Ngành điện trả lời ý kiến cử tri phía Nam về giá điện và triển khai thị trường điện

Trong các cuộc tiếp xúc cử tri tại một số tỉnh phía Nam có 8 câu hỏi, ý kiến của cử tri liên quan đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về giá điện và triển khai thị trường điện.

Ngành điện trả lời ý kiến cử tri phía Nam về giá điện và triển khai thị trường điện
Công ty Điện lực An Giang lắng nghe ý kiến của Đoàn ĐBQH tỉnh về tình hình cung cấp điện trên địa bàn trong thời gian qua, cũng như nêu một số khó khăn trong đầu tư xây dựng lưới điện

Trước ý kiến của cử tri tỉnh Long An và Kiên Giang về đề nghị tăng định mức bậc 1 trong điện sinh hoạt cho 50 kWh là quá nhỏ và ngành điện xem xét lại thang giá điện 50 kWh như hiện nay là quá thấp và không phù hợp?

Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho biết, theo số liệu thực tế năm 2023, trên cả nước, số hộ có mức sử dụng điện dưới 50 kWh/tháng là 3,2 triệu hộ, chiếm 11,51% tổng số hộ sử dụng điện cho sinh hoạt với mức sử dụng bình quân là 24 kWh/hộ/tháng; số hộ có mức sử dụng điện dưới 100 kWh/tháng là 7,6 triệu hộ, chiếm 27% tổng số hộ sử dụng điện cho sinh hoạt với mức sử dụng bình quân là 54kWh/hộ/tháng.

Trong dự thảo sửa đổi Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7.4.2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện (dự thảo Quyết định 28), trên cơ sở đề xuất của EVN, Bộ Công thương đã trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giá bán lẻ điện cho sinh hoạt từ 6 bậc xuống còn 5 bậc, trong đó giá bán lẻ điện bậc 1 sẽ là giá cho 100 kWh đầu tiên. Hiện nay dự thảo Quyết định 28 đang được các bộ thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, cử tri tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh đề nghị ngành điện xem xét bình ổn lại giá điện, giá điện hiện nay tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các loại hàng hóa, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ngành điện trả lời ý kiến cử tri phía Nam về giá điện và triển khai thị trường điện
Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm

Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm cho rằng, việc điều hành, điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trước đây được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30.6.2017 của Thủ tướng Chính phủ và hiện nay thực hiện theo Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg ngày 26.3.2024 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân quy định (có hiệu lực từ ngày 15/5/2024 và thay thế Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg). Đối với cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định theo khoản 1 Điều 4: “Giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí khâu phát điện, chi phí mua các dịch vụ truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, chi phí dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, chi phí điều hành - quản lý ngành, các khoản chi phí khác được phân bổ và chỉ bao gồm những chi phí phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để đảm bảo khả năng vận hành, cung ứng điện và đáp ứng nhu cầu đầu tư…”.

Các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 3. Cụ thể, hàng năm, sau khi kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm N-2 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân năm N được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và điều hành - quản lý ngành) và việc phân bổ các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh trên cơ sở cập nhật chi phí khâu phát điện, chi phí mua điện từ các nhà máy điện cung cấp dịch vụ phụ trợ theo thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện và các khoản chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Khi giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh giảm tương ứng.

Khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.

Ngành điện trả lời ý kiến cử tri phía Nam về giá điện và triển khai thị trường điện
Ngành điện trả lời ý kiến cử tri phía Nam về giá điện và triển khai thị trường điện
EVNSPC thực hiện làm tốt công tác đảm bảo cung ứng điện trong mùa khô 2024

Như vậy việc điều hành, điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân sẽ được thực hiện trên cơ sở kết quả tính toán, các hồ sơ thủ tục quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg trước đây và Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg hiện hành.

Trong các năm vừa qua, giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện (than, dầu, khí, tỷ giá) tăng cao do biến động của tình hình chính trị - xã hội toàn thế giới, diễn biến phức tạp của dịch bệnh, cùng với ảnh hưởng của hiện tượng El-Nino khiến cơ cấu nguồn điện biến động theo chiều hướng bất lợi (tỷ trọng các nguồn điện có giá rẻ như thủy điện giảm, các nguồn điện có giá mua đắt như nhiệt điện than, nhiệt điện dầu… tăng cao), dẫn tới chi phí khâu phát điện tăng cao. Trong bối cảnh đó, EVN và các đơn vị thành viên đã nỗ lực tối đa để thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí, tuy nhiên do giá thành khâu phát điện tăng quá cao dẫn tới chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN vẫn tăng cao, gây áp lực lên cân bằng tài chính của EVN. Đối với việc điều hành giá điện trong thời gian tới sẽ thực hiện trên cơ sở các quy định tại Quyết định số 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ngành điện trả lời ý kiến cử tri phía Nam về giá điện và triển khai thị trường điện
Ngành điện tham gia tiếp xúc cử tri tại xã Phú Thành A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp

Cử tri tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị Đại biểu Quốc hội có ý kiến để ngành điện có thị trường bán lẻ điện cạnh tranh để có thể giảm giá điện.

Theo Phó Tổng Giám đốc EVN Võ Quang Lâm, việc triển khai Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đã được quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08.11.2013 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó đề án thiết kế mô hình thị trường bán lẻ điện cạnh tranh tại Việt Nam đã được Bộ Công thương phê duyệt (tại Quyết định số: 2093/QĐ-BCT ngày 7.8/2020), trong đó bao gồm các giải pháp và kế hoạch thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh cho 3 giai đoạn (giai đoạn 1 đến hết năm 2021, giai đoạn 2 từ năm 2022-2024 và giai đoạn 3 từ sau năm 2024), khi các điều kiện tiên quyết của từng giai đoạn được đáp ứng.

Hiện nay EVN và các Tổng công ty Điện lực đang chủ động phối hợp với Cục Điều tiết điện lực để triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được giao tại Quyết định số 2093/QĐ-BCT.

Ngành điện trả lời ý kiến cử tri phía Nam về giá điện và triển khai thị trường điện
Ngành điện một số tỉnh phía Nam đã kiến nghị Đoàn ĐBQH một số khó khăn trong công tác đầu tư xây dựng lưới điện để phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại địa phương

Ông Bùi Quốc Hoan – Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, trong tháng 5.2024, các Công ty Điện lực thành viên EVNSPC đã chủ động làm việc, tham gia cùng Đoàn ĐBQH tại 21 tỉnh, thành phố phía Nam đi tiếp xúc, báo cáo cử tri về tình hình cung cấp điện trong năm 2024. Theo đó, EVNSPC cùng các đơn vị thành viên đã và đang tiếp tục triển khai phương án bảo đảo cấp điện an toàn, liên tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn các tỉnh.

Theo ông Hoan, trước kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, các đơn vị điện lực thuộc EVNSPC đã tham gia đầy đủ các buổi tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tại địa phương để giải đáp những vấn đề liên quan đến ngành điện do cử tri nêu ra. Qua đó, ngành điện đã ghi nhận, giải đáp cụ thể, đầy đủ 41 ý kiến của cử tri ở 21 tỉnh, thành phố phía Nam và được các Đoàn ĐBQH, chính quyền các địa phương ghi nhận, đánh giá cao.

Các ý kiến của cử tri dành cho ngành điện xoay quanh những nội dung thiết thực, bao gồm: sử dụng điện an toàn, tiết kiệm điện; dịch vụ khách hàng; giá điện; năng lượng mặt trời mái nhà; dịch vụ cung cấp điện; thay công tơ điện; đầu tư xây dựng lưới điện;…

Qua công tác báo cáo Đoàn ĐBQH, cũng như tham gia các buổi tiếp xúc cử tri tại địa phương trên địa bàn EVNSPC quản lý, các Đại biểu Quốc hội đã ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của ngành Điện trong việc luôn lắng nghe, chủ động giải đáp thắc mắc và giải quyết kịp thời nội dung các phản ánh của cử tri, cũng như của Đại biểu Quốc hội; đồng thời ghi nhận các đóng góp, kiến nghị để bảo đảm từng bước nâng cao chất lượng ngành điện, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"
Địa phương

Trượt nhiều gói thầu nhỏ, Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng Đường bộ Khánh Hòa dễ dàng trúng các gói thầu "khủng"

Công ty Cổ phần Quản lý và Xây dựng (CP QL&XD) Đường bộ Khánh Hòa trượt hàng loạt gói thầu nhỏ vì các lỗi hồ sơ sơ đẳng, nhưng lại dễ dàng trúng các gói thầu hàng chục, hàng trăm tỷ đồng. Vậy năng lực của đơn vị này như nào khi trúng các gói thầu lớn?