Những giá trị vĩnh hằng của Tết Việt

Không chỉ là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, Tết Nguyên đán tích lũy những thành tựu văn hóa của cộng đồng, lưu truyền những giá trị tốt đẹp qua thời gian. Dù ngày nay Tết Việt đã được hiện đại hóa nhiều nhưng các giá trị vĩnh hằng vẫn được gìn giữ, nét đặc sắc của Tết dần khôi phục.

5 giá trị hằng số của Tết

Tết Nguyên đán chỉ diễn ra trong mấy ngày, nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Theo PGS.TS. Bùi Xuân Đính, nguyên Trưởng Phòng nghiên cứu tộc người Việt, Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: “Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm, được người xưa gọi là Tết cả, bởi vì nó hội tụ nhiều yếu tố văn hóa, gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của người Việt. Dù là ở thôn quê hay ở phố phường, Tết Nguyên đán vẫn mang giá trị chung, ngoài giá trị về vật chất, Tết Việt lại mang ý nghĩa sâu xa nhất về những giá trị tinh thần, giá trị xã hội”

Tóm lược lại những giá trị ấy, PGS.TS. Bùi Xuân Đính nêu các đặc trưng, thông số vĩnh hằng của Tết Việt. Thứ nhất, Tết là sự lại mới hay mới lại. Dựa trên nền của sản xuất nông nghiệp lúa nước của cha ông ta, hết chu kỳ của lao động sản xuất là đến chu kỳ nghỉ ngơi, mà cao điểm nhất là Tết nguyên đán.

Thứ hai, Tết là sự đoàn viên, đoàn tụ. Đây là dịp các gia đình được quây quần, và ai đó chưa về ăn Tết hoặc không về ăn Tết là nỗi niềm, tâm tư sâu xa, trăn trở. Gia đình nào có người thân chưa về ăn Tết cũng là điều gì đó day dứt. Nên thường mọi người cố gắng về ăn Tết, đoàn viên.

tet-1703319114.jpg
Tết có sức mạnh gắn kết, đoàn tụ, hướng con người về cội nguồn

Thứ ba, Tết là sự no đủ, thể hiện khát vọng đủ đầy. Xuất phát từ điều kiện kinh tế của ngày xưa, những gì tốt nhất, ngon nhất, thơm thảo nhất được dành cho ngày Tết.

Thứ tư, Tết là sự tri ân. Ngày Tết là dịp là những người mang ơn một người nào đó thể hiện lòng biết ơn của mình, bằng cách đi thăm hỏi, chúc Tết. Ngày xưa quà Tết cũng mộc mạc, giản dị nhưng gửi gắm tấm lòng của những người mang ơn: con cháu với ông bà bố mẹ, học trò đối với thầy…

Thứ năm, Tết là sự khoan dung, hòa giải. Ngày thường ai đó có thể mâu thuẫn bất đồng với nhau từ gia đình đến làng xóm, thì ngày Tết là dịp chúng ta hòa giải.

Đó là những giá trị hằng số của Tết. Dù có nhiều thứ biến đổi theo thời gian, điều kiện kinh tế - xã hội, nhưng những hằng số trên được bao quát trên cả thôn quê và phố phường.

Phát huy giá trị di sản hàng đầu của văn hóa Việt

Trong nhịp sống hiện đại hội nhập, với những tiếp biến, phát triển, việc giữ gìn những nét đẹp truyền thống của Tết Việt ngày càng trở nên quan trọng. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nhìn nhận, Tết như một di sản văn hóa hàng đầu của dân tộc Việt Nam, xứng đáng được thấu hiểu, bảo tồn, phát huy, phát triển và quảng bá.

Thời gian vừa qua, nhiều hoạt động được tổ chức, lan tỏa bản sắc Tết Việt qua các tọa đàm, triển lãm, chương trình trình diễn, tái hiện các nghi lễ xưa. Như lễ cúng ông Công ông Táo, giới thiệu nét đẹp Tết tại nhiều bảo tàng, di tích; tái hiện lễ dâng lịch, ban lịch đầu năm mới trong cung đình xưa tại Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội; khai ấn đầu năm tại Khu di tích cố đô Huế; chương trình Tết Việt - Tết Phố của Câu lạc bộ Đình làng Việt và Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội được tổ chức nhiều năm liên tiếp thu hút đông đảo cộng đồng tham gia…

dscf0440.jpg
Hoạt động trong chương trình Tết Việt - Tết Phố

Việc truyền lại cho thế hệ trẻ những phong tục, tập quán, giá trị của Tết Việt cũng đã được chú ý qua các hoạt động trải nghiệm về Tết tại trường học, tổ chức lớp học ẩm thực Tết, workshop làm tranh Tết, phiên chợ Tết… làm đậm thêm không khí, hương vị Tết xưa trong đời sống hiện nay.

Theo các chuyên gia, việc giữ gìn, phục hồi và lan tỏa giá trị, ý nghĩa của Tết Việt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hiện đại. Bên cạnh việc củng cố tình cảm gia đình, kết nối con người với nguồn cội, Tết giúp mạch ngầm của truyền thống được lưu truyền.

Tết còn là một yếu tố quan trọng thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Những nét đẹp văn hóa truyền thống như nghi lễ, phong tục tập quán, ẩm thực đặc trưng của ngày Tết đã và đang thu hút du khách trong và ngoài nước.

Văn hóa - Thể thao

 “Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức
Du lịch - Thể thao

“Đệ nhị thiên sơn” sẽ được đánh thức

Với độ cao 837 mét, cao thứ hai ở vùng Nam Bộ chỉ sau núi Bà Đen ở Tây Ninh, Núi Chứa Chan không chỉ sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh sâu sắc cùng những lễ hội đậm chất truyền thống. Những tiềm năng ấy rất cần được đánh thức.

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4
Văn hóa

Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.