- Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo về dự kiến Chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV
- Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội với các vụ, đơn vị
- Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trao quyết định bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý
Trả lời câu hỏi của các phóng viên tại họp báo, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, Điều 4, Hiến pháp quy định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Một trong phương thức lãnh đạo của Đảng là cử hoặc giới thiệu cán bộ để bầu cử, ứng cử, quyết định bổ nhiệm vào các vị trí của cơ quan Nhà nước và các đoàn thể chính trị xã hội. Ngày 18.5, Hội nghị Trung ương 9, Khoá XIII đã thành công tốt đẹp, cơ quan báo chí đã thông tin kết quả Hội nghị. Theo đó, tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội.
Thông tin về dự kiến thiết kế chương trình đối với công tác nhân sự, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, cuối giờ sáng 20.5, Quốc hội sẽ bắt đầu tiến hành và sáng 22.5 sẽ hoàn thành công tác nhân sự. Quốc hội bầu Chủ tịch Quốc hội trước, sau đó sẽ bầu Chủ tịch nước theo quy định.
Trao đổi tại họp báo về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Lâm Văn Đoan cho biết, đây là dự án Luật khó, phức tạp, tác động đến đông đảo người lao động. Ủy ban Xã hội đã tiến hành lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động, đặc biệt là về vấn đề bảo hiểm xã hội một lần.
Về căn cứ đóng bảo hiểm xã hội và bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh, đây là vấn đề liên quan trực tiếp tới cải cách tiền lương. Hiện nay, Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “Chúng tôi đang căn cứ theo đề xuất của Chính phủ để tính toán mức điều chỉnh trong Luật Bảo hiểm xã hội làm sao bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau cải cách tiền lương. Đây là vấn đề khó, đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu thận trọng, Ủy ban Xã hội đang phối hợp với các cơ quan để tiếp tục nghiên cứu để trình Quốc hội phương án tối ưu nhất”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết.
Về đề xuất mức tham chiếu tính bảo hiểm xã hội thay cho mức lương cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh, theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW của Trung ương, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở - mức lương này đã được sử dụng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tính hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội và nhiều chính sách khác. Đến 1.7.2024 mức lương cơ sở sẽ được bãi bỏ và Chính phủ đề xuất sử dụng mức tham chiếu tính bảo hiểm xã hội.
Trả lời câu hỏi về mức tham chiếu cụ thể, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết, “hiện nay các cơ quan của Chính phủ đang tính toán các phương án phù hợp để làm sao mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở và các cơ quan Quốc hội cũng đang tiến hành xem xét hoàn thiện vấn đề này. Do đây là vấn đề tác động lớn tới người lao động, người nghỉ hưu, nên việc tính mức tham chiếu cần được tính toán chặt chẽ”.
Liên quan đến thị trường vàng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu nêu rõ, trong Báo cáo thẩm tra kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế đã kiến nghị với Chính phủ về vấn đề này, trong đó quan tâm đến 2 nhóm giải pháp đó là: trước mắt, phải bám sát, điều hành thị trường vàng cho phù hợp. "Nhưng căn cơ hơn là chính sách, Chính phủ phải khẩn trương, rà soát tổng thể về cơ chế, chính sách quản lý thị trường vàng để sửa đổi kịp thời", ông nói.