NSND Quang Thọ - Nửa thế kỷ hát tình ca

Từ một người thợ mỏ trở thành danh ca, giọng opera hàng đầu nước ta, NSND Quang Thọ dự kiến tổ chức đêm nhạc kỷ niệm 50 năm ca hát của mình bằng live show “Hãy đến với anh” vào hôm 11.11 tới, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội.


 

Sinh ra tại vùng than Quảng Ninh, NSND Quang Thọ xuất thân là công nhân thợ điện tại Mỏ than cọc Sáu. Đầu năm 1971, ông được chọn góp mặt trong đoàn văn nghệ xung kích của vùng mỏ đi biểu diễn phục vụ cán bộ chiến sỹ đang chiến đấu ở Chiến trường miền Nam, Lào và Campuchia. Năm 1972, Quang Thọ được cử đi học tại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) rồi trở thành nghệ sỹ solist tại Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Với kinh nghiệm từ thực tiễn và năng khiếu thanh nhạc, năm 1987, ông trở thành giảng viên rồi Chủ nhiệm Khoa Thanh nhạc - Nhạc viện Hà Nội từ năm 2000 cho đến lúc nghỉ hưu.

NSND Quang Thọ đã có sự nghiệp âm nhạc trải dài nửa thế kỷ. Bằng nỗ lực và nội lực cá nhân, cùng năng khiếu và lòng say mê âm nhạc, ông là một trong số hiếm thuộc lớp ca sĩ đầu đàn trưởng thành từ phong trào ca hát quần chúng. Sau nửa thế kỷ hát, nghệ sĩ Quang Thọ vẫn nhớ những ngày đầu từ “người thợ mỏ” ở mỏ than Cọc Sáu, Cẩm Phả, khi tiếng hát của ông vang lên trong hầm lò hay trên công trường. Rồi những năm bom đạn ác liệt ở chiến trường, tiếng hát Quang Thọ trở thành nguồn cổ vũ tinh thần “át tiếng bom” cho anh em chiến sỹ. Chính quá khứ hào hùng của “máu và hoa” đã chắp cánh cho tiếng hát của Quang Thọ bay cao, gặt hái nhiều thành tựu trong sự nghiệp mà bất cứ người nghệ sĩ chân chính nào cũng mơ ước, ngưỡng mộ.

Sở hữu giọng nam trung hào sảng, dày, ấm, đầy nội lực, trong suốt nửa thế kỷ hát, NSND Quang Thọ đã ghi dấu ấn đậm nét qua các ca khúc vượt thời gian như: Sông Lô (Văn Cao), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam (Chu Minh), Hà Nội niềm tin và hy vọng (Phan Nhân), Tôi là người thợ mỏ, Tình ca người thợ mỏ (Hoàng Vân)… Giọng hát dày, ấm cùng chất trữ tình thấm đẫm tinh thần lãng mạn khiến Quang Thọ chinh phục cả những ca khúc có giai điệu bay bổng như: Sơn nữ ca (Trần Hoàn), Biệt ly (Dzoãn Mẫn), Tình ca (Hoàng Việt), Lá đỏ (Hoàng Hiệp), Tâm tình người thủy thủ (Hoàng Vân)… Với bộ sưu tập giải thưởng đáng tự hào gồm vô số huy chương Vàng tại các hội diễn toàn quốc, cùng các giải thưởng quốc tế (giải Nhất tiếng hát sinh viên thế giới tại Đức, giải thưởng Liên hoan ca nhạc tại Mông Cổ...), Quang Thọ đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993 và NSND năm 2001.

Những cống hiến của ông cho âm nhạc Việt Nam không chỉ là giọng ca trường tồn cùng năm tháng mà còn là sự nghiệp “trồng người” đáng tự hào khi đào tạo ra thế hệ nghệ sĩ vàng tài năng. Trên cương vị người thầy, lòng tận tâm và sự khác biệt trong phương pháp đào tạo luôn khích lệ thế mạnh cá nhân của người học, Quang Thọ đã truyền thụ kinh nghiệm, kỹ thuật và niềm say mê  âm nhạc cho học trò. Để ngày hôm nay, âm nhạc chính thống và đương đại có một lớp “ngôi sao” trưởng thành từ sự dìu dắt của ông như Đăng Dương, Trọng Tấn, Tùng Dương, Khánh Linh, Lan Anh, Tân Nhàn…

Nửa thế kỷ hát và giảng dạy, từ người thợ mỏ đến NSND, vượt qua những gập ghềnh, Quang Thọ đã đi trên một con đường âm nhạc đẹp. Hơn cả những danh hiệu, nửa thế kỷ qua, tiếng hát của ông được coi là một trong những giọng ca hàng đầu của dòng nhạc chính thống, là cội rễ của thính phòng cổ điển Việt Nam.

Lựa chọn nhan đề trẻ trung: “Hãy đến với anh”, “giọng ca không tuổi” coi đây như là một “cỗ máy thời gian” tái hiện nửa thế kỷ âm nhạc của mình. Được cầm trịch bởi Giám đốc âm nhạc Lưu Hà An, quy tụ dàn sao tên tuổi vốn là những học trò được NSND Quang Thọ dìu dắt như: Bộ ba giọng nam cao hàng đầu hiện nay là Đăng Dương - Trọng Tấn - Tùng Dương; giọng hát họa mi Khánh Linh, Lan Anh, Tân Nhàn..., live show “Hãy đến với anh” vì thế không chỉ là cuộc đối thoại hai thế hệ vàng của thanh nhạc Việt Nam, mà còn là cuộc “gặp gỡ” thầy - trò đầy ấm cúng và xúc động trước thềm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11.

Văn hóa

 “Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại
Văn hóa

“Địa đạo” đưa phim lịch sử, chiến tranh trở lại

Theo thống kê của Box Office Vietnam, đến đầu giờ sáng ngày 8.4, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã đạt hơn 81 tỷ đồng, dẫn đầu phòng vé Việt Nam. Với sức hút như hiện tại, không khó để bộ phim đạt mốc trăm tỷ, hướng đến những thành tích cao hơn.

Ngoài tour đêm đền Hùng, Phú Thọ xây dựng các sản phẩm mới góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc
Văn hóa

Kết nối linh thiêng nguồn cội

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 không chỉ là dịp để tri ân công đức tổ tiên mà còn là cơ hội để Phú Thọ nâng tầm thương hiệu du lịch địa phương. Với sự cải tiến trong tổ chức lễ hội, đa dạng hóa trải nghiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng công nghệ số, Phú Thọ mong muốn mang đến lễ hội trang nghiêm, hấp dẫn, bảo đảm tính bền vững trong phát triển du lịch.

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm
Văn hóa - Thể thao

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Giỗ Tổ Hùng Vương vừa có giá trị văn hóa, vừa có giá trị tâm linh sâu sắc và ý nghĩa về sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đây là biểu hiện linh thiêng, tập trung nhất về lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu
Văn hóa - Thể thao

Hội tụ về nguồn, lan tỏa năm châu

Khởi nguồn từ vùng đất Tổ Phú Thọ, không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lan tỏa theo hành trình người Việt mở cõi, cùng kiều bào ta ra thế giới. Vượt thời gian, địa lý và văn hóa, tín ngưỡng ấy trở thành sợi dây kết nối tâm linh bền chặt, hội tụ những trái tim con Lạc cháu Hồng hướng về cội nguồn.

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

TS. Chu Đức Tính - Nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Chính Người từng ký Sắc lệnh cho viên chức công sở nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày Giỗ Tổ. Người cũng từng dự Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Hà Nội và nhiều lần về thăm Đền Hùng, căn dặn tu sửa, gìn giữ di tích để con cháu cả nước về thăm viếng…

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!
Văn hóa - Thể thao

Tự hào con cháu Vua Hùng, tự hào là người Việt Nam!

PGS. TS. Bùi Hoài Sơn

Hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, tinh thần thời đại các Vua Hùng luôn tỏa sáng trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới với khát vọng trở thành quốc gia hùng cường, thì giá trị từ ngày Giỗ Tổ không chỉ là sự trở về với cội nguồn, mà còn là điểm tựa tinh thần vững chắc.

Ông Phạm Trần Đang đang sửa soạn ban thờ để chuẩn bị cho lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
Văn hóa

Hào khí Văn Lang trên miền đất thép

Trong tác phẩm “Ta đi tới”, cố nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Chúng ta con một cha, nhà một nóc/Thịt với xương tim óc dính liền...”. Chắc chắn trên thế giới ít có dân tộc nào như dân tộc ta, chung quan niệm mình là cháu con một nhà, cùng thờ một tổ tiên là Hùng Vương. Cũng như mọi người dân trong cộng đồng người Việt, người dân miền đất thép Thái Nguyên luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng thờ Vua Hùng đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác.