Nghệ An: Cử tri huyện Thanh Chương đề xuất nhiều nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội

Ngày 10.5, Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đã TXCT 10 xã: Ngọc Lâm, Thanh Sơn, Thanh Hương, Thanh Mỹ, Thanh Thịnh, Thanh An, Hạnh Lâm, Thanh Khê, Thanh Chi, Thanh Thủy và một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện Thanh Chương trước Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV.

Tham dự cuộc TXCT có các ĐBQH tỉnh: Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An Thái Văn Thành…

Nghệ An: Cử tri huyện Thanh Chương đề xuất 29 nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh -0
Chủ trì hội nghị. Ảnh: M. Hoa

Ưu tiên nguồn lực thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Tại hội nghị, thay mặt Đoàn, ĐBQH Thái Văn Thành đã thông báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và thông tin kết quả trả lời của các bộ, ngành Trung ương về các kiến nghị của cử tri huyện Thanh Chương ở các kỳ TXCT trước.

Nghệ An: Cử tri huyện Thanh Chương đề xuất 29 nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh -0
ĐBQH Thái Văn Thành đã thông báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: M.Hoa

Trên tinh thần thẳng thắn, dân chủ, trách nhiệm, cử tri huyện Thanh Chương đã nêu nhiều ý kiến phản ánh, đề xuất, kiến nghị Trung ương và tỉnh liên quan đến kinh tế - xã hội, như: Đề nghị cấp có thẩm quyền bố trí đưa vào quy hoạch và cân đối nguồn lực đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông, nối Quốc lộ 46, từ xã Thanh Lĩnh lên đường Hồ Chí Minh vào xã Ngọc Lâm nhằm tạo sự kết nối và thúc đẩy phát triển ở các xã trong vùng (đã được thiết kế năm 2014)… Đồng thời, nâng cấp tuyến đường nối đường Hồ Chí Minh vào xã Ngọc Lâm; tuyến đường huyện 385 đã xuống cấp.

Bên cạnh đó, một số cử tri Thanh Chương cũng đề nghị cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí đầu tư tuyến đê ngăn lũ trên sông Lam; quan tâm bố trí duy tu, bảo trì các tuyến tỉnh lộ 533, Quốc lộ 46C và một số tuyến đường trên địa bàn; tháo gỡ những bất cập liên quan đến quy hoạch, và thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn huyện.

Tại hội nghị, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề giáo dục cũng được cử tri quan tâm, trong đó có nội dung liên quan đến hình thức đánh giá, biểu dương đối với học sinh bậc tiểu học; bất cập về chế độ chính sách hỗ trợ cho trẻ mầm non 3 tuổi vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số… Cùng với đó, các cử tri phản ánh, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến quy hoạch và quản lý quy hoạch 3 loại rừng; chế độ đặc thù cho các xã biên giới, chế độ bảo trợ, người cao tuổi; xử lý các tồn tại, bất cập hậu tái định cư tại 2 xã Thanh Sơn, Ngọc Lâm hiện chưa có chợ dân sinh, sân vận động, đài tưởng niệm gắn với nghĩa trang liệt sĩ và một số nhà văn hoá bản; quản lý giá cả tân dược, đang còn nhiều giá, nhất là chênh lệch giá giữa nhà thuốc trong bệnh viện với các cơ sở tư nhân…

Nghệ An: Cử tri huyện Thanh Chương đề xuất 29 nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh -0
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương Trình Văn Nhã phát biểu. Ảnh: M.Hoa

Cũng tại hội nghị, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương Trình Văn Nhã cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ đẩy nhanh việc triển khai dự án cao tốc Viêng Chăn - Hà Nội, trong đó ưu tiên đoạn từ cửa khẩu Thanh Thủy - Thành phố Vinh, kết nối tuyến cao tốc Bắc – Nam; đồng thời sớm bố trí vốn triển khai xây dựng công trình cầu cứng bắc qua sông Giăng để thay thế cầu treo duy nhất trên quốc lộ ở Nghệ An, bởi hiện cầu treo này đã xuống cấp nghiêm trọng, gây nguy cơ mất an toàn cho người dân và phương tiện lưu thông qua cầu…

Bên cạnh đó, ưu tiên nguồn lực thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, như Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, hiện những địa phương chưa về đích đều có điều kiện vô cùng khó khăn; cần tháo gỡ các khó khăn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng một số công trình, dự án chậm tiến độ trên địa bàn huyện…

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm bảo đảm cuộc sống cho người dân

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý đã thông tin khái quát tình hình của đất nước và tỉnh Nghệ An những tháng đầu năm 2024 với nhiều kết quả nổi bật và tích cực hơn so với cùng kỳ năm 2023… Cụ thể, kinh tế tiếp tục đà phục hồi và phát triển trên cả 3 lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ - thương mại; các mục tiêu, chương trình kinh tế được triển khai theo kế hoạch. Minh chứng cho kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 là có hơn 51.000 doanh nghiệp được thành lập mới và hơn 29.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm dừng.

Đánh giá cao và ghi nhận ý thức trách nhiệm của cử tri tại buổi tiếp xúc, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý đã giải trình một số nội dung. Đơn cử, nhóm kiến nghị về cơ chế chính sách, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị huyện Thanh Chương rà soát, kiểm tra cụ thể chính sách đặc thù đối với khu vực biên giới, nếu có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì triển khai thực hiện; nếu chưa có thì tổng hợp kiến nghị gửi Đoàn để đề xuất Trung ương giải quyết.

Nghệ An: Cử tri huyện Thanh Chương đề xuất 29 nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh -0
Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý phát biểu. Ảnh: M.Hoa

Về chính sách bổ sung đối tượng bảo trợ và hạ độ tuổi hưởng chế độ đối với người cao tuổi, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý khẳng định: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm bảo đảm cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, trong khả năng cân đối nguồn lực bảo đảm để thực hiện có những khó khăn nên phải thực hiện ưu tiên gia đình chính sách, người nghèo, hộ khó khăn và một số đối tượng hưởng chế độ bảo trợ xã hội, người cao tuổi.

Liên quan đến kiến nghị về cơ sở hạ tầng, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý đề nghị huyện Thanh Chương đưa vào kế hoạch đầu tư nhằm bố trí nguồn vốn hợp lý theo thứ tự ưu tiên để triển khai đồng bộ; đồng thời quan tâm huy động các lực lượng xử lý những vấn đề như liên quan đến hệ thống thoát nước trên một số tuyến đường, tránh ngập lụt cục bộ.

Đối với các kiến nghị liên quan đến khu tái định cư thuỷ điện Bản Vẽ - đây là vấn đề lớn, tồn đọng khá lâu, đề nghị huyện Thanh Chương cùng với huyện Tương Dương rà soát, tổng hợp các tồn tại, hạn chế thuộc dự án thuỷ điện gửi Đoàn ĐBQH, và trách nhiệm của Đoàn sẽ đưa vào chương trình làm việc với UBND tỉnh và các chủ đầu tư để nghe thấu đáo các vấn đề, trên cơ sở đó kiến nghị Trung ương tháo gỡ.

Liên quan đến vấn đề Ban quản lý rừng phòng hộ cho người ngoài địa bàn vào tham gia quản lý, bảo vệ rừng mà không giao cho người dân địa phương, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý yêu cầu huyện Thanh Chương và Sở NN và PTNT rà soát trên phạm vi toàn tỉnh có bao nhiêu trường hợp hợp đồng giao quản lý, bảo vệ rừng cho người dân ngoài địa bàn; xem xét ưu tiên cho người dân địa phương nếu đủ điều kiện.

Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thanh Quý cũng nhấn mạnh: Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng hợp, phân loại kiến nghị của cử tri và chuyển đến các cấp có thẩm quyền giải quyết.

Thời sự Quốc hội

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.

Thảo luận tại tổ 15 về Dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chính sách đặc thù hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sáng 9.11, các ĐBQH Tổ 15 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận đề nghị quy định cụ thể hơn các chính sách đặc thù, chính sách hỗ trợ lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. 

ĐBQH Hoàng Thị Thu Hiền (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Xác định rõ nguồn lực thực hiện chính sách với nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 3 gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang, có ý kiến đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi… Nguồn lực của Trung ương và nguồn lực của địa phương như thế nào để đảm bảo Luật có tính khả thi, hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống.​

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Chính sách chung chung, khó đột phá trong thu hút nhà giáo giỏi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh sự cần thiết của việc có các chính sách thu hút nhà giáo. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo còn chung chung, chưa có đột phá, chưa đủ hấp dẫn, thuyết phục và thu hút được người có trình độ cao, người có tài và người về công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn. Theo các đại biểu, nếu không có chính sách cụ thể, rõ ràng thì sẽ rất khó đạt mục tiêu. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13
Thời sự Quốc hội

Bảo hiểm thất nghiệp: Linh hoạt mức đóng, mở rộng đối tượng tham gia tự nguyện để bảo đảm an sinh tốt hơn

Sáng nay, 9.11, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Nhà giáo và dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên thảo luận tại Tổ 13 (gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk). 

Đề nghị rà soát nguồn lực để cấp tỉnh tổ chức diễn tập ứng phó sự cố
Thời sự Quốc hội

Đề nghị rà soát nguồn lực để cấp tỉnh tổ chức diễn tập ứng phó sự cố

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định UBND cấp tỉnh tổ chức các cuộc diễn tập ứng phó sự cố hóa chất theo kế hoạch. ĐBQH Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) đề nghị, Cơ quan soạn thảo cần rà soát thêm về tính cần thiết cũng như nguồn lực thực hiện, nhất là kinh phí, tránh gây khó khăn cho địa phương.