Mưa dông làm 6 người thương vong và gây nhiều thiệt hại tại các địa phương

Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, mưa to kèm dông lốc, sét tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên và Trà Vinh ngày 4-5/8 đã làm 1 người chết, 1 người mất tích, 4 người bị thương do sét đánh.

Mưa dông làm 6 người thương vong và gây nhiều thiệt hại tại các địa phương -0
Ảnh minh hoạ

Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, mưa to kèm dông lốc, sét tại các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên và Trà Vinh ngày 4-5/8 đã làm 1 người chết (ông T.V.T, Tổ 2, phường Sa Pa, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai), 1 người mất tích (đang xác minh thông tin) do bị lũ cuốn trôi lúc 20 giờ ngày 4/8 khi đi qua tràn thuộc xã Mường Bo, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai; 4 người bị thương do sét đánh (Lào Cai, Tuyên Quang)

Mưa lớn làm 2 nhà bị sập hoàn toàn (Yên Bái, Trà Vinh); 631 nhà bị hư hỏng, tốc mái (Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên), trong đó 612 nhà thiệt hại dưới 30%; 170 nhà bị ngập (thành phố Lào Cai) và làm hư hỏng một số tài sản;  39 ha lúa bị thiệt hại (Lào Cai); 37,99 ha hoa màu bị thiệt hại (Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái); 56 con gia súc, gia cầm bị chết (Lào Cai, Tuyên Quang); 20m kênh mương bị sạt lở (Lào Cai); 180 m3  đường giao thông bị hư hỏng, sạt lở (Lào Cai).

Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ giúp đỡ người dân sơ tán tài sản và bố trí chỗ ở tạm thời cho người dân, đồng thời cắm biển cảnh báo tại khu vực bị ngập, sạt lở.

Để tiếp tục ứng phó với mưa lớn và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm trong thời gian tới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo, cảnh báo về diễn biến thời tiết, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh trên Biển Đông; thông báo kịp thời cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản và có kế hoạch sản xuất phù hợp, duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Các địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời xử lý khi có tình huống, đồng thời tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.