Dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi):

Nên bổ sung Văn phòng công chứng được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân

Chiều 25.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Đề nghị 2 phương án cho mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày nêu rõ, về mô hình tổ chức của văn phòng công chứng (Điều 20), một số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo Luật.

Một số ý kiến đề nghị quy định Văn phòng công chứng tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân trên phạm vi cả nước hoặc được áp dụng đối với Văn phòng công chứng thành lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, còn đối với các địa bàn khác chỉ áp dụng loại hình công ty hợp danh. Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định Văn phòng công chứng được tổ chức theo loại hình công ty TNHH.

mb1-4944-6207.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi). Ảnh: Hồ Long

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Luật Công chứng hiện hành và dự thảo Luật đều không quy định về mô hình tổ chức Văn phòng công chứng là công ty TNHH hay có thành viên góp vốn trong công ty hợp danh do công chứng là dịch vụ công cơ bản, nghề bổ trợ tư pháp nên có đặc thù riêng, không khuyến khích mục tiêu kinh doanh chỉ để thu lợi nhuận mà tập trung vào việc hành nghề công chứng của các thành viên hợp danh và chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên này đối với hoạt động công chứng do mình thực hiện.

Qua thảo luận, do còn có ý kiến khác nhau về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo 2 phương án.

mb2-897-4170.jpg
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phương án 1: Đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bên cạnh các Văn phòng công chứng được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh như Luật hiện hành, tại các địa bàn cấp huyện có mật độ dân số thấp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ, Văn phòng công chứng còn được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Ưu điểm của phương án này là mở rộng sự lựa chọn của công chứng viên khi thành lập tổ chức hành nghề công chứng, tạo thuận lợi cho việc phát triển Văn phòng công chứng ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, mô hình này có hạn chế là khi xảy ra tình huống công chứng viên duy nhất chết hoặc vì lý do cá nhân khác không thể hành nghề công chứng thì không bảo đảm hoạt động liên tục.

doan-son-la-4626-9254.jpg
Các đại biểu Quốc hội tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Phương án 2: Một số ý kiến tán thành với phương án như Chính phủ trình, đề nghị kế thừa Luật Công chứng hiện hành do có ưu điểm là bảo đảm tính ổn định trong tổ chức và hoạt động của các Văn phòng công chứng, phù hợp với tính chất dịch vụ công chứng là dịch vụ công cơ bản nên cần bảo đảm tính liên tục của việc cung cấp dịch vụ. Hạn chế của phương án này là Văn phòng công chứng đòi hỏi phải có tối thiểu 2 công chứng viên hợp danh, dẫn đến khó khăn do nguồn bổ sung còn hạn chế…

Bảo đảm sự phục vụ công chứng trên diện rộng

Đa số các ĐBQH tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) đồng tình với việc xác định công chứng là dịch vụ công cơ bản, có mục đích bảo đảm an toàn pháp lý, giảm thiểu rủi ro, phòng ngừa tranh chấp cho các bên tham gia giao dịch. Trong trường hợp người dân có nhu cầu về công chứng, được tiếp cận một cách dễ dàng nhất đối với dịch vụ này thì đây là một trong những biện pháp để phòng ngừa rủi ro và tranh chấp trong xã hội.

dbqh-nguyen-truong-giang-dak-nong-1-4351-2734.jpg
ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Về mô hình tổ chức của Văn phòng công chứng (Điều 20), đa số ĐBQH tán thành với Phương án 1. Theo đó, bên cạnh các Văn phòng công chứng được tổ chức theo mô hình công ty hợp danh như Luật hiện hành còn được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

dbqh-nguyen-tam-hung-ba-ria-vung-tau-1-258-5784.jpg
ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa - Vũng Tàu), phương án này mang tính linh hoạt hơn, cho phép lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Đặc biệt, đối với các khu vực có cơ sở hạ tầng chưa phát triển, mô hình doanh nghiệp tư nhân sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc thành lập và hoạt động của các Văn phòng công chứng. Điều này giúp bảo đảm sự phục vụ công chứng trên diện rộng và có thể điều chỉnh theo nhu cầu của từng khu vực, ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng nêu rõ.

dbqh-nguyen-huu-thong-binh-thuan-4623-3317.jpg
ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Cũng lựa chọn phương án 1, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) đề nghị, cần làm rõ thêm thế nào là mật độ dân số thấp; thế nào là cơ sở hạ tầng, dịch vụ chưa phát triển và khó khăn trong việc thành lập Văn phòng công chứng theo loại hình công ty hợp danh theo quy định của Chính phủ. Đồng thời, có thể giao cho Chính phủ hoặc UBND tỉnh quy định cụ thể về nội dung này để tránh trường hợp các văn phòng công chứng hiện nay đang hoạt động theo loại mô hình hợp danh xin chuyển đổi sang loại mô hình doanh nghiệp tư nhân sau khi luật có hiệu lực thi hành, dẫn đến là khó khăn trong công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

Thời sự Quốc hội

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15
Chính trị

Ủy ban Xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 15

Chiều tối 25.10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, Ủy ban Xã hội tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 15, thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Việc làm (sửa đổi).

Tổ 19 (Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ)
Thời sự Quốc hội

Bổ sung đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 19 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bình Dương, Nam Định, Phú Thọ), các đại biểu đề nghị xem xét, bổ sung thêm một số đối tượng được Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với một số luật, dự thảo luật liên quan. 

ĐBQH Trần Văn Lâm Bắc Giang - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh dự án Luật Dữ liệu

Chiều nay, 24.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có ý kiến đề nghị cân nhắc thu hẹp phạm vi điều chỉnh Luật Dữ liệu theo hướng luật dữ liệu quốc gia hay luật về cơ sở dữ liệu quốc gia, đối tượng áp dụng chỉ nên tập trung vào cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức trong nền kinh tế, trong xã hội mà việc thu thập dữ liệu có liên quan đến cơ sở dữ liệu quốc gia.

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế
Thời sự Quốc hội

Bổ sung thêm nhóm đối tượng vùng an toàn khu được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế

Chiều 24.10, thảo luận tại Tổ 9 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Phú Yên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Bến Tre) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, một số đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định người dân sinh sống tại các xã an toàn khu cách mạng và các xã trọng điểm về quốc phòng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Cùng với đó, cần đánh giá cụ thể về khả năng đáp ứng và cân đối của quỹ bảo hiểm y tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết về việc giao Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên

Ngày 24.10, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1236/NQ-UBTVQH15 về việc giao Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Điện Biên.

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?
Thời sự Quốc hội

Cơ quan nào quản lý Trung tâm Dữ liệu quốc gia?

Thảo luận về dự án Luật Dữ liệu tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) chiều nay, 24.10, nhiều đại biểu đề nghị, cần xác định rõ Trung tâm dữ liệu quốc gia thuộc cơ quan nào quản lý và định hướng về mô hình tổ chức, bộ máy và hoạt động của trung tâm.

ĐBQH Mai Văn Hải phát biểu thảo luận tổ
Thời sự Quốc hội

Nâng mức hỗ trợ bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp

Thảo luận tại tổ 18 về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các ĐBQH Đoàn Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh cho rằng, cần xem xét tăng mức hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước cho nhóm đối tượng học sinh, sinh viên và người thuộc hộ gia đình làm nông lâm ngư nghiệp và diêm nghiệp có cuộc sống ở mức trung bình.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Làm rõ tiến độ, hiệu quả của Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chiều nay, 24.10, tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Dữ liệu và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế. Các đại biểu Quốc hội Tổ 13 (Đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk, Hậu Giang) nhất trí việc quy định về Trung tâm Dữ liệu quốc gia trong Luật Dữ liệu, đồng thời đề nghị làm rõ hơn về cơ cấu, tổ chức, hoạt động, tiến độ, hiệu quả của Trung tâm này.