Định chuẩn và nâng tầm phở Việt

Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê, định vị chuẩn với những giá trị cốt lõi, chúng ta hoàn toàn có cơ sở làm hồ sơ trình UNESCO ghi danh phở là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đi tìm nguồn gốc của phở

Tại Tọa đàm “Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế” sáng 19.4 trong khuôn khổ Festival Phở 2025, vấn đề nguồn gốc của phở được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra với các giả thuyết khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Vũ Thế Long, đã có một số công trình nghiên cứu cho rằng phở có nguồn gốc từ món nhục phấn của người Tàu, món ăn làm từ bún (bột gạo) và thịt bò. Đầu thế kỷ XX, người Tàu đã bán món này tại Hà Nội, tên phở “do chữ phấn mà ra”.

Một giả thuyết khác cho rằng tên “phở” được mượn từ chữ “feu” (tiếng Pháp) trong cụm từ chỉ món ăn pot-tau-fer (súp thịt bò) vốn được đưa vào Việt Nam trong giai đoạn người Pháp chiếm đóng, khoảng từ năm 1858. Tuy nhiên, nguyên liệu đến cách chế biến món ăn này không liên quan tới món phở Việt; vì thế “feu” không thể coi là “phở”.

“Tôi nghĩ, đó chỉ là các giả thuyết và chưa có tính thuyết phục, bằng việc chúng ta đã thấy phở xuất hiện tại Việt Nam với những đặc trưng của nó từ trước thế kỷ XX. Với các tên gọi khác nhau, từ phở trộn, phở nước, phở cuốn, đến phở chua, phở ngô, phở bò, phở gà… món ăn này được kết hợp bởi những nguyên liệu đơn giản nhưng tinh tế và với cung cách sáng tạo riêng của mỗi vùng miền. Chúng ta nên xem nó như một biểu tượng, khía cạnh văn hóa ẩm thực Việt Nam, một sản phẩm của người Việt”, ông Vũ Thế Long nói.

c3-9561.jpg
Nghệ nhân phở Nam Định trình diễn tại Festival Phở 2025

Ở một nghiên cứu khác, nhà sử học Dương Trung Quốc nêu quan điểm, phở không quan trọng ra đời từ đâu mà là từ nhu cầu nào. Việt Nam là quốc gia đa dạng về tự nhiên, sinh thái, xã hội với nhiều cộng đồng, sắc tộc, tín ngưỡng; có sự tiếp cận với nhiều vùng văn hóa, trong đó có ẩm thực. “Cá nhân tôi cho rằng, phở là tích hợp của 3 "bếp", vai trò của Việt Nam là tích hợp lại và biến nó thành một món ăn. Ba bếp đó gồm: bếp của các quốc gia văn minh lúa nước (gạo tẻ), bếp định vị thời điểm lịch sử là tục ăn thịt bò (từ người Pháp) và bếp Đông Nam Á (với đặc trưng quan trọng nhất là nước mắm). Gạo tẻ, thịt bò và nước mắm là những nguyên liệu chính làm nên món phở, thiếu một trong ba hạt nhân này sẽ không thể có món phở”.

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Quốc Y từng nghe nhiều khẳng định phở bắt nguồn từ tinh hoa ẩm thực Pháp, phở của người Hà Nội, của người Nam Định, song ít ai biết phở bò Sài Gòn đã có hành trình phát triển tới 300 năm. Mặc dù không có vị nước mắm nhưng phở bò Sài Gòn có đến 15 vị hương với các loại rau củ, húng quế… “Nếu là người am hiểu ẩm thực, chúng ta không thể kết luận phở ở vùng miền nào ngon nhất mà là do khẩu vị của mỗi người, mỗi vùng miền, làm sao để qua món ăn này, chúng ta đưa giá trị văn hóa của người Việt lên tầm cao hơn”.

Định vị giá trị văn hóa, quốc hồn quốc túy

Nghệ nhân Vũ Ngọc Vượng, thôn Vân Cù, xã Đồng Sơn, Nam Trực, Nam Định, cho biết, phở hoàn toàn xứng đáng để xây dựng hồ sơ trình UNESCO ghi danh, song ông trăn trở phở đang bị thương mại hóa bởi chúng ta chưa định nghĩa trong phở có những thành phần gì, nguyên liệu sản xuất từ đâu, các giá trị của phở, hiện trạng cũng như các phiên bản khác nhau của phở.

“Trên thị trường hiện có phở atiso, phở chua, phở ngô… đều của người Việt, chỉ là cách gọi khác nhau. Cần xem các định chuẩn trong phở, với bánh phở (tươi) là chủ đạo, bắt nguồn từ lúa gạo, nước dùng, thịt và gia vị. Nói vậy bởi sau này có thể còn xuất hiện nhiều tên gọi khác từ phở, nhiều cách chế biến từ phở kéo theo nhiều vấn đề khiến thế hệ sau khó phân biệt các thành phần cốt lõi trong bát phở truyền thống”, ông Vượng phân tích.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam Lã Quốc Khánh khẳng định, phở đã và đang được lan tỏa rộng rãi, giới thiệu tới Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới. “Trong hành trình hướng đến việc được UNESCO công nhận, phở cần định vị giá trị văn hóa, triết lý sống, quốc hồn quốc túy ông cha để lại”.

Theo gợi ý của ông Nguyễn Hữu Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Xúc tiến du lịch Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội, cần phát triển tour ẩm thực về phở, tổ chức các sự kiện thường niên trong nước, quốc tế về phở, để thu hút ngày càng nhiều khách du lịch biết đến món phở Việt.

Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia Đặng Văn Bài khẳng định, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, phở phải có thương hiệu quốc tế. Phở nếu được vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ nâng tầm thương hiệu quốc gia và ra quốc tế. Vì vậy, việc làm hồ sơ là rất cần thiết, song hiện tại mới chỉ có hai địa phương tích cực cho công việc này là Hà Nội và Nam Định. Ông Bài mong muốn kết nối các địa phương có phở để xây dựng hồ sơ đại diện cộng đồng di sản.

Văn hóa

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng
Văn hóa

Lưu giữ ký ức chung về chiến tranh cách mạng

Trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và đến hôm nay, đề tài chiến tranh cách mạng vẫn là mạch nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà văn. Từ những tác phẩm mang đậm hơi thở chiến trường, ghi lại những hy sinh thầm lặng và lòng quả cảm phi thường của các chiến sĩ, đến những trang viết suy tư hậu chiến, đề tài này không ngừng được khám phá và tái hiện dưới nhiều góc độ.

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.