Nam sinh trường huyện Tiền Giang vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2025

Giành chiến thắng chung cuộc trong trận đấu quý II với 290 điểm, em Nguyễn Nhựt Lam, lớp 11A1, Trường THPT Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đã trở thành cái tên thứ hai góp mặt trong trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2025.

Đây là cầu truyền hình chung kết năm Olympia thứ hai sau 11 năm của tỉnh Tiền Giang và lần đầu tiên của Trường THPT Cái Bè.

Trận đấu Quý II chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2025 có sự tham gia của 4 thí sinh: Nguyễn Nhựt Lam (Trường THPT Cái Bè, Tiền Giang), Hoàng Xuân Lộc (Trường THPT Quốc Oai, Hà Nội), Nguyễn Duy Anh (Trường THPT Chuyên Chu Văn An, Hà Nội) và Huỳnh Nguyễn Anh Phương (Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng, Cần Thơ).

490848071-1086302613521439-4110464717156017090-n.jpg
4 thí sinh góp mặt trong trận đấu quý II, chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm 2025

Ở vòng Khởi động cá nhân, Nhựt Lam giành 30 điểm, Anh Phương 50 điểm, Duy Anh 50 điểm và Xuân Lộc 40 điểm. Tới vòng thi Khởi động chung, Duy Anh liên tục ghi điểm với các câu trả lời nhanh, chính xác và vươn lên dẫn đầu. Kết thúc phần Khởi động, Duy Anh có 100 điểm, Xuân Lộc 60 điểm, Anh Phương 50 điểm và Nhựt Lam 40 điểm.

Trong phần Vượt chướng ngại vật, chương trình đưa ra ẩn số là chướng ngại vật gồm 13 chữ cái, kèm 4 từ hàng ngang gợi ý, tương đương với 4 mảnh ghép hình ảnh.

Ngay khi từ hàng ngang cùng mảnh ghép gợi ý đầu tiên được lật mở, Nhựt Lam giành quyền trả lời từ khóa là "nghĩa vụ quân sự". Nam sinh cho biết xâu chuỗi từ những gợi ý đang có, cùng với việc số điểm sau vòng 1 có phần khiêm tốn nên em quyết định “mạo hiểm” để đưa ra đáp án.

Cuối cùng, đáp án chính xác về từ khóa "nghĩa vụ quân sự" đã giúp Nhựt Lam vươn lên dẫn đầu đoàn leo núi sau phần Vượt chướng ngại vật với 110 điểm. Duy Anh bám sát với 105 điểm.

490985676-592312963829804-1740202496129819430-n.jpg
Em Nguyễn Nhựt Lam, lớp 11A1, Trường THPT Cái Bè, tỉnh Tiền Giang

Tăng tốc là phần thi khá gay cấn khi các thí sinh tham dự trận đấu quý II đều liên tục có những đáp án đúng trong thời gian nhanh, khiến điểm số bám sát nhau. Ở câu cuối cùng, Duy Anh đạt điểm cao nhất. Nam sinh Trường THPT Chuyên Chu Văn An, Hà Nội vươn lên dẫn đầu với 195 điểm, theo sau là Nhựt Lam với 180 điểm, Xuân Lộc 150 điểm, Anh Phương 100 điểm.

Ở vòng thi Về đích, Duy Anh thi đầu tiên và chọn gói 3 câu 20 điểm. Nam sinh trả lời sai câu đầu tiên, đúng ở câu thứ 2 và thứ 3, kết thúc phần thi với 235 điểm.

Là thí sinh thứ hai bước vào vòng thi Về đích, Nhựt Lam chọn gói câu hỏi 20 - 20 - 30 điểm. Nam sinh đến từ Tiền Giang đã trả lời đúng 1 câu, tạm khép lại phần thi cá nhân với 200 điểm.

Hai nam sinh tiếp tục cạnh tranh quyết liệt khi liên tục giành nhau quyền trả lời ở phần chơi của Xuân Lộc và Anh Phương. May mắn đã mỉm cười với Nhựt Lam khi các câu hỏi lịch sử đều không được Xuân Lộc và Anh Phương trả lời. Sự am hiểu lịch sử giúp nam sinh Tiền Giang giành chiến thắng chung cuộc với 290 điểm. Duy Anh về nhì với 245 điểm. Xuân Lộc và Anh Phương cùng giành giải ba.

Trước đó, cái tên đầu tiên góp mặt trong trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm 2025 là Lê Quang Duy Khoa, học sinh trường THPT chuyên Quốc học, TP. Huế - quán quân quý I. Hai thí sinh còn lại sẽ được xác định ở các trận thi quý III và IV.

Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể
Giáo dục

Khung năng lực số trong trường học: Cần những nội dung, tiêu chí cụ thể

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, cần đưa ra những nội dung, tiêu chí cụ thể về Khung năng lực số cho từng đối tượng học sinh, khi áp dụng phải phù hợp với thực tế ở mỗi địa phương, nhà trường. Quá trình xây dựng văn bản phải thận trọng, kỹ lưỡng nhưng cũng không quá cầu toàn, nhận diện được những thách thức sẽ phải đối mặt.

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua
Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua

Tuần qua, giáo dục ghi nhận nhiều sự kiện đáng chú ý như hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 của học sinh Hà Nội dưới điểm trung bình, Bộ GD-ĐT đề xuất chi 91.000 tỷ đồng huy động trẻ từ 3-5 tuổi đến trường, chuyển giao cấp xã quản lý trường THCS, tiểu học và mầm non...

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học
Giáo dục

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học

Với điểm trung bình học tập 3,85/4, Nguyễn Phi Phong (Diễn Châu, Nghệ An), sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin đã trở thành Thủ khoa tốt nghiệp loại Xuất sắc của Trường Đại học Thủy lợi - nằm trong top 1% sinh viên có điểm số cao nhất toàn khóa. Đặc biệt, Phong vào làm cho công ty công nghệ chuyên về AI từ năm thứ 3 đại học. 

" Bình dân học vụ số" để làm chủ công nghệ, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh. Trong ảnh: Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng " Bình dân học vụ số"
Đời sống

Sẵn sàng vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số"

Tiếp nối tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945, "Bình dân học vụ số" vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát động không chỉ là một phong trào mang ý nghĩa xóa mù công nghệ đơn thuần, mà còn là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, mở ra cánh cửa tri thức số cho mọi tầng lớp Nhân dân.