Ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường trong hoạt động đấu giá tài sản
Báo Đại biểu Nhân dân
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Bảy, chiều nay, 21.5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội cho ý kiến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Tăng 17 khoản so với dự thảo Luật trình tại Kỳ họp thứ Sáu
Trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 42 điều và bãi bỏ 3 điều của Luật hiện hành; bổ sung 3 điều mới; tăng 17 khoản so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Sáu nhưng chủ yếu là sửa về mặt kỹ thuật lập pháp, không phát sinh nhiều chính sách mới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Do đó, việc xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản là phù hợp với phạm vi sửa đổi. Tuy nhiên, đối với những nội dung khác chưa được đưa vào dự thảo Luật lần này, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đánh giá, tổng kết khi sửa đổi toàn diện Luật Đấu giá tài sản. Từ những lý do nêu trên, xin Quốc hội cho giữ nguyên phạm vi sửa đổi Luật mà Chính phủ đã trình tại Kỳ họp thứ Sáu.
Về Chứng chỉ hành nghề đấu giá viên (Điều 14, Điều 15 và Điều 17), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã bổ sung tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản tại khoản 4 Điều 15 và điểm b khoản 5 Điều 17 là một trong những trường hợp không được cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá nhằm bảo đảm tính nghiêm minh trong việc cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, phù hợp với quy định tại Điều 218 của Bộ luật Hình sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Liên quan đến chế tài xử lý vi phạm đối với người trúng đấu giá không nộp tiền trúng đấu giá (Điều 70), dự thảo Luật đã bổ sung trường hợp người trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản mà vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền trúng đấu giá dẫn đến quyết định công nhận kết quả đấu giá bị huỷ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị cấm tham gia đấu giá đối với loại tài sản đó trong thời hạn từ 6 tháng đến 5 năm trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo quy định tại Điều 87 của Luật Đấu thầu năm 2023 nhằm ngăn chặn các hành vi tiêu cực, gây lũng đoạn thị trường, ngăn chặn tình trạng bỏ cọc hoặc thổi phồng giá trị tài sản để trục lợi trong hoạt động đấu giá tài sản.
Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về cơ quan có thẩm quyền quyết định cấm tham gia đấu giá là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả trúng đấu giá; quyết định cấm tham gia hoạt động đấu giá phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử lý và cơ quan, tổ chức có liên quan, đồng thời gửi đến Bộ Tư pháp và phải đăng tải trên Cổng Đấu giá tài sản quốc gia và giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung này.
Bổ sung nội dung về đấu giá trực tuyến
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cũng cho biết, về đăng ký tham gia đấu giá (Điều 38), dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 38 theo hướng việc xét duyệt điều kiện tham gia đấu giá đối với tài sản thông thường, không yêu cầu về điều kiện chuyên môn, kỹ thuật, tổ chức hành nghề đấu giá chỉ cần thông báo cho người không đủ điều kiện tham gia đấu giá chậm nhất 1 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá. Trong khi đó, khoản 2b Điều 38 áp dụng đối với tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản thì yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá phức tạp hơn nên cần có thời gian xét duyệt, thẩm tra; tổ chức hành nghề đấu giá tài sản phải thông báo cho cả người đủ điều kiện và người không đủ điều kiện chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày mở cuộc đấu giá để bảo đảm tính công khai, minh bạch.
Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong việc xét duyệt, thẩm tra điều kiện của người tham gia đấu giá chỉ áp dụng đối với tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư, quyền khai thác khoáng sản để phù hợp với thực tiễn đấu giá các loại tài sản này. Các yêu cầu, điều kiện tham gia đấu giá cụ thể (điều kiện, năng lực tài chính, điều kiện kỹ thuật...) thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành. Người có tài sản đấu giá là các cơ quan, đơn vị chuyên môn, có chức năng hướng dẫn, thẩm tra, xét duyệt điều kiện như: Sở Tài nguyên và Môi trường, các Trung tâm phát triển quỹ đất, Cục Địa chất và khoáng sản nên có đủ thẩm quyền, khả năng để xét duyệt, thẩm tra.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Ảnh: Hồ Long
Mặt khác, tại dự thảo Luật (sửa đổi Điều 47) đã bổ sung quy định về trách nhiệm của người có tài sản đấu giá không được cung cấp thông tin của người tham gia đấu giá cho người tham gia đấu giá khác trong quá trình thẩm tra, xét duyệt điều kiện tham gia đấu giá cho đến khi kết thúc cuộc đấu giá nhằm tránh các hiện tượng tiêu cực như thông đồng, móc nối trong hoạt động đấu giá.
Dự thảo Luật đã được sửa đổi theo hướng thống nhất về thời hạn nộp hồ sơ (sửa đổi khoản 2 Điều 38) và thời hạn nộp tiền đặt trước (sửa đổi khoản 2 Điều 39) là kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 2 ngày làm việc.
Ngoài ra, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 43a và Điều 43b về đấu giá trực tuyến. Theo đó, Điều 43a quy định các nội dung cơ bản về đấu giá trực tuyến, trong đó quy định tổ chức hành nghề đấu giá tài sản, hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tổ chức việc đấu giá trực tuyến thông qua sử dụng Cổng Đấu giá tài sản quốc gia hoặc sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến của mình hoặc thuê, sử dụng trang thông tin đấu giá trực tuyến của tổ chức hành nghề đấu giá tài sản khác; Điều 43b quy định khung về trình tự, thủ tục đấu giá trực tuyến và giao Chính phủ quy định chi tiết nhằm bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của quy định.
Quốc hội sẽ miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Công an
Trong phiên làm việc chiều nay, 21.5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV với 468/469 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, chiếm 96,10% tổng số đại biểu Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Tờ trình về việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long
Theo Tờ trình về việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV do Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày, căn cứ ý kiến của cấp có thẩm quyền, thực hiện quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, sau khi xem xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung nội dung phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an. Dự kiến, bố trí Quốc hội tiến hành nội dung này cùng nội dung về công tác nhân sự tại phiên họp chiều ngày 21.5 và phiên họp sáng ngày 22.5.2024.
Các đại biểu bấm nút thông qua việc điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Hồ Long
Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.
Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).
Sáng 4.4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự cuộc làm việc của Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Sáng 4.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Binh chủng Hóa học, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.
Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.
Như Báo Đại biểu Nhân đã đưa tin, chiều 3.4, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Armenia Vahagn Khachaturyan.
Chiều 3.4 (theo giờ địa phương), tức tối cùng ngày theo giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hoà Armenia, tại Phủ Tổng thống Armenia, Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc hội kiến Tổng thống Armenia Vahagn Khachaturyan.
Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.
Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.
Sáng 3.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự cuộc làm việc của Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với Đại học Quốc gia Hà Nội về dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Chiều 3.4, tại TP. Đà Lạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng Đoàn công tác đã đến thăm, làm việc với Viện Nghiên cứu Hạt nhân (thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ).
Chiều 3.4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự cuộc làm việc của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với Đại học Bách khoa Hà Nội về dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Nhóm nghị sỹ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
*Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Armenia ký Thỏa thuận hợp tác
Sáng 3.4, theo giờ địa phương, tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã tiến hành hội đàm.
Sáng 3.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333 về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.
Sáng nay, 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại trụ sở Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón trọng thể, chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Armenia.
Ngày 3.4, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tại Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 3.4, đại biểu đề nghị cần tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết, nhất là trong bối cảnh đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, luật chỉ quy định những vấn đề khung, mang tính nguyên tắc, trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.
Sáng 3.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.
Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 2.4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực (visa) cởi mở, đột phá, trong đó có “visa nhân tài” để thu hút đối tượng là người gốc Việt và người nước ngoài có trình độ cao.