Những phường nội ô nào của TP Cần Thơ thuộc diện sáp nhập?

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký ban hành phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025. Theo đó, có 4 phường của quận Ninh Kiều thuộc diện sắp xếp, sáp nhập thành một phường.

Những phường nội ô nào của TP Cần Thơ thuộc diện sáp nhập?
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký ban hành phương án tổng thể "Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 -2025"

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đã ký ban hành "Phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 -2025".  Theo đó, 4 phường thuộc diện sắp xếp bao gồm: phường An Phú (diện tích 0,5km2; dân số 10.851 người); phường An Nghiệp (diện tích 0,35km2; dân số 7.635 người); phường An Cư (diện tích 0,61km2; dân số 23.313 người); phường Thới Bình (diện tích 0,53km2; dân số 14.565 người).

Theo phương án sắp xếp, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 3 phường An Phú, An Nghiệp, An Cư vào phường Thới Bình. Thành lập phường Thới Bình mới trên cơ sở nguyên trạng toàn bộ diện tích và dân số của 4 phường. Phường Thới Bình sau khi sắp xếp có diện tích tự nhiên là 1,99km2; dân số 56.364 người. Trụ sở làm việc dự kiến đặt tại UBND phường Thới Bình.

Lãnh đạo TP Cần Thơ cho rằng, các phường này có vị trí địa lý liền kề với nhau, có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục, tín ngưỡng và đều thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025. Việc sáp nhập là cần thiết, góp phần tăng quy mô đơn vị hành chính (ĐVHC), tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế, nâng cao hiệu quả đầu tư kinh tế - xã hội; hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Việc sắp xếp các phường nhằm phù hợp với Quy hoạch TP Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời thực hiện theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

Những phường nội ô nào của TP Cần Thơ thuộc diện sáp nhập?
Theo phương án tổng thế sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 -2025, có 4 phường, thuộc quận Ninh Kiều phải sáp nhập thành một phường 

Theo lộ trình sắp xếp, năm 2024, sau khi có ý kiến của Bộ Nội vụ, TP Cần Thơ tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn để xây dựng đề án; thông qua HĐND thành phố, quận Ninh Kiều và các phường có liên quan; hoàn chỉnh hồ sơ đề án tổng thể, báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định để báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

UBND thành phố yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị nhân sự để tiến hành đại hội đảng bộ nhiệm kỳ 2025-2030 tại những ĐVHC mới hình thành sau khi sắp xếp. Tiến hành sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người dôi dư sau đại hội. Sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công; Thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới, thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới…

Những phường nội ô nào của TP Cần Thơ thuộc diện sáp nhập?
Việc sáp nhập các phường vừa tinh gọn bộ máy, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động

Năm 2025, kiện toàn tổ chức của HĐND, UBND nhiệm kỳ 2025-2030 tại ĐVHC mới hình thành; sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người dôi dư sau khi kiện toàn. Tiếp tục sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công; hoàn thành việc chuyển đổi các loại giấy tờ liên quan của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

Triển khai công tác lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ địa giới ĐVHC các cấp theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đối với từng ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025; phân loại ĐVHC đối với ĐVHC cấp xã hình thành sau sắp xếp. Sơ kết việc sắp xếp các ĐVHC cấp xã giai đoạn 2023-2025.

TP Cần Thơ có diện tích tự nhiên hơn 1.440km2, dân số hơn 1,45 triệu người, bao gồm: dân số thực tế thường trú hơn 1,36 triệu người; dân số tạm trú quy đổi hơn 84.500 người. Sau sắp xếp theo phương án trên, Cần Thơ có 9 ĐVHC cấp huyện (5 quận, 4 huyện); 80 đơn vị hành chính cấp xã (36 xã, 39 phường, 5 thị trấn).

Địa phương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"
Địa phương

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"

Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng (CP QL&XD) Đường bộ Khánh Hòa trượt hàng loạt gói thầu nhỏ vì các lỗi hồ sơ sơ đẳng, nhưng lại dễ dàng trúng các gói thầu hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Vậy năng lực của đơn vị này như nào khi trúng các gói thầu lớn?

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Hà Nội: Điệp khúc trúng thầu "sát giá" của Công ty Thành Đô trên địa bàn huyện Thanh Oai
Địa phương

Hà Nội: Điệp khúc trúng thầu "sát giá" của Công ty Thành Đô trên địa bàn huyện Thanh Oai

Công ty TNHH thương mại dịch vụ và xây dựng Thành Đô là nhà thầu "quen mặt" trúng nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. Theo thống kê từ dữ liệu về đấu thầu, trong nhiều năm qua doanh nghiệp này đã trúng hơn 60 gói thầu, với tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng.