Những câu chuyện về nhà sàn Bác Hồ

Nhà sàn Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch gắn với một phần trong cuộc đời huyền thoại về Người. Những câu chuyện và kỷ niệm được kể về Bác và ngôi nhà đơn sơ giúp công chúng hiểu thêm về tư tưởng, đạo đức, phong cách của vị cha già kính yêu của dân tộc.

Biểu tượng của sự vĩ đại mà khiêm nhường

Những câu chuyện quanh nhà sàn Bác Hồ -0
Tọa đàm “65 năm nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh nhật Bác

Tại tọa đàm “65 năm nhà sàn Bác Hồ trong Khu Phủ Chủ tịch” ngày 17.5, bác sĩ Trần Việt Tuấn, Bệnh viện 198, Bộ Công an, kể lại, cha của ông là cụ Trần Kim Giám (1927 - 2019), bí danh Hoàng Xuân Thái, nguyên Thường vụ Khu ủy Khu Tây Bắc được giao đảm trách một số nhiệm vụ ở cơ quan Trung ương từ Việt Bắc.

“Cha tôi là người rất trân trọng các kỷ vật, nhất là kỷ vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong số đó, cha tôi quý nhất những bức ảnh được chụp với Bác Hồ tại nhà sàn của Người năm 1960”, ông Tuấn chia sẻ.

Năm 1960, khu Tự trị Thái - Mèo kỷ niệm tròn 5 năm thành lập, khi đó ông Hoàng Xuân Thái là Thường vụ Khu ủy, Trưởng ban công tác Nông thôn Khu ủy Tây Bắc. Tháng 5.1960, ông được Ban Thường vụ Khu ủy do đồng chí Thiếu tướng Chu Huy Mân, Bí thư Khu ủy Tây Bắc giao nhiệm vụ tổ chức đưa, đón và tham gia với đoàn đại biểu Đảng bộ và chính quyền tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trong các hoạt động của chương trình của Lễ kỷ niệm do Khu ủy chủ trì.

Ngày 30.5.1960, Bác Hồ đã mời và tiếp đoàn, chụp ảnh lưu niệm ngay tại nhà sàn. Ông Hoàng Xuân Thái đã rất nhớ chuyến đi đầy kỷ niệm đó, song từ 1960 đến khoảng năm 2010, sau tròn nửa thế kỷ thế kỷ, ông mới được anh em làm công tác đối ngoại ở Trung Quốc tặng cho bản sao bức ảnh này, nhờ việc anh em đã nhận ra ông khi xem một cuốn sách ảnh do Trung Quốc phát hành…

“Trong ảnh, cha tôi đứng đầu tiên ở hàng hai từ trái sang. Khi nhận ảnh, cha tôi đã cười và nhớ rằng: Hôm đó, Bác Hồ rất vui. Khi nói chuyện, Người đã nhắc đến tên một số địa danh ở Vân Nam, trong đó có Hà Khẩu. Lúc cùng bước lên cầu thang thăm phòng làm việc ở tầng 2, Bác Hồ nói vui với các thành viên trong đoàn: Đi nhẹ nhé, kẻo mà nhà sàn của tôi nó sập mất. Nghe Bác nói, tất cả đều cười, rồi không ai bảo ai đều bước như có phần nhẹ chân hơn”, ông Tuấn kể.

Cũng theo ông Tuấn, hiện tại, ảnh vẫn được giữ và treo trong phòng cụ Hoàng Xuân Thái như lúc cụ còn sống. “Chúng tôi ao ước, nếu có thể được, sẽ cố gắng đi tìm tên các nhân vật trong ảnh, biết đâu ai đó vẫn còn sống, hoặc họ cũng có thể để lại hồi ức để chúng ta cùng nhau phục dựng những gì đã diễn ra trong buổi tiếp khách mà Bác Hồ đã đặc biệt dành tình cảm như người nhà với đoàn đại biểu tỉnh Vân Nam hôm đó tại nhà sàn.

Nay cha tôi đã đi xa, kỷ niệm 65 năm ngôi nhà sàn Bác Hồ kính yêu, chúng tôi càng nhớ hơn tình cảm của cha tôi với Bác Hồ, với ngôi nhà sàn, một biểu tượng cho sự vĩ đại và giản dị khiêm nhường của Người anh hùng”, ông Tuấn xúc động nói.

Bình dị và đơn sơ

Nguyên Trưởng phòng Sưu tầm, Bảo tàng Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu Hà mang đến những câu chuyện về quá trình xây dựng ngôi nhà sàn Bác Hồ mà theo bà, mỗi câu chuyện đều cho thấy đức tính giản dị của Bác.   

Bà Hà kể: “Tháng 5.1958, ngôi nhà sàn bằng gỗ 2 tầng, diện tích mỗi tầng gần 40m² kiểu nhà sàn đồng bào các dân tộc ở chiến khu xưa, được xây dựng. Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, tổng công trình sư, vừa thiết kế, vừa trực tiếp chỉ đạo thi công, lắp ráp ngôi nhà theo đúng với ý tưởng và yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Những câu chuyện quanh nhà sàn Bác Hồ -0
Nhà sàn của Bác hàng năm đón lượng khách lớn đến tham quan, trải nghiệm. Ảnh: Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đây là ngôi nhà duy nhất làm bằng gỗ với lối kiến trúc hài hòa khiêm nhường bên cỏ cây hoa lá trong vườn. Vị trí đặt nhà sàn do Bác Hồ chọn vốn là bãi đất để không, mọc đầy cỏ lau, có chỗ cao che cả đầu người. Mặt trước nhà sàn nhìn ra hồ nước rộng có bậc xây bằng gạch, cầu ao nối với đường đi nội bộ bao quanh hồ nước Bác đặt tên đường 6008, mật danh của Đoàn Tân Trào. Bác cho thả cá, khi thu hoạch có những con nặng hàng chục cân.

Sau thời gian khẩn trương thi công và lắp ráp, nhà sàn hoàn thành, Bác Hồ rất vui. Người cho liên hoan ngọt có bánh kẹo, hoa quả, chụp ảnh và Bác tặng mỗi thành viên một chiếc huy hiệu có hình Bác để kỷ niệm. Bác chuyển đến ở nhà sàn trong dịp sinh nhật lần thứ 68. Để tiết kiệm, Bác cho chuyển một số đồ dùng từ “nhà cao” vào nhà sàn”.

Bà Hà cho biết, KTS Nguyễn Văn Ninh khi thiết kế ngôi nhà đã thấu hiểu những yêu cầu của Bác. Nhà sàn dù diện tích xây dựng nhỏ song vẫn bố trí đáp ứng đầy đủ các công năng theo yêu cầu: nơi ở, nơi làm việc của vị lãnh tụ tối cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, nơi họp Bộ Chính trị khi cần, phòng khách Bác tiếp và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, nơi làm việc cá nhân yên tĩnh, độc lập, đủ ánh sáng…

“Mười một năm sống và làm việc ở nhà sàn, lúc hòa bình hay trong khói lửa chiến tranh, Bác Hồ luôn giữ nề nếp, đúng giờ, khoa học, tự tại và ngăn nắp như vậy. Trong mười một năm ấy, có duy nhất một lần, Bác Hồ phá lệ không nghỉ trưa để hoàn thành nội dung Báo cáo đọc tại Hội nghị Chính trị đặc biệt - Hội nghị Diên Hồng trong thời đại Hồ Chí Minh do Người triệu tập, chủ trì tổ chức tại Hà Nội ngày 27.3.1964 với lời kêu gọi làm lay động muôn triệu trái tim người Việt Nam ở cả hai miền Nam - Bắc: Mỗi người chúng ta phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt.

Ngày 17.7.1966, từ Nhà sàn Bác Hồ, chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã vang vọng khắp non sông. Cả nước một lòng, siết chặt tay nhau, đoàn kết tin tưởng hướng về Hà Nội, hướng về Ba Đình, nơi có Bác kính yêu sống trong ngôi nhà sàn bình dị lãnh đạo toàn dân ta thực hiện ước nguyện Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào/ Bắc- Nam xum họp, xuân nào vui hơn”, bà Hà cho hay.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.