Nguyên nhân dẫn đến việc nợ lương 139 nhân viên tại Trường đại học Quảng Bình

Trường đại học Quảng Bình có 238 viên chức, người lao động, nhưng lại đang nợ lương lên đến gần 8 tháng đối với 139 người. Sự việc kể trên xuất phát từ hoạt động vận hành không hiệu quả, hạn chế trong công tác tuyển sinh…

Theo phản ánh của nhiều giảng viên, nhân viên, người lao động tại Trường đại học Quảng Bình, những người này đã bị nợ lương nhiều tháng liên tiếp trong suốt năm 2023. Có người lao động bị nợ lên đến gần 8 tháng liên tục trong thời gian làm việc vừa qua. 

Nguyên nhân dẫn đến việc nợ lương 139 nhân viên tại Trường đại học Quảng Bình -0
Trường đại học Quảng Bình đang nợ lương gần 8 tháng đối với 139 giảng viên, nhân viên

Qua xác minh, được biết Trường đại học Quảng Bình hiện có 238 viên chức, người lao động, trong đó có 99 người hưởng lương từ ngân sách, 139 người là viên chức, người lao động hưởng lương từ nguồn của đơn vị. Nguồn ngân sách của đơn vị dùng để chi trả lương thưởng cho 139 người này đến từ học phí. Tuy nhiên, theo thống kê danh sách quản lý sinh viên của trường, tổng số sinh viên trong diện nộp học phí chưa đến 400 sinh viên.

Từ thực tế đó, trường đã không còn đủ khả năng chi trả lương cho người lao động, dẫn đến việc nợ lương từ 2 tháng đến 7,5 tháng đối với 139 viên chức, người lao động trong diện hưởng lương từ nguồn của đơn vị.

Đặc biệt, có những gia đình mà cả hai trụ cột kinh tế là vợ và chồng đều công tác tại trường. Do đó, việc nợ lương khiến cuộc sống của các giảng viên, nhân viên vô cùng vất vả.

Giải thích nguyên nhân của vấn đề này, đại diện Ban giám hiệu Trường đại học Quảng Bình cho biết, do những hạn chế trong công tác tuyển sinh, nguồn thu của đơn vị giảm, nên việc chi trả lương và các chế độ liên quan của 139 viên chức và người lao động hợp đồng chưa được bảo đảm theo quy định.

Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường đại học Quảng Bình Nguyễn Đức Vượng cho biết, để đảm bảo công tác vận hành và chi trả lương cho giảng viên, người lao động, trong thời gian qua, trường đã tiến hành xây dựng đề án vị trí việc làm, tinh giản biên chế, tinh gọn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh công tác tuyển sinh…

Tuy nhiên, tình hình hiện tại cho thấy những nỗ lực trên chưa mang lại kết quả, dẫn đến tình trạng trường chỉ có thể đảm bảo đủ nguồn đóng bảo hiểm xã hội, không đủ khả năng để trả lương, khiến cuộc sống của 139 người lao động rơi vào khó khăn.

Trường Đại học Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 24.10.2006 trên cơ sở Trường CĐSP Quảng Bình, tiền thân là Trường Trung cấp Sư phạm Quảng Bình được thành lập từ năm 1959. Đây là trường đại học duy nhất của tỉnh Quảng Bình, đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực. 

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.