Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII

Sáng 3.7, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. 

Lễ phát động được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối tới và 454 điểm cầu trực tuyến tại các tổ chức Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện trong cả nước. 

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII -0
Nghi thức bấm nút phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII

Phát biểu tại buổi Lễ, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt NamNguyễn Minh Triết cho biết, sau 2 tuần triển khai Cuộc thi trên ứng dụng Thanh niên Việt Nam, đến nay đã có 171.918 thí sinh tham gia thi, với 202.682 lượt thi thành công. Bước đầu, Cuộc thi đã có sự lan tỏa và sự hưởng ứng của các bạn đoàn viên, thanh niên, điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của các cấp bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên trong cả nước.

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII -0
Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt NamNguyễn Minh Triết phát biểu tại buổi lễ

“Thời gian tới, để Cuộc thi thực sự lan tỏa, thu hút đông đảo hơn nữa đoàn viên, thanh niên tham gia, Trung ương Đoàn đề nghị Ban Thường vụ các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức để đông đảo đoàn viên, thanh niên trong và ngoài nước tham gia cuộc thi; có hình thức khen thưởng, động viên các thí sinh, đơn vị tích cực triển khai và tham gia cuộc thi có thành tích tốt...”, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết chia sẻ.

Theo ghi nhận của Ban Tổ chức, ngay thời điểm tổ chức Lễ phát động, có khoảng 12.359 thí sinh tham gia dự thi. Cuộc thi là một trong những phương thức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 - 2027; góp phần đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống, đặc biệt là trong đoàn viên, thanh niên cả nước và thanh niên Việt Nam ở nước ngoài, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao và quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; cụ thể hóa Nghị quyết bằng những công trình, phần việc cụ thể; khẳng định vai trò tiên phong, xung kích của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, vì cuộc sống cộng đồng; chủ động, sáng tạo để có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Các Đoàn viên, Hội viên, thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 35 tuổi trong và ngoài nước đều có thể tham gia, với các nội dung thi trọng tâm: Các Văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII.

Phát động Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII -0
Các đoàn viên, thanh niên dự buổi lễ đăng ký tham gia cuộc thi

Cuộc thi sẽ được tổ chức thành các vòng: Vòng thi Tuần (hình thức trực tuyến trên ứng dụng di động Thanh niên Việt Nam)được diễn ra trong 4 tuần từ ngày 19.6 đến ngày 15.7.2023. Thí sinh tham gia thi bằng cách tải ứng dụng di động Thanh niên Việt Nam về điện thoại thông minh và đăng ký tài khoản dự thi. Tại trang chủ, thí sinh nhấn vào thanh công cụ “Học tập”, lựa chọn mục “Thi trực tuyến”; chọn cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, sau đó nhấn nút “vào thi” để bắt đầu thi.

Vòng thi Đội tuyểndiễn ra từ ngày 21.7 đến ngày 24.7.2023. Kết thúc Vòng thi Tuần, các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc thành lập đội tuyển thi của đơn vị mình gồm 3 thành viên chính thức. Thành viên tham gia đội tuyển được lựa chọn từ những thí sinh tham gia Vòng thi Tuần có số điểm tối thiểu của 1 lần thi đạt từ 70 điểm trở. 67 đội tuyển của 67 tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc bốc thăm chia thành 16 lượt thi, mỗi lượt thi đấu có từ 4 - 5 đội thi đấu với nhau để chọn đội tuyển xuất sắc nhất (trong đó, có 13 lượt thi sẽ có 4 đội/lượt; 3 lượt thi có 5 đội/lượt).

Vòng thi Bán kếttổ chức ngày 5.8 - 6.8.2023. Có 16 đội tham gia vòng thi bán kết. Tổ chức 4 lượt thi, mỗi lượt thi gồm 4 đội tuyển để lựa chọn ra 4 đội xuất sắc nhất và 1 đội nhì có số điểm cao nhất của các lượt thi trong Vòng thi Bán kết vào Vòng Chung kết toàn quốc.

Vòng thi Chung kếttổ chức ngày 19.8.2023. Theo đó, 5 đội xuất sắc nhất Vòng thi Bán kết sẽ tham gia Vòng thi Chung kết toàn quốc, tại Hà Nội, trong thời gian 1 ngày. Tại Vòng Chung kết, sau 5 phần thi, Ban Tổ chức tổng hợp điểm của các phần thi để xếp hạng, trao giải. Trường hợp 2 đội có tổng điểm số bằng nhau sẽ phân định đội chiến thắng bằng 1 câu hỏi phụ theo hình thức bấm chuông giành quyền trả lời. Đội trả lời đúng là đội thắng cuộc.

Đặc biệt, thí sinh có tổng số điểm cao nhất trong 4 tuần thi được tham gia Hành trình “Tuổi trẻ vì biển, đảo quê hương” thăm Quần đảo Trường Sa năm 2024.

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.