Nguyễn Tư Nghiêm đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây

Triển lãm "Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây", diễn ra từ ngày 10 - 17.3, tại thành phố Đà Lạt, trong khuôn khổ Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam 2024. 

Theo giám tuyển Như Huy, trong nền nghệ thuật Việt Nam, Nguyễn Tư Nghiêm là trường hợp đặc biệt. Ông không chỉ là một họa sĩ bậc thầy, hơn thế, bằng suy tư, nghiên cứu sâu sắc ở góc độ văn hóa thị giác, ông đã một cách lặng lẽ, nhưng kiên quyết và nhất quán, mở ra một cuộc đối thoại, hay có thể nói, một sự tranh luận, phản biện về chủ đề bản sắc "Đông - Tây", "Ta - Họ" - chủ đề cực kỳ quan trọng của nghệ thuật đương đại thế giới hay thường gọi là chủ đề "hậu thực dân" (Post-colonial). 

Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây -0
Tác phẩm “Canh Thìn, 2000”, bột màu/màu nước trên giấy dó, 42cmx30cm

Triển lãm Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây nhằm tạo ra một không gian đối thoại liên văn hóa và liên nghệ thuật về các chủ đề triết học, văn hóa thị giác và con người, nằm xa hơn lĩnh vực thẩm mỹ. Đây là bộ sưu tập tranh 12 con giáp của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm sáng tác trong giai đoạn từ năm 1993 - 2011. 

Các tác phẩm này thuộc bộ sưu tập tranh của pianist Trần Lê Bảo Quyên. Cô là chắt ngoại của nhà văn Nguyễn Tuân (cha của bà Thu Giang, vợ danh họa Nguyễn Tư Nghiêm).

Về mối lương duyên với hội họa, pianist Trần Lê Bảo Quyên chia sẻ mẹ cô là người thích sưu tầm tranh nên từ nhỏ, ngoài tình yêu cháy bỏng với piano, cô cũng thừa hưởng tình yêu tranh giống mẹ. Những năm tháng sang châu Âu học tập và làm việc, bức tranh con giáp đậm nét văn hóa dân tộc của Nguyễn Tư Nghiêm mà cô mang theo trở thành báu vật quý giá nhắc nhớ về tình yêu quê hương. 

Nguyễn Tư Nghiêm - Đối thoại với nhạc cổ điển phương Tây -0
Pianist Trần Lê Bảo Quyên, người sở hữu bộ sưu tập tranh 12 con giáp của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm sáng tác từ năm 1993 - 2011. Ảnh: BTC

Nhân dịp về nước tham gia Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam 2024 (Vietnam Classical Music Festival - VCMF 2024), Bảo Quyên quyết định trưng bày bộ sưu tập tranh như một cách chia sẻ tình yêu ấy đến với đông đảo mọi người. Trong thời gian diễn ra triển lãm, sẽ có hai buổi trình diễn âm nhạc do chính nghệ sĩ lên ý tưởng, biên soạn để tạo nên cuộc đối thoại nghệ thuật thú vị giữa Đông với Tây, giữa tranh với nhạc; giữa bột màu, giấy dó mỏng manh với cấu trúc chặt chẽ của âm nhạc cổ điển...

Tại lễ khai mạc triển lãm (10.3), Bảo Quyên sẽ song tấu cùng em trai -  nghệ sĩ violin Trần Lê Quang Tiến. Và tại buổi bế mạc triển lãm (17.3), nghệ sĩ piano người Đức Tim Allhoff sẽ biểu diễn các tác phẩm cổ điển xen lẫn với những sáng tác cá nhân. Qua đó, tạo nên một cuộc song hành nét đẹp phương Đông và phương Tây trong không gian thăng hoa của nghệ thuật. 

Văn hóa

Tác phẩm "Gióng" của Nguyễn Tư Nghiêm - Bảo vật quốc gia
Văn hóa - Thể thao

Người nối mạch nguồn cội với đương đại

Thuần thục các thủ pháp tạo hình châu Âu, danh họa Nguyễn Tư Nghiêm đã sớm quay về với nguồn cội, lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa dân gian và khéo léo kết hợp với kỹ thuật hiện đại để tạo nên một phong cách độc đáo. Điều đó khiến ông trở thành một biệt lệ trong các danh họa Việt Nam cùng thời và ảnh hưởng đến nhiều thế hệ họa sĩ.

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.