Nên sớm hình thành Quỹ Phát triển hạ tầng

“Việc Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu hình thành Quỹ Phát triển hạ tầng là rất cần thiết và chúng tôi cũng đã nhiều lần đề xuất. Khi có quỹ này chắc chắn sẽ tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) vốn rơi vào trầm lắng trong 3 năm qua”, PGS.TS. TRẦN CHỦNG, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) nói.

Nên áp dụng hợp đồng O&M với hệ thống cao tốc Bắc - Nam

- Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 72-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16.1.2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Kết luận 72). Trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2030 phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tương xứng với nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; hoàn thành các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, kết nối với khu vực và thế giới. Việc ban hành Kết luận này có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh hiện nay, thưa ông?

PGS.TS Trần Chủng

- Hạ tầng được Đảng ta xác định là 1 trong 3 đột phá chiến lược để cụ thể hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đã được quan tâm và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Tuy vậy, đúng như Kết luận 72 đã nêu rõ, chúng ta vẫn chưa tạo được đột phá trong huy động nguồn lực cũng như hình thành kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Do vậy, việc ban hành Kết luận này với những định hướng cụ thể, đầy đủ hơn, trong đó có những định hướng mới không chỉ nhằm thực hiện 3 đột phá chiến lược mà còn chuẩn bị tốt cho mục tiêu chi tiết, cụ thể của Đại hội Đảng lần thứ XIV sắp tới, qua đó góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển.

­- Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Kết luận 72 là khẩn trương rà soát, sửa đổi, ban hành chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng gắn với mục tiêu xây dựng công nghiệp hiện đại đến năm 2030, trong đó yêu cầu nghiên cứu tổ chức thí điểm mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công. Quan điểm của ông thế nào?

 - Đây là định hướng rất quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ, đầu tư theo phương thức PPP có rất nhiều hình thức hợp đồng, song mới chủ yếu khai thác ở hình thức BOT, trong khi có những hình thức hợp đồng rất tiến bộ như O&M (Nhà nước làm đường cao tốc, sau đó nhượng quyền vận hành cho nhà đầu tư tư nhân, bao gồm quản lý, điều tiết giao thông, quản lý tài sản dọc tuyến, đặc biệt là công tác bảo hành, bảo trì và thu phí) hầu như chưa được áp dụng. Do đó, chúng ta có thể nghiên cứu áp dụng ngay hình thức hợp đồng O&M với hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam để huy động nguồn lực xã hội vào quản lý, khai thác, vận hành.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam nên ưu tiên chở khách

- Kết luận 72 nêu rõ phải ưu tiên nguồn lực đầu tư hoàn thành một loạt tuyến giao thông quan trọng như đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam… Vậy theo ông, việc đầu tư dự án đường sắt cao tốc cần lưu ý điều gì?

- Tôi ủng hộ đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Thường trực Chính phủ đã và đang cho ý kiến với Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Theo đề án này, tôi ủng hộ việc lựa chọn phương án tốc độ thiết kế chạy tàu 350km/h thay vì 200 - 250km/h. Bởi lẽ, đường sắt cao tốc có những yếu tố khắt khe về thiết kế hướng tuyến, đường cong. Chẳng hạn, đường cong tuyến của tàu tốc độ 250km/h chỉ khoảng 3.500m, với 350km/h thì đường cong lên tới 8.000m, yếu tố kỹ thuật của hệ thống ray rất phức tạp. Nhiều nước khi nâng cấp đường sắt tốc độ 250km/h lên 350km/h đều rất khó khăn, thậm chí phải làm lại tuyến mới. Vì thế, chọn làm ngay tốc độ 350km/h chính là đi tắt đón đầu, tránh việc phải nâng cấp về sau.

Việc đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam chỉ nên ưu tiên chở khách thay vì chở cả khách lẫn hàng hóa. Nếu chở cả hàng hóa phải đầu tư thêm nhà ga, thậm chí cả đường kết nối cho hàng hóa khiến nhu cầu đầu tư rất lớn. Mặt khác, nước ta có lợi thế là đường bờ biển dài với nhiều cảng biển, việc xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển thuận lợi hơn và nên đầu tư cho hệ thống cảng biển như Kết luận 72 đã nêu.

- Kết luận 72 cũng yêu cầu nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng. Quan điểm của ông thế nào?

- Chúng tôi rất mừng với định hướng này của Bộ Chính trị. Thực tế, VARSI đã từng đề xuất vấn đề này vì quỹ sẽ là kênh tài chính quan trọng cho các dự án đầu tư công cũng như dự án theo phương thức PPP. Bởi lẽ, lâu nay việc huy động vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng giao thông PPP chủ yếu dựa vào vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng huy động vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nên nếu cho vay trên 20 năm sẽ rất rủi ro, trong khi nhiều dự án PPP giao thông cần tới ngần ấy thời gian mới hoàn vốn. Vì thế, nếu có Quỹ này chắc chắn sẽ giúp khơi thông khó khăn trong huy động vốn cho các dự án theo phương thức PPP. Nhiều nước cũng đã thành công với mô hình quỹ này.

Muốn thu hút nguồn lực tư nhân phải thực sự bình đẳng

- Để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại không thể chỉ trông chờ nguồn lực từ Nhà nước. Vậy theo ông, làm thế nào để đẩy mạnh được nguồn lực xã hội như yêu cầu của Kết luận 72?

- Đối với phát triển hạ tầng giao thông, cách thu hút nguồn lực xã hội thể hiện ở phương thức PPP là chủ yếu. Luật PPP đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để thực hiện các dự án PPP, song đến nay đã bộc lộ một số điểm nghẽn, trong đó có 3 điểm nghẽn quan trọng cần sớm tháo gỡ.

Một là về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP cố định ở mức 50%, trong khi nhiều dự án thực hiện nhiệm vụ chính trị ở vùng sâu, vùng xa, vùng kỹ thuật phức tạp có suất đầu tư lớn thì tỷ lệ này kém thu hút nhà đầu tư. Do đó, cần xem xét lại tỷ lệ góp vốn của Nhà nước.

Hai là việc huy động vốn của nhiều dự án PPP không khả thi, do phụ thuộc lớn vào vốn tín dụng ngân hàng thương mại như đã nói ở trên. Vì thế, việc thành lập quỹ phát triển hạ tầng sẽ là chìa khóa để khơi thông vấn đề tài chính, cần sớm triển khai thực hiện quỹ này.

Ba là cần nhanh chóng áp dụng các hình thức hợp đồng tiến bộ cho dự án PPP, trong đó có O&M để thu hút đầu tư tư nhân.

Khi Luật PPP tháo gỡ được các điểm nghẽn này sẽ khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng. Khi có quy định tốt thì điều quan trọng phải là cách làm. Chúng ta phải bảo đảm cho Nhà nước và nhà đầu tư thực sự bình đẳng, nếu không sẽ khó thu hút nguồn lực xã hội đầu tư hạ tầng.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành xây dựng
Kinh tế

Thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại ngành xây dựng

Sáng 5.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia Hà Nội đã diễn ra Chương trình “Vietnam Construction Awards 2024 và Diễn đàn Triển vọng ngành Xây dựng Việt Nam” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện thường niên của ngành xây dựng do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức và Tạp chí Người Xây dựng là cơ quan thực hiện.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương sớm đạt “KPI” du lịch năm 2024

Còn 3 tháng nữa mới hết năm nhưng ngành du lịch của một số tỉnh, thành phố đã cán đích sớm. Hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch trong những tháng cuối năm, và mùa cao điểm đón khách quốc tế là cơ hội để ngành bứt phá.

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định
Kinh tế

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết 9 tháng năm 2024, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét; sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả khá, thành phố thu hút trên 1.540 triệu USD vốn FDI; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách.

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn
Kinh tế

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn

Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) cho rằng, ứng dụng công nghệ trong bất động sản sẽ nhanh chóng trở thành thói quen của người dân khi họ nhận ra những lợi ích to lớn của công nghệ, dù ban đầu có thể hơi lạ lẫm.

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
Kinh tế

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024

Tối 3.10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Eximbank trong việc đổi mới và phát triển bền vững; mà còn tôn vinh những đóng góp tích cực của ngân hàng vào hệ sinh thái tài chính khu vực.

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Kinh tế

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Sau gần 5 năm kể từ khi ra mắt, cùng với số lượng dân cư gia tăng mạnh mẽ, Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) không ngừng bổ sung hàng loạt tiện ích mới. Đây cũng là cách mà Vinhomes tri ân với khách hàng, những người đã tin tưởng lựa chọn đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn làm nơi an cư, lạc nghiệp.

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý phát triển đô thị cần làm rõ các tiêu chí về đô thị đặc thù; quan tâm đến đô thị thích ứng biến đổi khí hậu; xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong đóng góp, phát triển kinh tế - xã hội...

 Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều
Kinh tế

Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều

Khảo sát nhanh gần đây cho thấy, tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực” về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.
Kinh tế

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học

Để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học, Chủ tịch Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam (VNEI) Nguyễn Trung Dũng cho rằng, trước tiên, các trường phải xác định mục tiêu là gì và tùy chiến lược, nguồn lực của mình để quyết định theo hướng nào...

Toàn cảnh hội thảo
Kinh tế

Sớm có chính sách hỗ trợ sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo

Tại hội thảo "Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh" do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 3.9, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Hiệp cho rằng, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn và xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo.

Cán bộ nhân viên nhà máy chào mừng đoàn tham quan.
Kinh tế

Khách hàng khám phá quy trình sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa tổ chức các buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ cho nhiều đoàn khách hàng tiêu biểu từ miền Bắc và Đông Nam Bộ. Những chương trình này không chỉ là cơ hội giao lưu mà còn giúp khách hàng tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cũng như công nghệ tiên tiến tại nhà máy.

Sau 5 năm thực thi CPTPP đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại Việt Nam và các thị trường khu vực châu Mỹ
Kinh tế

Tận dụng CPTPP để mở rộng thương mại với châu Mỹ

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau 5 năm thực thi đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại của Việt Nam với các thị trường châu Mỹ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ năm 2023 đạt 137,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 114,5 tỷ USD.