Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá:

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

hinh-toan-canh-2.jpg
Quang cảnh tọa đàm

Đây là ý kiến được nêu ra tại Tọa đàm "Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra" do Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức mới đây, tại Hà Nội.

Lo ngại gia tăng thuốc lá lậu

Đề cập đến vấn đề thuốc lá lậu, Tiến sĩ Vũ Hoài Nam, Tổng Biên tập báo Pháp luật Việt Nam cho biết thuốc lá lậu một mặt đe dọa ngành thuốc lá hợp pháp, một mặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, gây ảnh hưởng lớn đến trật tự kinh tế và an ninh xã hội. Theo ông Nam, công tác phòng chống thuốc lá lậu sẽ nhiều thách thức hơn khi một làn sóng buôn lậu mới có thể được dự đoán khi thuế tăng đột ngột. “Việc tăng thuế nhằm đảm bảo thực hiện một loạt các mục tiêu của Chính phủ, bao gồm giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở Việt Nam, góp phần tăng thu ngân sách một cách bền vững và cân đối giảm thiểu các tác động tiêu cực về mặt xã hội. Tuy nhiên, khi tăng thuế, cần nghiên cứu mức tăng và lộ trình tăng hợp lý vì khi thuế đối với sản phẩm thuốc lá hợp pháp tăng cao và đột ngột, giá bán của sản phẩm thuốc lá hợp pháp cũng tăng cao, người tiêu dùng sẽ tìm đến thuốc lá lậu để thay thế, khiến cho hoạt động phòng, chống thuốc lá lậu vốn đã phức tạp sẽ gặp thêm nhiều thử thách”.

Số liệu mới nhất của Tổng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương cho thấy dù các cơ quan Nhà nước đã có nhiều nỗ lực, tình hình buôn lậu thuốc lá vẫn diễn biến phức tạp. Trong 10 tháng đầu năm 2024, có 1.067 vụ vi phạm liên quan đến thuốc lá nhập lậu, 800 vụ bị xử lý, trong đó có 3 vụ chuyển hồ sơ cho Cơ quan cảnh sát điều tra. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính là hơn 3,1 tỉ đồng và trị giá hàng hóa vi phạm là hơn 5,6 tỉ đồng. Số lượng bao thuốc và tương đương bị xử lý bao gồm 23.931 bao thuốc lá và 4.000 sản phẩm các loại như thiết bị, tinh dầu thuốc lá điện tử.

hinh-9-thuong-ta-le-thien-thanh-bo-tu-lenh-bo-doi-bien-phong.jpg
Thượng tá Lê Thiện Thành phát biểu

Nhận định về vấn đề buôn lậu, Thượng tá Lê Thiện Thành, Phó trưởng Phòng Hướng dẫn Điều tra, Cục Phòng, chống Ma túy và Tội phạm, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, cho hay trong năm 2024, hoạt động buôn lậu, nhập lậu thuốc lá điếu ngoại, nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ vào nước ta đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp, gây thất thu ngân sách nhà nước.

Phân tích về mối tương quan thuế và thuốc lá lậu, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam phân tích, do thuế TTĐB nằm trong giá bán nên việc tăng thuế TTĐB sẽ tăng tỷ lệ thuế cơ cấu trong giá bán lẻ thuốc lá. Giá bán cao để giảm thiểu người hút thuốc lá, đặc biệt là hạn chế thế hệ trẻ tiếp cận với thuốc lá, hướng đến đảm bảo sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các căn bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là liên quan đến hô hấp, ung thư phổi.

ba-nguyen-thi-cuc-chu-tich-vtca.jpg
Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc phát biểu

Tuy nhiên, bà Cúc cũng đặt ra vấn đề ngược lại, khi giá bán trong nước cao là cơ hội cho thuốc lá lậu - sản phẩm có thể tránh tất cả các loại thuế và quy định hàm lượng chất trong sản phẩm - nhằm bù vào phần thiếu hụt tiêu thụ trong nước có khả năng cao xảy ra do việc giảm sản lượng hợp pháp.

Dẫn mô hình phân tích tác động của việc tăng thuế của Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, bà Cúc cho hay cả 2 phương án tăng thuế TTĐB theo dự thảo Luật, tổng lượng tiêu thụ thuốc lá sẽ giảm khoảng 7% vào năm 2030. Sản lượng thuốc lá hợp pháp ở cả 2 phương án đều giảm mạnh vào năm 2030. Thuốc lá hợp pháp giảm 30% ở phương án 1 (tương đương giảm 28 tỷ điếu) và giảm 36% ở phương án 2 (khoảng 31 tỷ điếu) so với năm 2025 trước khi tăng thuế. Nhưng ngược lại, lượng thuốc lá lậu sẽ tăng mạnh ở cả 2 phương án tăng thuế. Đến năm 2030, thuốc lá lậu có thể sẽ tăng 205% ở phương án 1 (khoảng 22 tỷ điếu) và tăng 230% ở phương án 2 (tương đương 24 tỷ điếu) so với 2025.

Cần giãn lộ trình tăng thuế phù hợp

Các ý kiến tại tọa đàm cho rằng, khi cân nhắc giữa hai phương án tăng thuế của Chính phủ, phương án 1 là cách tiếp cận hợp lý hơn, giảm thiểu những tác động tiêu cực đến các chủ thể liên quan so với phương án 2. Tuy nhiên, mức tăng nên thấp hơn đề xuất hiện nay và lộ trình tăng thuế nên được giãn ra một cách phù hợp hơn, không nên tăng liên tục hằng năm, nhằm giúp ngành thuốc lá hợp pháp có đủ thời gian chuyển đổi và thích nghi, cũng như có thời gian lên kế hoạch và đầu tư vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong bối cảnh hoạt động buôn lậu, nhập lậu thuốc lá điếu ngoại, nguyên liệu thuốc lá không rõ nguồn gốc xuất xứ vào nước ta đang là vấn đề gây nhức nhối trong xã hội, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá hợp pháp, gây thất thu ngân sách nhà nước, Thượng tá Lê Thiện Thành cho rằng, cần có lộ trình, chính sách tăng thuế hợp lý, giãn phù hợp thực tiễn, trong đó chủ động thực hiện hài hòa mục tiêu của Chính phủ đặt ra về hạn chế tiêu dùng.

hinh-10-thuong-ta-le-thien-thanh-bo-tu-lenh-bo-doi-bien-phong.jpg
Thượng tá Lê Thiện Thành phát biểu

Bên cạnh đó, ông Lê Thiện Thành cho rằng: Cần sớm sửa đổi Nghị định 98/2020/NĐ-CP để ban hành chế tài xử phạt nghiêm đối với hành vi vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc lá lậu, củng cố cơ sở pháp lý trong công tác phòng chống buôn lậu, cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp hợp pháp tồn tại.

Nhìn lại năm 2016, Việt Nam tăng thuế từ 65% lên 70% và cũng trong năm này, số lượng thuốc lá lậu bị tiêu hủy tăng từ 6,8 triệu bao năm 2016 lên gần 7,5 triệu bao năm 2017. Năm 2019, khi tăng thuế từ 70% lên 75%, số lượng thuốc lá lậu bị tiêu hủy tăng từ gần 1,4 triệu bao năm 2019 lên hơn 5,1 triệu bao năm 2020 và lên gần 6,6 triệu bao năm 2021. Từ thực tế này, ông Tráng A Dương, Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc cho rằng, việc tăng thuế không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến tăng thuốc lậu. Tuy nhiên, nếu tăng thuế theo lộ trình phù hợp sẽ giảm đi một nguy cơ quan trọng gia tăng việc buôn bán bất hợp pháp sản phẩm thuốc lá.

hinh-16-dbqh-trang-a-duong.jpg
Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc Tráng A Dương phát biểu

"Các phương án tăng thuế cho thấy mức tăng vẫn cao và lộ trình tăng liên tục hằng năm có thể gây ra thách thức lớn cho ngành thuốc lá hợp pháp trong việc thích nghi, chuyển đổi và ổn định sản xuất, có thể tác động tiêu cực đến việc làm của người lao động và vấn đề an sinh xã hội. Đồng thời, để hỗ trợ công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá hiệu quả sau khi tăng thuế, lộ trình tăng thuế nên giãn ra, tần suất tăng thuế nên là 2 tới 3 năm/lần để các cơ quan quản lý thị trường có thêm thời gian lên kế hoạch và chuẩn bị lực lượng nhằm ứng phó với làn sóng buôn lậu, ông Dương nhận định.

Thực tế cho thấy, thuế suất tăng qua điểm giới hạn thì có thể tác dụng ngược tới thu ngân sách. Khi đó có thể dẫn đến giảm lượng tiêu thụ và sản xuất, từ đó có khả năng giảm số thu ngân sách. Đồng thời, cần lưu ý đến khả năng thất thu thuế do buôn lậu gia tăng nếu thuế quá cao. Phân tích điều này, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đồng tình với việc nên điều chỉnh ưu tiên sử dụng thuế tuyệt đối (thuế cố định trên mỗi sản phẩm), giúp ổn định nguồn thu và tránh khuyến khích tiêu dùng thuốc lá giá rẻ, chất lượng thấp.

hinh-11-dbqh-hoang-van-cuong.jpg
GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường phát biểu

"Cần phải hài hòa giữa các mục tiêu sức khỏe cộng đồng, nguồn thu ngân sách và tác động lên hành vi tiêu dùng, đồng thời phải có chiến lược kiểm soát buôn lậu hiệu quả", GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Khi công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, chính sách thuế đối với thuốc lá hợp pháp cần được điều chỉnh hợp lý để làm giảm động lực của những người buôn lậu, từ đó đảm bảo nguồn thu NSNN bền vững. Song song với tăng thuế hợp lý, cần tăng cường công tác chống buôn lậu hiệu quả và kết hợp nhiều biện pháp khác, như: giúp đỡ để bỏ thuốc lá, tăng cường cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc của Chính phủ.

Theo chương trình, sáng 22.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ, sáng 27.11, Quốc hội Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tại dự thảo luật, Chính phủ đề xuất 2 phương án: giữ nguyên tỷ lệ thuế suất hiện hành 75%, và cộng 2.000 đồng/bao cho phương án 1, và 5.000 đồng/bao cho phương án 2, sau đó tiếp tục tăng hàng năm, hướng đến mục tiêu tăng thuế tuyệt đối tới 10.000 đồng/bao vào năm 2030.

Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng
Xã hội

Vun trồng "mầm xanh" - gieo những hy vọng

Với những đóng góp không ngừng nghỉ, Agribank đã trở thành biểu tượng cho sự đồng hành giữa tài chính và cộng đồng. Hơn 4 vạn cán bộ, nhân viên Agribank đang ngày ngày gieo những "hạt mầm xanh" cho ngành giáo dục - những hạt giống sẽ lớn lên, trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững của đất nước.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.