Huyện Yên Dũng (Bắc Giang):

Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

Việc phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Yên Dũng. Đến nay, toàn huyện có 16/16 xã đạt chuẩn NTM, 7/16 xã đạt chuẩn nâng cao, 27 thôn đạt kiểu mẫu. 

Diện mạo nông thôn khởi sắc, nông nghiệp phát triển

Đồng Việt là xã thuần nông của huyện Yên Dũng, sau khi hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, địa phương đã khoác lên mình diện mạo khởi sắc, tươi mới hơn. Nhờ có phong trào xây dựng NTM, các hộ dân trên địa bàn xã đã tiến hành “dồn điền đổi thửa”, kênh mương được đầu tư, đường giao thông nội đồng mở rộng, máy móc vào tận nơi làm thay sức người.

Phó Chủ tịch UBND xã Lê Thị Sen cho biết, từ một xã khó khăn, hơn 8.000 nhân khẩu chủ yếu làm nông nghiệp, năm 2019, để về đích NTM, người dân ở 7/7 thôn đã đóng góp hơn 5 tỷ đồng, 10.000 m2 đất, 12.000 ngày công để làm 34 km đường giao thông nội đồng, nội thôn; mở rộng đường làng, đường ngõ từ 2,5 m lên 4,5 m; xây mới 3 nhà văn hóa, nâng cấp 4 nhà văn hóa khác.

Phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới -0
Toàn huyện Yên Dũng có 16/16 xã đạt chuẩn NTM, 7/16 xã đạt chuẩn nâng cao, 27 thôn đạt kiểu mẫu. Nguồn: ITN

Tương tự, tại các xã xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn huyện Yên Dũng, nhiều tuyến đường được mở rộng, có điện thắp sáng, có các hạng mục cần thiết bảo đảm an toàn giao thông. Nhằm nâng cao đời sống người dân, hoàn thành các tiêu chí về thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, huyện chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Toàn huyện đã quy hoạch 7 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với diện tích gần 200 ha; 33 cánh đồng mẫu sản xuất lúa rộng hơn 1.100 ha.

Đáng chú ý là 50 mô hình sản xuất trong nhà màng, nhà lưới với tổng diện tích 12 ha; phát triển nhiều nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực, đặc trưng như: gạo thơm Yên Dũng, tương Trí Yên, rau sạch Yên Dũng, khoai tây Sao thần nông... Huyện tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Bà con cũng nâng cao ý thức, giữ gìn vệ sinh môi trường nông thôn để hoàn thành các tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm, giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Phát huy tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong nhân dân

Những thành tựu về xây dựng NTM mà huyện Yên Dũng có được nhờ một phần lớn sự đoàn kết chung tay, đóng góp của người dân. Giai đoạn 2021-2023, người dân đóng góp tiền mặt và ngày công tương ứng 6,5 tỷ đồng. Cách làm của huyện Yên Dũng chính là đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng NTM. Mỗi người dân với vai trò chủ thể khi tham gia đều gắn với các mô hình cụ thể như: Xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”; “Bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp”; “Ánh sáng quang phòng, chống tội phạm”...

Chương trình xây dựng NTM được triển khai trên địa bàn huyện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thay đổi diện mạo khu vực nông thôn. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đạt 63,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,24%. Bên cạnh đó, từng bước khơi dậy được sự đồng thuận của toàn thể cộng đồng dân cư, phát huy được sức mạnh đoàn kết, tính chủ động, sáng tạo trong nhân dân.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia huyện Yên Dũng cho biết, sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM (giai đoạn 2021-2025), đến nay, toàn huyện có 16/16 xã đạt chuẩn NTM, 7/16 xã đạt chuẩn nâng cao, 27 thôn đạt kiểu mẫu.

Với kết quả này, Yên Dũng đã hoàn thành vượt mục tiêu số xã đạt chuẩn mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Việc phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân là hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến kết quả xây dựng NTM. Huyện tiếp tục thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát” để cũng cố, duy trì cũng như nâng chất những kết quả đã đạt được của Chương trình xây dựng NTM.

________

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Chuyên đề

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần có lộ trình phù hợp
Xã hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá: Cần có lộ trình phù hợp

Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính đề xuất hướng đến việc hạn chế sản xuất và điều tiết tiêu dùng nhằm đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá của Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm thuốc lá” vừa diễn ra tại Hà Nội, các ý kiến cho rằng, cần có lộ trình tăng thuế thuốc lá phù hợp để tránh hệ lụy về kinh tế - xã hội, và ảnh hưởng đến mục tiêu giảm tiêu dùng thuốc lá của Chính phủ.

Thiết kế lộ trình tăng thuế phù hợp để hài hòa lợi ích
Kinh tế

Thiết kế lộ trình tăng thuế phù hợp để hài hòa lợi ích

Tại Tọa đàm “Chính sách thuế với đồ uống có cồn” do Thời báo Tài chính tổ chức chiều 30.7, các diễn giả ủng hộ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia, song cho rằng cần thiết kế lộ trình tăng thuế phù hợp để hài hòa các lợi ích: sức khỏe cộng đồng, "sức khỏe" doanh nghiệp và điều tiết thu ngân sách nhà nước.

Cảnh báo giả mạo website của Tổng cục Thuế
Xã hội

Cảnh báo giả mạo website của Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế vừa phát đi cảnh báo việc phát hiện một website có tên miền https://tracuutthvt.com/ đã lấy giao diện và đính biểu tượng logo của ngành Thuế. Tổng cục Thuế cho biết website này không nằm trong hệ thống website của Tổng cục Thuế. 

Việc thực hiện “lời hứa” với cử tri còn chậm
Hội đồng nhân dân

Việc thực hiện “lời hứa” với cử tri còn chậm

Qua giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước thuộc thành phố, HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, việc thực hiện các cam kết, “lời hứa” của UBND thành phố, các sở, ngành, địa phương còn chậm, chưa có nhiều chuyển biến, hiệu quả ngay cả đối với những nội dung đã được HĐND thành phố đưa ra tái chất vấn.

Bài 1: Liêm chính - một trong những nhân tố căn bản vun đắp lòng Dân
Quốc hội và Cử tri

Bài 1: Liêm chính - một trong những nhân tố căn bản vun đắp lòng Dân

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Toà soạn: Tiếp tục công cuộc đổi mới, kiên định xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị hiện nay, trong rất nhiều trọng sự, vấn đề liêm chính và giữ gìn liêm chính đối với đảng viên, cán bộ và bộ máy của hệ thống chính trị, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, là một trong những công việc cấp bách và mang tầm chiến lược của Đảng và dân tộc ta. 

Cụ Nguyễn Công Phương - nhà cách mạng kiên định
Quốc hội và Cử tri

Cụ Nguyễn Công Phương - nhà cách mạng kiên định

Nguyễn Túc- Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nguyễn Công Phương là một nhà yêu nước và cách mạng kiên định. Cụ từng là Hội viên của Duy Tân Hội, rồi Phục Quốc Hội; là lớp đảng viên đầu tiên khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời; là cán bộ Việt Minh, rồi Ủy viên Ủy ban Liên Việt toàn quốc và Ủy viên Thư ký Ban Chấp hành Trung ương MTTQ Việt Nam. Đối với cán bộ Dân vận - Mặt trận Trung ương đã từng được làm việc với Cụ thường coi Cụ là “mẫu người điển hình về công tác quần chúng để học tập và noi theo".

Tăng cường thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Chuyên đề

Tăng cường thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 1.7, trong khuôn khổ cuộc hội đàm của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo tại Seoul, Hàn Quốc, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam (MOST) và Bộ Doanh nghiệp nhỏ và vừa và khởi nghiệp Hàn Quốc (MSS) ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển và trao đổi hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Hà Nội công bố vận hành các nền tảng, ứng dụng của Đề án 06
Xã hội

Hà Nội công bố vận hành các nền tảng, ứng dụng của Đề án 06

Sáng 28.6, UBND TP. Hà Nội tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP. Hà Nội. Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Rà soát, hoàn thiện các quy định để bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện
Thời sự Quốc hội

Rà soát, hoàn thiện các quy định để bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện

Thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) chiều 17.6, các đại biểu Quốc hội Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Lào Cai, Kiên Giang và Vĩnh Phúc) cơ bản tán thành với sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật hiện hành. Tuy nhiên, đề nghị, rà soát, hoàn thiện các quy định tại dự thảo Luật để bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện.

Hà Nội: Thu thuế thương mại điện tử đạt gần 10 nghìn tỷ đồng từ đầu năm 2024
Kinh tế

Hà Nội: Thu thuế thương mại điện tử đạt gần 10 nghìn tỷ đồng từ đầu năm 2024

Trên cơ sở dữ liệu từ 3 sàn lớn nhất là Shopee, Tiki, Lazada, Cục Thuế Hà Nội đã tổng hợp, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu về định danh các chủ thể kinh doanh thương mại điện tử, doanh thu kê khai, số thuế đã nộp, tài khoản ngân hàng... Kết quả tổng số thuế đã thu được năm 2024: Từ 418 sàn thương mại điện tử đạt 2.547 tỷ đồng; từ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử đạt 7.362 tỷ đồng. 

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ khắc phục những bất cập trong triển khai cơ chế, chính sách
Thời sự Quốc hội

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ khắc phục những bất cập trong triển khai cơ chế, chính sách

Phát biểu tại phiên thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phi Thường bày tỏ sự nhất trí cao khi nội dung dự thảo luật lần này đã được nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, làm rõ khá đầy đủ các ý kiến thảo luận, tham gia tại Kỳ họp thứ Sáu.