Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn tiếp Đại sứ Cộng hòa Bờ Biển Ngà

Chiều 16.5, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Dosso Adama.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn và Đại sứ Cộng hòa Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Dosso Adama
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn và Đại sứ Cộng hòa Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Dosso Adama

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn đánh giá cao quan hệ hữu nghị hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Bờ Biển Ngà trong gần 50 năm qua, nhất là tại các diễn đàn đa phương quốc tế quan trọng; nhấn mạnh, quan hệ chính trị hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước là tiền đề quan trọng để thúc đẩy hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại - đầu tư. Nhân dịp này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại chúc mừng Bờ Biển Ngà đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) nhiệm kỳ 2019 - 2022 và tổ chức thành công Đại hội đồng APF.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn tiếp Đại sứ Cộng hòa Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Dosso Adama
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn tiếp Đại sứ Cộng hòa Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Dosso Adama

Đại sứ Bờ Biển Ngà Dosso Adama cảm ơn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đã dành thời gian tiếp và cảm ơn lời chúc mừng tốt đẹp mà Việt Nam dành cho Bờ Biển Ngà khi đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch APF nhiệm kỳ vừa qua; khẳng định, thành công này có sự ủng hộ, hỗ trợ tích cực của Việt Nam.

Đồng tình với đánh giá của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn về quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước thời gian qua, Đại sứ Bờ Biển Ngà cũng cho rằng, hai bên cần thúc đẩy trao đổi thương mại song phương; khẳng định Bờ Biển Ngà luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các đối tác của Việt Nam đầu tư trực tiếp vào nước này; mong muốn, thời gian tới, hai nước cần tăng cường các hoạt động trao đổi giữa các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư song phương, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải, tạo động lực cho quan hệ thương mại - kinh tế giữa hai nước. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn và Đại sứ Cộng hòa Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Dosso Adama cùng các đại biểu tại buổi tiếp
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn và Đại sứ Cộng hòa Bờ Biển Ngà tại Trung Quốc kiêm nhiệm Việt Nam Dosso Adama cùng các đại biểu tại buổi tiếp

Thời gian qua, quan hệ giữa Quốc hội hai nước phát triển tích cực, thể hiện qua sự tiếp xúc, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện đa phương, tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lê Anh Tuấn, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hợp tác của hai nước. Trong nhiều nhiệm kỳ qua, Quốc hội hai nước chưa có Đoàn cấp cao do Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu thăm lẫn nhau. Vì vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại đề nghị, thời gian tới, Đại sứ Bờ Biển Nga phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Đối ngoại và các cơ quan của Quốc hội nhằm thúc đẩy các hoạt động trao đổi đoàn, đặc biệt là đoàn cấp cao, góp phần đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan lập pháp của hai nước.

Nhất trí với đề nghị này, Đại sứ Bờ Biển Nga khẳng định, quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong gần 50 năm qua là cơ sở để hai bên tiếp tục thúc đẩy quan hệ trên nhiều phương diện, trong đó có hợp tác giữa hai Quốc hội, góp phần đưa quan hệ song phương ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả.

Thời sự Quốc hội

Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.
Thời sự Quốc hội

Tạo thuận lợi cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh

Sáng 30.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu xuống còn 2 năm

Việc quy định thời hạn hạn chế chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ tối thiểu 3 năm là dài đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường. Do vậy, cần xem xét rút ngắn xuống còn 2 năm.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình, bước đi phù hợp với quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), các đại biểu cho rằng, việc quy định các sàn thương mại điện tử kê khai thuế thay các cá nhân trên sàn này khiến các sàn thương mại điện tử tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân công thực hiện. Do đó, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp và lộ trình bước đi phù hợp khi quản lý thuế trên sàn thương mại điện tử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, giám sát

Chiều 29.10, thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sửa đổi Luật phải theo hướng phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra và giám sát.

Thảo luận tổ 15 về Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tăng phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm và năng lực thực hiện

Thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) chiều 29.10, nhiều ĐBQH nêu rõ, việc tăng cường phân cấp, phân quyền cần gắn với trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cũng như năng lực quyết định nguồn lực thực hiện của các cấp trong chủ trương đầu tư.

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao một UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”

Đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận Tổ chiều 29.10, ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ) đề nghị làm rõ nội dung “báo cáo HĐND cấp tỉnh thông qua chủ trương giao 1 UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ quản thực hiện”. Bởi, nội dung này có thể hiểu rằng HĐND tỉnh A thông qua chủ trương giao UBND tỉnh B là cơ quan chủ quản thực hiện dự án. Như vậy là chưa phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước cho hoạt động đầu tư công

Chiều 29.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, cần quy định cụ thể về chi ngân sách nhà nước (bao gồm cả nguồn chi đầu tư công, chi thường xuyên) cho hoạt động đầu tư công, vì sử dụng nguồn chi thường xuyên cho nhiệm vụ này có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ khác từ nguồn chi này của cơ quan, đơn vị.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tập trung sửa đổi những vấn đề thực sự vướng mắc, cấp thiết

Cho ý kiến về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 29.10, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, việc sửa đổi cần gắn với đổi mới công tác giám sát của cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương, giám sát ngay từ khi quyết định chủ trương đầu tư; bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung báo cáo đánh giá tác động, làm rõ chính sách nào đặc thù, vượt trội

Tham gia thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, Nghệ An và Quảng Ngãi), các đại biểu cho rằng, dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) mới được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Với thời gian gấp, phạm vi sửa đổi lớn, Chính phủ mới chỉ lấy ý kiến các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, chưa lấy ý kiến HĐND là đối tượng chịu tác động lớn của dự án Luật, thì việc trình Quốc hội thông qua theo quy trình tại một kỳ họp là rất gấp.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn phát biểu tại phiên họp tổ chiều 29.10
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền phải xét khả năng thực hiện, không để phát sinh khó khăn mới

Bày tỏ nhất trí việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), song các đại biểu Quốc hội cũng đặc biệt lưu ý phải xem xét khả năng thực hiện của các đơn vị được phân cấp, phân quyền. “Chúng ta giao 1 tấn mà khả năng thực hiện chỉ được 500 kg thôi thì cũng lại có thể phát sinh những khó khăn, tồn tại mới. Do đó, phải tiếp tục rà soát để bảo đảm yên tâm hơn và đặc biệt là bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện". 

Phân cấp, phân quyền mạnh hơn, rõ hơn cho địa phương
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền mạnh hơn, rõ hơn cho địa phương

Chiều 29.10, Tổ 18 (gồm Đoàn Đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia.

Tránh thất thu thuế từ các giao dịch thương mại điện tử
Thời sự Quốc hội

Tránh thất thu thuế từ các giao dịch thương mại điện tử

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) sáng 29.10, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định rõ trong dự thảo Luật về các trường hợp cung cấp hàng hóa cho các khách hàng nước ngoài được áp dụng thuế suất 0%; đồng thời, không quy định miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ thông qua các sàn thương mại điện tử nhằm tránh thất thu thuế, bảo đảm công bằng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tổ của Quốc hội chiều 29.10
Thời sự Quốc hội

Thay vì cấm, nên tăng cường các biện pháp giám sát hợp lý

Chiều nay, 29.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự phiên thảo luận tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk.

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu thảo luận sáng 29.10 - ảnh Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Áp dụng thuế suất 5% giúp bình ổn thị trường phân bón trong nước

Thảo luận tại hội trường sáng 29.10 về Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), ĐBQH Cầm Thị Mẫn (Thanh Hóa) đồng tình với quy định áp dụng mức thuế suất 5% đối với phân bón. Quy định này sẽ góp phần tạo sự bền vững và ổn định nguồn cung phân bón đầu vào trong nước...

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu
Thời sự Quốc hội

Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế trong lĩnh vực tài chính, ngân sách

Sáng 29.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán; Luật Kế toán; Luật Kiểm toán độc lập; Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Luật Quản lý thuế; Luật Dự trữ quốc gia.