Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

ITS có tính nền tảng và là một trong các trụ cột chính của thành phố thông minh

Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, trong nhiều năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ cũng như những nỗ lực vượt bậc của nhân dân, các cấp chính quyền thành phố, Hà Nội bước đầu đã xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vận tải theo quy hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2 trong công tác quản lý, điều hành giao thông.

Tuy nhiên, công tác đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống giao thông vận tải hiện chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của người dân. Tình trạng ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường… là những thách thức lớn với các cơ quan quản lý giao thông thành phố. Qua kinh nghiệm thực tiễn triển khai trên thế giới cho thấy, việc hình thành phát triển hệ thống giao thông thông minh (ITS) giữ vai trò quan trọng, có tính nền tảng và là một trong các trụ cột chính của thành phố thông minh (không thể có được thành phố thông minh nếu không phát triển được hệ thống giao thông thông minh).

Việc triển khai đề án sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của thành phố theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030 Hà Nội sẽ cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông. "Do vậy, việc ban hành Nghị quyết thông qua Đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội" là hết sức cần thiết", Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội nhấn mạnh.

Mục tiêu định hướng phương án hình thành hệ thống giao thông thông minh cho TP. Hà Nội theo từng giai đoạn cụ thể, trong đó có việc hình thành Trung tâm Quản lý điều hành giao thông chung của thành phố vào năm 2025; xác định được khung kiến trúc chung cho hệ thống giao thông thông minh và các chức năng chính cơ bản của hệ thống giao thông thông minh; định hướng các cơ chế chính sách trong quản lý, đầu tư, khai thác, vận hành hệ thống; phân công trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện.

Nguyên tắc xây dựng đề án bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khoa học và thực tế; bảo đảm tính khả thi khi triển khai thực hiện; các ứng dụng của hệ thống giao thông thông minh thành phố phải có tính mở, cho phép người sử dụng có khả năng lựa chọn, ra quyết định, đồng thời đảm bảo sẵn sàng chia sẻ, phát triển.

Tuân thủ kiến trúc chính phủ điện tử, các nền tảng số quốc gia, Kiến trúc tham chiếu cho hệ thống ITS trong nước TCVN 12836-1:2020 của Bộ Khoa học và Công nghệ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ giao thông Vận tải, Khung kiến trúc của Thành phố thông minh.

Việc phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin theo đề án phải đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của ngành, của các cá nhân, tổ chức, không để lộ lọt thông tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.

trung-tam-giao-thong-thong-minh-le-khanh6-9104.jpg
Hệ thống giao thông thông minh ITS của TP. Hà Nội. Ảnh: A.V

Huy động được đa dạng nguồn lực trong đầu tư hạ tầng giao thông thông minh; gắn kết hệ thống hạ tầng hiện hữu và hạ tầng đầu tư trong tương lai; đi trước đón đầu ứng dụng các công nghệ khoa học mới, hiện đại; thuận tiện trong quản lý, khai thác, vận hành.

Nghị quyết cũng thông qua khung kiến trúc chung của hệ thống giao thông thông minh với một số nội dung như: thu thập thông tin các nguồn dữ liệu về hệ thống giao thông Thành phố; chia sẻ thông tin cho các cơ quan, tổ chức; xử lý, phân tích dữ liệu; bảo mật thông tin; giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông...

Triển khai theo 3 giai đoạn cụ thể

Dự kiến, đề án sẽ triển khai qua 3 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 (2025 - 2027), sẽ hình thành và đưa vào khai thác vận hành Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố. Trung tâm có bộ phận quản lý điều hành giao thông thông minh với giai đoạn đầu khai thác 9/12 chức năng.

Về kinh phí, trong giai đoạn 1 thành phố đề xuất 2 phương án. Phương án 1 sẽ thuê toàn bộ dịch vụ với chi phí 392,9 tỷ đồng/3 năm. Phương án 2 là đầu tư hạ tầng phần cứng kết hợp thuê toàn bộ hệ thống các phần mềm và dịch vụ vận hành, bảo trì hệ thống, với kinh phí dự kiến 402,8 tỷ đồng/3 năm.

Trong giai đoạn 2 (2028-2030), sẽ mở rộng phạm vi, vùng hoạt động đối với 9 chức năng đã hình thành trong giai đoạn 1. Đồng thời, TP. Hà Nội hoàn thiện, đưa vào khai thác vận hành đủ 12/12 chức năng theo yêu cầu của hệ thống giao thông thông minh. Tích hợp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý, điều hành giao thông thành phố tại trung tâm.

Giai đoạn 2 cũng sẽ có 2 phương án kinh phí. Trong đó, phương án 1 sẽ đầu tư hạ tầng phần cứng (đầu tư toàn bộ cơ sở hạ tầng và hệ thống thiết bị ngoại vị) kết hợp thuê toàn bộ hệ thống các phần mềm và dịch vụ vận hành, bảo trì hệ thống với kinh phí 1.195,5 tỷ đồng/3 năm. Phương án 2 là thuê toàn bộ (hạ tầng, phần cứng, phần mềm, vận hành, duy tu duy trì…) với kinh phí 1.198,3 tỷ đồng/3năm.

Giai đoạn 3 (từ sau 2030), sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống giao thông thông minh thành phố; kết hợp đồng bộ cùng sự phát triển của hạ tầng giao thông, tạo nên di chuyển thông minh trong thành phố, đưa Hà Nội trở thành thành phố có hệ thống quản lý, điều hành giao thông tiên tiến ngang tầm khu vực.

Đề án nêu rõ, khung kiến trúc chung của hệ thống giao thông thông minh gồm khung kiến trúc vật lý và khung kiến trúc thông tin. Trong đó, khung kiến trúc vật lý có 4 thành phần chính, bao gồm: Người dùng ITS (người dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý), phương tiện giao thông tích hợp thiết bị thông minh, cơ sở hạ tầng giao thông thông minh và Trung tâm điều hành, giám sát giao thông thành phố.

Hệ thống ITS sẽ có 12 chức năng, gồm: Giám sát giao thông, cung cấp thông tin giao thông, điều khiển giao thông, hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự giao thông, quản lý giao thông công chính, quản lý đỗ xe, quản lý sự cố, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông…

Về kinh phí, phương án 1 sẽ đầu tư hạ tầng phần cứng kết hợp thuê toàn bộ hệ thống các phần mềm và dịch vụ vận hành, bảo trì hệ thống với tổng kinh phí là 2.464,2 tỷ đồng/3 năm. Phương án 2 là thuê toàn bộ (hạ tầng, phần cứng, phần mềm, vận hành, duy tu duy trì...): 2.480,3 tỷ đồng/3 năm.

Để triển khai hệ thống giao thông thông minh giai đoạn 1 tại 55 nút trên các tuyến vành đai 1, 2, 3 và các trục xuyên tâm tương ứng ở TP Hà Nội, cần 600 camera giám sát tốc độ, đo đếm lưu lượng.

Xã hội

Giao thông kết nối - đòn bẩy phát triển bền vững
Giao thông

Giao thông kết nối - đòn bẩy phát triển bền vững

Bùi Tiến Chính - Giám đốc Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên

Những năm gần đây, hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Thái Nguyên từng bước được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành lao động - thương binh và xã hội An Giang chú trọng công tác chăm sóc người có công
Đời sống

Ngành lao động - thương binh và xã hội An Giang chú trọng công tác chăm sóc người có công

Trong năm 2024, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội An Giang làm tốt chức năng tham mưu quản lý nhà nước và vai trò thường trực Tổ tư vấn an sinh xã hội của tỉnh. Thường xuyên bám sát chủ trương, chỉ đạo của cấp trên để chủ động tham mưu triển khai thực hiện với tinh thần quyết tâm tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2024, đặc biệt là công tác chăm lo gia đình có công trên địa bàn tỉnh.

Công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn được tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán 2025. Ảnh: Mai Dung
Xã hội

8,6 triệu lượt người lao động được thụ hưởng chăm lo Tết 2025

Dịp Tết Nguyên đán năm 2025, các hoạt động chăm lo tết cho đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) được tổ chức tập trung tại cơ sở, ưu tiên cho đoàn viên (ĐV), người lao động (NLĐ) khó khăn thuộc đối tượng gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số… Trong đó, theo báo cáo nhanh và chưa đầy đủ của các địa phương, đơn vị, dịp Tết Nguyên đán 2025 đã có trên 8,6 triệu lượt ĐV, NLĐ được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn, với tổng kinh phí hơn 4.750,5 tỷ đồng.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai: Truyền thông là “chìa khóa”
Xã hội

Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai: Truyền thông là “chìa khóa”

Để hoàn thành mục tiêu đề ra trong khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), cũng như xác định truyền thông là “chìa khóa”, BHXH tỉnh Đồng Nai đã không ngừng đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong tình hình mới. Điều này không chỉ giúp người dân hiểu đầy đủ ý nghĩa, lợi ích của chính sách an sinh xã hội này, mà còn tạo cơ hội và điều kiện tốt nhất cho việc tham gia BHXH, BHYT.

Ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Đời sống

Ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình chú trọng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh xác định phương châm lấy người tham gia, thụ hưởng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là trung tâm phục vụ. Do đó, thời gian qua, ngành luôn chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày một thuận tiện hơn.

Đồng Tháp: “Có nhà mới ăn Tết, tôi vui không sao ngủ được”
Xã hội

Đồng Tháp: “Có nhà mới ăn Tết, tôi vui không sao ngủ được”

“Mái nhà dột nhiều chỗ, cột kèo xiêu vẹo, đêm ngủ không an tâm. Bởi thế, khi được chính quyền địa phương hỗ trợ xây nhà từ chương trình xóa nhà tạm của Chính phủ, tôi mừng rơi nước mắt. Những ngày qua, gia đình tôi dọn vào nhà mới ăn Tết, tôi mừng vui không sao ngủ được”, bà Nguyễn Thị Kim Chi (73 tuổi, Đồng Tháp) xúc động chia sẻ.

Người dân nghiêm túc chấp hành quy định pháp luật giao thông
Giao thông

Người dân nghiêm túc chấp hành quy định pháp luật giao thông

Thời gian đầu thực hiện Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, người dân còn gặp rất nhiều bỡ ngỡ. Tuy nhiên sau 3 tuần, những kết quả tích cực đã được ghi nhận khi phần lớn người dân nghiêm túc chấp hành các quy định về bảo đảm ATGT, lãnh đạo Công an thành phố Vinh cho biết.

Đường sắt Hà Nội Metro đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Xã hội

Đường sắt Hà Nội Metro đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của Nhân dân Thủ đô và du khách đón Xuân Ất Tỵ 2025 và trải nghiệm dịch vụ liên thông Xanh – Sạch – An Toàn của “Hành trình xanh cùng Hà Nội Metro”, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội vừa thông báo lịch chạy tàu Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của 2 tuyến Đường sắt đô thị số 2A Cát Linh – Hà Đông và tuyến 3.1 Nhổn – Ga Hà Nội.

Thái Bình tăng cường kiểm tra đột xuất bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết
Xã hội

Thái Bình tăng cường kiểm tra đột xuất bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết

Nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Ất Tỵ và lễ hội xuân 2025, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu tăng tần suất kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao, chợ đầu mối, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với cơ sở vi phạm.

Làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến
Xã hội

Khơi thông nguồn lực đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ cao

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ yêu cầu tập trung cải cách thể chế, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính để tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực đổi mới sáng tạo, làm chủ công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.