Phát huy vai trò, khẳng định dấu ấn Kiểm toán nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Với vai trò là cơ quan kiểm tra tài chính, tài sản công, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã phát huy hiệu quả vai trò của mình, đồng hành cùng sự phát triển của mỗi địa phương, doanh nghiệp cũng như phục vụ hiệu quả cho hoạt động của Quốc hội trong giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; đóng góp tích cực, hiệu quả vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội…

Đây là chia sẻ của các đại biểu tại Tọa đàm “Kiểm toán nhà nước: Những dấu ấn hôm nay” trong khuôn khổ Hội thảo “Kiểm toán nhà nước - 30 năm xây dựng và phát triển”.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính minh bạch trong sử dụng ngân sách

Đánh giá cao những bước tiến vững chắc, toàn diện với nhiều thành tựu đáng tự hào của KTNN sau 30 năm xây dựng và phát triển, tham luận tại tọa đàm, ông Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng chia sẻ, những năm qua, hoạt động của KTNN luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cấp chính quyền địa phương đánh giá đúng những lợi thế, ưu điểm, cũng như tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành; tạo tiền đề thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, giúp đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, người dân khu vực nông thôn được cải thiện, diện mạo nông thôn có nhiều đổi thay.

Theo thời gian, tần suất các cuộc kiểm toán không tăng, nhưng quy mô cuộc kiểm toán được lồng ghép các chuyên đề sâu, phù hợp thực tiễn, tính thời sự được xã hội quan tâm, chất lượng hoạt động kiểm toán được nâng lên.

“Nhiều cuộc kiểm toán đi sâu đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và đưa ra những ý kiến tư vấn thiết thực định hướng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn”, ông Hoàng Xuân Ánh nhấn mạnh.

Phát huy vai trò, khẳng định dấu ấn Kiểm toán nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Các đại biểu chia sẻ tại tọa đàm

Từ kết quả kiểm toán, KTNN đã kiến nghị tăng thu cho ngân sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn; giảm chi, tiết kiệm NSNN, tạo thêm nguồn lực tài chính cho địa phương. Quan trọng hơn, hoạt động kiểm toán giúp các đơn vị được kiểm toán đã và đang khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý điều hành ngân sách, quản lý dự án đầu tư, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; giúp HĐND các cấp có thông tin tin cậy để giám sát công tác quản lý tài chính, ngân sách ở địa phương; giúp các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp nhà nước điều chỉnh, uốn nắn kịp thời những sai sót trong công tác quản lý.

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết, thời gian qua, KTNN cũng đã triển khai hàng chục đoàn kiểm toán tại Ủy ban cũng như tại các doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch hằng năm, với các loại hình kiểm toán rất đa dạng, phong phú từ kiểm toán về tài chính, kiểm toán về vấn đề tái cơ cấu, kiểm toán tính tuân thủ và kiểm toán chuyên đề xây dựng cơ bản cũng như là tái cơ cấu doanh nghiệp và kiểm toán vốn sau cổ phần hóa doanh nghiệp.

Phát huy vai trò, khẳng định dấu ấn Kiểm toán nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Ngọc Cảnh chia sẻ tại tọa đàm

Các thông tin của KTNN góp phần giúp cho Ủy ban cũng như các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước đưa ra những quyết định đúng đắn trong thực hiện các hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển được vốn của doanh nghiệp. KTNN còn giúp cho các cấp có thẩm quyền sửa đổi các cơ chế, chính sách, tạo ra được hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động của doanh nghiệp và khuyến nghị đưa ra các quy định để bịt các lỗ hổng, tránh thất thoát tài sản nhà nước khi triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư.

Đại diện Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được nhiều khuyến nghị hiệu quả và thiết thực từ KTNN, giúp Ủy ban thực hiện tốt các hoạt động quản lý vốn và tài sản nhà nước; đảm bảo hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Bên cạnh ghi nhận những đóng góp hiệu quả của KTNN với công tác quản lý, điều hành ngân sách, tài chính công, tài sản công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của KTNN trong việc giúp địa phương nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ ở các địa phương, các sở, ngành.

Theo đó, KTNN đã phối hợp với tỉnh tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ. Kiểm toán nhà nước đã hỗ trợ địa phương bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao kiến thức về lĩnh vực tài chính, ngân sách cho đại biểu dân cử; xây dựng, sửa đổi, bổ sung, tuyên truyền các dự án luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản về chính sách, chế độ có liên quan đến hoạt động của Kiểm toán nhà nước, của HĐND và UBND tỉnh theo luật định.

“Chúng tôi rất mong KTNN thời gian tới tiếp tục giúp địa phương mở các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, giúp cho các sở, ngành, các địa phương nắm được những lĩnh vực phức tạp như Luật đất đai, tài sản công và vấn đề liên quan đến môi trường, liên quan đến khoáng sản…” - ông Nguyễn Văn Thi đề xuất.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tại tọa đàm, các diễn giả cũng đặc biệt nhấn mạnh những đóng góp của KTNN đối với công tác hoàn thiện văn bản pháp luật, văn bản quản lý trên các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Phát huy vai trò, khẳng định dấu ấn Kiểm toán nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Dẫn ví dụ từ thực tiễn địa phương, ông Hoàng Xuân Ánh cho biết, qua kiểm toán, KTNN khu vực X đã tư vấn bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quản lý tài sản công, điều hành thu, chi NSNN do các cơ quan, đơn vị, các huyện, thành phố ban hành chưa phù hợp, không còn phù hợp với các luật, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế tại địa phương.

Đơn cử, tại cuộc kiểm toán ngân sách địa phương năm 2023 của tỉnh Cao Bằng, KTNN khu vực X kiến nghị tư vấn sửa đổi, bổ sung 9 văn bản về cơ chế, chính sách thuộc địa phương quản lý, như: Ban hành quyết định tỷ lệ của từng loại khoáng sản nguyên khai có trong tổng khối lượng khoáng sản nguyên khai chứa nhiều khoáng vật, khoáng chất có ích để áp dụng tại địa phương; ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14.12.2018 của Bộ Y tế; sửa đổi, bổ sung và ban hành kiện toàn tổ chức bộ máy, hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Điều 6, Nghị định số 37/2023/NĐ-CP và một số văn bản quản lý khác...

Phát huy vai trò, khẳng định dấu ấn Kiểm toán nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Minh Nam chia sẻ tại tọa đàm

Từ góc độ cơ quan của Quốc hội, ông Lê Minh Nam - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách bày tỏ ấn tượng khi nhắc đến những kiến nghị của KTNN về xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật .

Theo ông Lê Minh Nam, các tồn tại liên quan đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ảnh hưởng, tác động rất lớn đến việc quản lý, điều hành, và tác động này mang tính chất lan tỏa đến cả toàn xã hội.

“Vì vậy, những kiến nghị của KTNN về hoàn thiện văn bản pháp luật, hoàn thiện chính sách nếu được các cơ quan thực hiện việc khắc phục kịp thời thì nó sẽ giúp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý, giúp nâng cao hiệu quả của quản lý. Đặc biệt là, các kiến nghị của KTNN là dựa trên nền tảng quy định pháp luật, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và quan trọng là xem xét dưới góc nhìn của các nhà chuyên môn, không phải theo cảm tính”, ông Lê Minh Nam nhấn mạnh.

Phát huy vai trò, khẳng định dấu ấn Kiểm toán nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội -0
Quang cảnh tọa đàm

Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Thi cho biết, thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN đã chỉ ra và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những điểm bất hợp lý của các văn bản do địa phương ban hành, sự chưa phù hợp với quy định của trung ương và điều kiện thực tiễn của địa phương. Những kiến nghị của KTNN về nội dung này đã được tỉnh Thanh Hóa tiếp thu một cách toàn diện, kịp thời.

Kinh tế

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác với SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Ngày 15.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng tổ chức phi lợi nhuận, Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation - SVF) chính thức bắt tay trở thành đối tác chiến lược nhằm phối hợp triển khai các dự án nâng cao năng lực cá nhân và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, chung tay xây dựng cộng đồng hạnh phúc và phát triển bền vững. Lễ ký Thỏa thuận hợp tác Chiến lược toàn diện ABBANK và SVF đã được tổ chức thành công tại TP. Hồ Chí Minh.

Kết thúc quý I.2025, LPBank ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng
Tài chính

Lợi nhuận quý I.2025 gần chạm mốc 3.200 tỷ đồng, Ngân hàng Lộc Phát vững vàng bứt phá

Kết thúc quý I.2025, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt 3.175 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này tạo bước đệm vững chắc để LPBank hoàn thành các mục tiêu kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh nền kinh tế đứng trước nhiều thử thách.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt qua tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để thực thi hiệu quả Nghị quyết 57

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị mở ra cơ hội lớn để Việt Nam bứt phá vươn lên nhờ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhưng cơ hội chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta vượt qua được rào cản về nhận thức và tâm lý hành động; vì vậy, mỗi cán bộ lãnh đạo, mỗi doanh nghiệp cần nhìn lại mình, chủ động phá bỏ tâm lý trì trệ, ngại đổi mới để nhận nhiệm vụ Nghị quyết số 57-NQ/TW giao phó.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.