tế

Xe máy, nhẫn vàng sẵn sàng chờ nông dân trúng giải

Ngay khi sử dụng sản phẩm NPK Cà Mau, chỉ cần quét mã QRcode nằm bên trong bao phân bón, bà con nông dân có cơ hội trúng xe máy Honda Blade, nhẫn vàng 1 chỉ 99,99 cùng hàng trăm nghìn thẻ nạp hấp dẫn nhiều mệnh giá. Đây là chương trình Mùa Vàng Thắng Lớn 2024 với tổng giá trị lên tới 21 tỷ đồng, triển khai tới hết 28.2.2025 trên toàn quốc.

Việc tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt nam tăng nhanh trong những năm gần đây.
Sức khỏe

Tầm nhìn dài hạn tác động tới hành vi người tiêu dùng

Tiêu thụ thường xuyên đồ uống có đường; trong đó, có nước giải khát có đường là một trong những nguyên nhân gây ra thừa cân, béo phì và các rối loạn chuyển hóa, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp cũng như các biến chứng về bệnh tim mạch, đột quỵ, tử vong... Theo đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với đồ uống có đường là biện pháp quan trọng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, nhằm giảm mức tiêu thụ và tác hại đối với sức khỏe.

Cơ chế thị trường giúp giá điện được điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm tính bền vững cho ngành điện.
Kinh tế

Giá điện khí LNG cần theo cơ chế thị trường

Theo PGS.TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, chi phí nhập khẩu LNG thường chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi phí sản xuất điện; giá LNG thường biến động do nhiều yếu tố như cung - cầu toàn cầu, biến đổi khí hậu, chính sách năng lượng và các khủng hoảng địa chính trị. Do đó, cơ chế thị trường giúp giá điện được điều chỉnh linh hoạt, bảo đảm tính bền vững cho ngành điện.