Xem-Nghe-Đọc

"Nữ hoàng chân đất"

Họ xuất hiện ở Quán Văn. Và lịch sử âm nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn thay đổi. Âm nhạc Trịnh Công Sơn, từ bệ phóng là Quán Văn, được hỏa tiễn Khánh Ly phóng lên cao vút trên vòm trời âm nhạc. Từ đó, họ không thể tách rời nhau. Ta không thể nói về người này mà không nhắc đến người còn lại.

Nguồn: ITN
Nguồn: ITN

Trong "Đông Chu Liệt Quốc" có chuyện về hai dũng sĩ Khánh Kỵ và Yêu Ly. Vua Ngô muốn dùng Yêu Ly làm gián điệp để thừa cơ ám sát Khánh Kỵ, dũng sĩ thiên hạ đệ nhất lúc bấy giờ. Để chiếm được lòng tin của Khánh Kỵ, vua Ngô ép Yêu Ly vào khổ nhục kế. Ông khép cho chàng một trọng tội, phạt chặt tay phải và giết chết cả vợ con. Sau đó tìm mọi cách toan tin đến Khánh Kỵ. Thế nên khi Yêu Ly đến xin đầu quân để tìm cách báo thù vua Ngô, Khánh Kỵ nhận ngay.

Yêu Ly nếm mật nằm gai nhiều năm trời bên cạnh Khánh Kỵ để hoàn toàn chiếm được lòng tin. Một hôm, thời cơ tới khi hai người đi thuyền. Khánh Kỵ đứng đầu mũi thuyền, Yêu Ly dùng cánh tay duy nhất của mình đâm ngọn giáo vào bụng Khánh Kỵ. Khánh Kỵ xách ngược Yêu Ly lên, dìm xuống nước ba lần rồi ẵm lên để trên gối. Ông cười ha hả vì không ngờ trên đời này còn có một kẻ anh hùng dám cả gan đâm mình. Rồi ông ra lệnh cho tướng sĩ phải tha cho Yêu Ly về với Vua Ngô để tỏ lòng trung, “vì trong một ngày thiên hạ không thể chết hai dũng sĩ”. Nói xong Khánh Kỵ tắt thở.

Sau khi Khánh Kỵ chết, Yêu Ly tự tử, vì nhận ra mình vừa mất đi một người tri kỷ. Để đạt được mục đích, chàng đã hy sinh vợ, con và một cánh tay, rốt cục khi ý nguyện đạt thành thì chỉ cảm thấy trống trải.

Khoảnh khắc người ca sĩ phòng trà Lệ Mai quyết định chuyển nghệ danh sang thành Khánh Ly đã xuất hiện trong trailer bộ phim "Em và Trịnh" (vừa ra rạp). Khi ấy, cô vừa nhận được lời mời biểu diễn trên đài phát thanh. Người bên đài hỏi hai người muốn xuất hiện với tên gì, Khánh Ly đã nói: “Trịnh Công Sơn và Khánh Ly”. Khánh Ly chính là tên ghép từ Khánh Kỵ và Yêu Ly.

Vì sao Khánh Ly thích câu chuyện này trong "Đông Chu Liệt Quốc", cô chưa bao giờ giải thích. Nhưng cô đã ít nhất bốn lần, sau khi ra hải ngoại, viết báo nói về việc cô yêu “mối tình” này như thế nào. Một mối quan hệ lạ lùng, không thể định nghĩa. Một tên sát thủ rốt cục lại sinh lòng yêu phục kẻ mà mình vừa ám sát. Một kẻ vừa bị đâm trí mạng lại quyết định tha kẻ đã vung giáo. 

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly cũng chính là một mối quan hệ không thể cắt nghĩa như vậy.

Trịnh Công Sơn có yêu Khánh Ly không cũng chính là một câu hỏi lớn của phim, câu hỏi này cũng xuất hiện trong trailer qua giọng nói đáng yêu của Michiko. Khánh Ly thường sẽ bật cười khi được hỏi câu này ngoài đời. Vì ở cô có đủ mọi thứ mà Trịnh Công Sơn… không thích: đen, thô, ăn nói rổn rảng như đàn ông. Khi gặp Trịnh Công Sơn lần đầu, Khánh Ly đã có hai đứa con, khi chưa qua hai mươi tuổi.

Nhưng Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đã trở thành một định mệnh không thể tách rời. Trịnh Công Sơn đã mời Khánh Ly đi du ca với mình và Khánh Ly đã từ chối. Một trong những lý do lớn là vì cô không tự tin. Ở Sài Gòn, cô bị các chủ phòng trà chê bai vì chất giọng không hợp với mấy bài tiền chiến. Cô không dám đối diện với tổn thương của chính mình. Rồi Trịnh Công Sơn đi mời một loạt ca sĩ tài danh khác, họ đều từ chối vì quá bận.

Rồi một ngày, họ gặp lại nhau ở một cái tường gạch đổ trên đường Lê Thánh Tôn thời nay. Họ xuất hiện ở Quán Văn. Và lịch sử âm nhạc Việt Nam đã vĩnh viễn thay đổi. Âm nhạc Trịnh Công Sơn, từ bệ phóng là Quán Văn, được hỏa tiễn Khánh Ly phóng lên cao vút trên vòm trời âm nhạc. Từ đó, họ không thể tách rời nhau. Ta không thể nói về người này mà không nhắc đến người còn lại.

Trong cái đêm định mệnh ở Quán Văn, Khánh Ly rất run. Cô chưa từng hát trước đông khán giả như thế. Cô chuẩn bị hát lại ở cái nơi mà mình bị chối bỏ, khiến mình phải lên Đà Lạt hát những bài kích động nhạc và nhảy nhót cho phù hợp với không khí vũ trường. Cô bám vào vai Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn sợ các fan nữ tưởng mình và Khánh Ly có tình ý gì, gạt tay Khánh Ly ra và nói: “Đứng hát cho nghiêm chỉnh!”. Tim đập chân run không đứng vững nổi, Khánh Ly bèn cởi giày, đứng hát chân đất. Sau đêm ấy, Khánh Ly trở thành “nữ hoàng chân đất”.

Khi ca sĩ Bùi Lan Hương lần đầu tiên đi casting vai Khánh Ly cho "Em và Trịnh", tôi quay sang nhìn đạo diễn Phan Gia Nhật Linh, lúc ấy anh biết mình đã tìm ra Khánh Ly. Từ lúc viết kịch bản cho đến khi hoàn thành kịch bản, Khánh Ly từ một vai nhỏ đã trở thành một nhân vật quan trọng gây ảnh hưởng lớn đến nhân vật chính. Làm phim thú vị ở chỗ ta không biết nhân vật sẽ dẫn mình đi về đâu. 

Như Yêu Ly không biết điều gì đang chờ đợi chàng trên đường sang với Khánh Kỵ. Khánh Ly đâu biết những khổ cực và vinh quang gì đang chờ đợi mình khi quyết định theo Trịnh Công Sơn đi khắp nơi để hát nhạc phản chiến. Nhưng cuối cùng, Khánh Kỵ/Yêu Ly hay Khánh Ly/Trịnh Công Sơn đều đã trở thành bất tử, với một mối quan hệ lạ lùng kỳ tuyệt không thể gọi tên.

Văn hóa

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn
Văn hóa - Thể thao

Ký họa sống động những ngày tiến về Sài Gòn

Chứng kiến sự gian khổ của bộ đội ta trong những ngày kháng chiến và cả niềm hân hoan của ngày thống nhất, ông Trần Mạnh Tuấn, một họa sĩ không chuyên, nguyên phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, đã thực hiện các bức ký họa bằng bút sắt sinh động ghi lại lịch sử không thể nào quên của dân tộc.

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc
Văn hóa

“Cho con là người Việt Nam” - Khi âm nhạc cất lên niềm tự hào dân tộc

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2.9.1945 - 2.9.2025), MV "Cho con là người Việt Nam" của Tùng Dương chính thức được ra mắt như một lời tri ân sâu sắc tới lịch sử hào hùng của dân tộc và gửi gắm khát vọng vươn lên của thế hệ trẻ Việt Nam.