Thái Nguyên:

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025

6 tháng đầu năm 2024, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác chuyển đổi số (Đề án 06)  theo chương trình, kế hoạch đề ra.

Triển khai thực hiện đồng bộ 77 nhiệm vụ

Ngày 31.12.2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU về Chương trình chuyển đổi số (CĐS) giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Với việc ban hành Nghị quyết này, Thái Nguyên là tỉnh đầu tiên ban hành Nghị quyết về CĐS; ngày CĐS của tỉnh. Thống kê cho thấy, Thái Nguyên là một trong những địa phương tiên phong về chuyển đổi số và thành tựu thu được hiện đang đứng tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền số - kinh tế số - xã hội số.

Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 01-NQ/TU, theo báo cáo xếp hạng đánh giá mức độ CĐS năm 2022 do Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tỉnh Thái Nguyên xếp thứ 8/63 tỉnh, thành phố về Chỉ số CĐS (DTI). Cụ thể, Thái Nguyên xếp vị trí thứ 7 về Chính quyền số, thứ 15 về Kinh tế số và thứ 9 về Xã hội số. Năm 2023, Thái Nguyên là tỉnh liên tiếp hai năm liền đứng vị trí thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số DTI.

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: ITN
Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên. Nguồn: ITN

Đồng thời, là một trong 10 địa phương dẫn đầu về hạ tầng số (hiện có 6 doanh nghiệp viễn thông với 1.800 điểm thu phát sóng điện thoại di động; tổng số thuê bao điện thoại di động là 1.758.000 thuê bao, đạt tỷ lệ xấp xỉ 134 thuê bao/100 dân. Mạng truyền số liệu dùng chung của cơ quan Đảng, Nhà nước được kết nối 4 cấp hành chính, thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong toàn tỉnh). Về chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2023 do UNDP công bố ngày 2.4.2024, Thái Nguyên đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố.

6 tháng đầu năm 2024, UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 06 năm 2024 với tổng số 77 nhiệm vụ bảo đảm đúng tiến độ, yêu cầu đề ra; tỉnh Thái Nguyên đã đẩy mạnh tuyên truyền chuyển đổi số bằng nhiều hình thức thông qua hệ thống thông tin cơ sở, các trang thông tin điện tử, mạng xã hội, các cuộc họp, hội nghị,…

Tích hợp 25/25 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng dịch vụ công quốc gia

Nhằm đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Thái Nguyên đang tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương trong tỉnh tích cực triển khai Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án 06 về “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Trong đó, xây dựng, triển khai Chiến lược dữ liệu tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh kết nối với hệ thống của Trung ương phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đẩy mạnh triển khai các nền tảng xã hội số...

Theo báo cáo mới nhất của UBND tỉnh, trong phát triển nhân lực số, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh phối hợp với Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức khóa tập huấn Blockchain trong quản lý cho 250 cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và khóa học nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho gần 3.000 cán bộ quản lý, đội ngũ y bác sĩ và nhân viên ngành y tế tỉnh Thái Nguyên. Sở cũng phối hợp với Công ty Cổ phần BKAV tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng và xử lý sự cố an ninh mạng cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho 2.255 Tổ công nghệ số cộng đồng...
Đối với việc phát triển chính quyền số, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai hệ thống quản lý văn bản đi, đến và điều hành đã triển khai tại 48 sở, ban, ngành, 8 đơn vị cấp huyện (trừ thành phố Thái Nguyên sử dụng hệ thống riêng) và 100% xã, phường trực thuộc với hơn 12.000 tài khoản người dùng. 100% các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện cùng 177 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh duy trì, vận hành ổn định Cổng/trang thông tin điện tử. Hơn 88.000 đảng viên thuộc Đảng bộ tỉnh đã cài đặt, đăng ký thành công ứng dụng "Sổ tay điện tử đảng viên", đạt gần 90% số đảng viên.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính tiếp tục được phát triển, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn, kết nối thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh. Việc triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực, hoàn thành tích hợp 25/25 dịch vụ công thiết yếu trên Cổng dịch vụ công quốc gia, kết nối liên thông đến Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Thái Nguyên, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chia sẻ, khai thác dữ liệu, phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công của tỉnh.
Đến nay, toàn tỉnh đã thu nhận hơn 822.000 tài khoản định danh điện tử mức 2 và đã kích hoạt trên 780.000 tài khoản, đạt tỷ lệ kích hoạt 96%. Đến cuối tháng 5.2024, Công an tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành cấp 100% căn cước công dân gắn chip cho những người đủ điều kiện trên địa bàn, sớm hơn 2 tháng so với chỉ đạo của Bộ Công an...
Với lĩnh vực kinh tế số, ước tính tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 đạt khoảng 389.000 tỷ đồng (hơn 15,2 tỷ USD); trong đó, doanh thu ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học ước đạt 370,3 nghìn tỷ đồng; doanh thu ngành sản xuất thiết bị điện ước đạt 18,85 nghìn tỷ đồng.

Cục thuế Thái Nguyên đã hoàn thành triển khai, đôn đốc việc lắp đặt thiết bị để phát hành hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu với 100% doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong tỉnh và tiếp tục mở rộng rà soát các cơ sở kinh doanh thuộc các lĩnh vực đặc thù khác.
Trong phát triển xã hội số, hiện 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong tỉnh đã thực hiện tiếp nhận thông tin khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp điện tử; 177/177 trạm y tế sử dụng phần mềm quản lý 18 chương trình y tế. Toàn tỉnh đã triển khai 107 chợ thanh toán không dùng tiền mặt. Tỉnh cũng duy trì Cổng thông tin du lịch thông minh tỉnh Thái Nguyên hoạt động trên các thiết bị di động, đã được tích hợp trên ứng dụng C-ThaiNguyen và kết nối với gần 40 Cổng thông tin du lịch các tỉnh, thành phố...

Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường
Xã hội

Xử lý chất thải rắn hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường

Nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, việc tìm các giải pháp, mô hình để cải thiện chính sách và gia tăng hiệu quả thực thi quản lý chất thải rắn là vô cùng cần thiết. Điều này đòi hỏi phải xác định tiêu chí, phương pháp đánh giá phù hợp, lựa chọn được công nghệ phù hợp để bảo đảm việc xử lý chất thải rắn được thực hiện một cách hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường.

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3
Đời sống

Ngành bảo hiểm rốt ráo giảm thiểu thiệt hại cơn bão số 3

Ngay sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua, để giúp người dân vùng ảnh hưởng mau chóng phục hồi, ổn định cuộc sống, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả cơn bão. Trong đó, Nghị quyết nêu rõ các công ty bảo hiểm khẩn trương rà soát, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho các khách hàng bị ảnh hưởng. Trước mắt, thực hiện ngay việc tạm ứng bồi thường cho khách hàng theo quy định để phần nào chia sẻ mất mát và giảm thiểu thiệt hại cho người dân…

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm
Đời sống

Lựa chọn nội dung tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm

Thời gian qua, các cơ quan thành viên Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh Long An đã tích cực, chủ động triển khai hoạt động PBGDPL theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý và nhu cầu tại địa phương; công tác PBGDPL được triển khai bài bản, có nhiều khởi sắc với sự tham gia, vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Đó là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc với UBND tỉnh Long An của Đoàn kiểm tra Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương mới đây.

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Đời sống

Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào

Chiều ngày 17.9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình "Mùa gắn kết - Ngân hàng Việt, vì người Việt" ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng
Xã hội

Thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng

Hiện nay, cả nước đang thiếu các cơ sở xử lý rác thải, nếu có cũng chỉ theo hình thức chôn lấp. Chúng ta thiếu cơ sở xử lý, tái chế phế thải xây dựng, thiếu cả về quy hoạch đầu tư xây dựng, cả về tiêu chuẩn để tái chế phế thải xây dựng.