Nhà Khang Điền (KDH): Hết năm 2022, tồn kho bất động sản hơn 12.000 tỷ, dòng tiền kinh doanh âm

Dữ liệu tài chính vừa công bố cho thấy, quý 4.2022, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán: KDH), đạt doanh thu thuần 1.234 tỷ đồng, tăng 109% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản đạt 1.218 tỷ đồng, tăng hơn 112%, còn lại là doanh thu từ cung cấp dịch vụ và từ cho thuê. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty báo lãi sau thuế quý 4 giảm 73% so với cùng kỳ, đạt 111 tỷ đồng. 

Thống kê năm 2022, doanh thu thuần và lãi sau thuế của Khang Điền lần lượt đạt 2.912 tỷ đồng và 1.081 tỷ đồng, giảm 22% và 10% so với năm 2021. 

So sánh với kế hoạch kinh doanh đề ra là doanh thu thuần 4.000 tỷ đồng, lãi sau thuế 1.400 tỷ đồng, KDH đã hoàn thành lần lượt 72,8% và 77,2% chỉ tiêu.  

Nhà Khang Điền (KDH): Hết năm 2022, tồn kho bất động sản hơn 12.000 tỷ, dòng tiền kinh doanh âm -0
Diễn biến lợi nhuận sau thuế của KDH (Đơn vị: tỷ đồng)

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện, thời điểm cuối năm 2022, dòng tiền kinh doanh của KDH đang âm 1.824 tỷ đồng, chủ yếu do công ty tăng các khoản phải thu (âm 577 tỷ đồng) và tăng hàng tồn kho (âm 4.708 tỷ đồng). Dòng tiền thuần hoạt động đầu tư cũng âm 19,6 tỷ đồng do khoản chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.

Dòng tiền từ hoạt động tài chính dương 3.230 tỷ đồng nhờ có các khoản thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu và đi vay. Qua đó, dòng tiền thuần trong kỳ của Khang Điền dương 1.387 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm hơn 470 tỷ đồng. 

Tổng tài sản của Khang Điền tại cuối năm 2022 đạt 21.632 tỷ đồng, tăng 60% so với thời điểm đầu năm. Về chất lượng tài sản, trong năm 2022, KDH đã thu gần 4.209 tỷ đồng từ kênh vay vốn, cao gần gấp đôi năm 2021, mặt khác, công ty cũng chi hơn 1.208 tỷ đồng để trả nợ gốc vay.

Tại ngày 31.12.2022, tổng dư nợ tài chính đạt 6.771 tỷ đồng, cao gấp 2,65 lần so với giá trị đầu năm. Con số dư nợ này chiếm 31,3% trong tổng nguồn vốn và bằng 57% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. 

Các khoản nợ của Khang Điền đến từ vay ngân hàng và trái phiếu, chủ yếu là các khoản vay dài hạn. Trong đó, nợ trái phiếu là 1.100 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu với kỳ hạn trả nợ gốc trong năm 2025, nhằm mục đích tăng quy mô vốn hoạt động. 

Công ty cũng có 9 khoản vay từ OCB và Vietinbank với tổng dư nợ 5.414 tỷ đồng (vay dài hạn đến hạn trả là 771 tỷ đồng), với mục đích đầu tư góp vốn và tài trợ cho các dự án Tân Tạo - khu A, Khu nhà ở phường Bình Trưng Đông, Lê Minh Xuân mở rộng, Khu nhà ở 11A.

Các dự án đang ghi nhận tồn kho lớn của Khang Điền gồm Khu dân cư Tân Tạo (5.316 tỷ đồng), Khu nhà ở Đoàn Nguyên (3.258 tỷ đồng), Bình Trưng Đông (1.078 tỷ đồng),... phần lớn tăng so với đầu năm.

Tổng giá trị tồn kho tại cuối năm 2022 của Khang Điền đạt 12.440 tỷ đồng, cao gấp 1,6 lần đầu năm, chủ yếu do ghi nhận thêm khoản tồn kho tại dự án Đoàn Nguyên.

Lượng tiền mặt của Khang Điền ở mức 2.796 tỷ đồng, cao gần gấp đôi đầu năm, chủ yếu do tăng các khoản tiền gửi. 

Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tài chính

Chuyên nghiệp hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau giai đoạn khó khăn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước phục hồi. Lũy kế 7 tháng qua đã có 183 đợt phát hành riêng lẻ thành công với khối lượng hơn 174 nghìn tỷ đồng, gấp 2,78 lần so với cùng kỳ năm 2023. Để tiếp tục phục hồi và phát triển thị trường một cách chuyên nghiệp, các chuyên gia rằng cần nâng cao chất lượng xếp hạng tín nhiệm và năng lực nhà đầu tư, xây dựng văn hóa minh bạch…

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?
Tài chính

Hateco Group của Đại gia Trần Văn Kỳ kinh doanh ra sao?

Hệ sinh thái Hateco của “đại gia” Trần Văn Kỳ đang sở hữu 8 thành viên gồm: Hateco Hà Nội, Hateco Thăng Long, Hateco Long Biên, Hateco Kinh Bắc, Hateco ICIC, Hateco Logistics, Hateco Đông Anh và Hafintech, với hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là bất động sản, logistics và đầu tư phát triển cảng biển.