Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp Hà Nội

Mở rộng diện tích lúa cấy bằng máy

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, năm 2023, tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất trên địa bàn thành phố đã đạt 100% diện tích, tỷ lệ cơ giới hóa khâu gieo cấy là hơn 3% và tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch đạt hơn 90% diện tích.

Chuyển biến rõ nét

Những năm qua, huyện Phú Xuyên đã tích cực triển khai nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hộ áp dụng mạ khay, cấy máy trong sản xuất lúa. Đến nay, các khâu làm đất, thu hoạch… trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Phú Xuyên đều đạt gần 100% diện tích. Diện tích mạ khay cấy máy của huyện đạt trên 1.200ha mỗi vụ, đạt khoảng 16-18% diện tích cấy lúa, trong đó có 1 số địa phương đã đạt từ 80 - 90% diện tích gieo mạ khay cấy máy trong sản xuất. Phú Xuyên trở thành địa phương đi đầu Hà Nội về triển khai các chính sách hỗ trợ cơ giới hóa vào sản xuất.

Sử dụng máy cấy trong sản xuất vụ mùa năm 2024 tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên. Ảnh: H.G
Sử dụng máy cấy trong sản xuất vụ mùa năm 2024 tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên. Ảnh: H.G

Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Phú Phong tại xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên Lê Xuân Túc cho biết, vụ Xuân năm 2024, hợp tác xã gieo cấy 350 mẫu lúa. Tất cả diện tích lúa xuân trên địa bàn xã được áp dụng cơ giới hóa toàn phần từ làm đất, cấy máy... Chỉ 2 - 3 ngày sau ra quân sản xuất đầu năm, địa phương hoàn thành gieo cấy trước khung thời vụ. Nhiều năm qua, Nam Phong là một trong những xã có tỷ lệ cấy máy cao của Phú Xuyên, đạt 90 - 100% diện tích mỗi vụ, năng suất lúa luôn duy trì trên 60 tạ/ha/vụ.

Ông Nguyễn Văn Thông, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Phú Chuyên, xã Chuyên Mỹ cho biết, ở vụ mùa năm 2024, xã gieo cấy 245ha lúa. HTX đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, 100% diện tích lúa sử dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật; tỷ lệ cơ giới hóa khâu làm đất đạt 100%; tỷ lệ diện tích lúa cấy bằng máy đạt từ 70% đến 80%. 

Đặc biệt, lúa cấy bằng máy có mật độ đồng đều, ruộng lúa thông thoáng, ít sâu bệnh, nên giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và năng suất lúa cũng cao hơn từ 10% đến 15% so với cấy bằng tay.

Chính nhờ đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp để nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việc đưa cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng là nhu cầu cấp thiết trong sản xuất hiện nay, giúp nâng cao đời sống người dân. 

Hỗ trợ nông dân sản xuất mạ khay

Thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội cho thấy, trong vụ Xuân 2024, diện tích gieo cấy lúa áp dụng mạ khay, máy cấy trên địa bàn thành phố đạt khoảng 14%. Con số này vẫn còn khiêm tốn, nhưng là sự chuyển biến tích cực nếu biết rằng, từ năm 2024 trở về trước, phương thức canh tác mạ khay, máy cấy chỉ chiếm khoảng 3% tổng diện tích gieo cấy lúa của toàn thành phố.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, mặc dù hiệu quả từ áp dụng cơ giới hóa khâu gieo, cấy là rất cao nhưng diện tích lúa được cấy bằng máy phát triển rất chậm. Qua thực tiễn cho thấy, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến việc mở rộng diện tích lúa cấy bằng máy, trong đó khâu sản xuất mạ khay được cho là khó khăn chính.

Nhằm từng bước tháo gỡ vướng mắc trong khâu sản xuất mạ khay, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ xây dựng mô hình dây chuyền gieo mạ khay tự động.

Từ năm 2014 - 2019, Trung tâm đã hỗ trợ 17 dây chuyền gieo mạ khay tự động, năng suất gieo trung bình của 1 dây chuyền đạt 500 - 600 khay/giờ, cấy đủ cho 2ha lúa, giúp giảm chi phí sản xuất từ 180.000 - 200.000 đồng/ha so với gieo mạ khay theo phương pháp thủ công bằng giàn đẩy tay.

Để mở rộng diện tích ứng dụng cơ giới hóa trong khâu gieo cấy lúa, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đề nghị UBND thành phố, Sở NN&PTNT Hà Nội tiếp tục quan tâm hỗ trợ giống, vật tư, máy cấy, dây chuyền gieo mạ khay để khuyến khích mở rộng diện tích lúa cấy bằng máy. Cùng với đó, hỗ trợ hình thành mỗi huyện từ 1 - 2 trung tâm sản xuất mạ khay là điểm tham quan học tập cho các địa phương lân cận.

Đặc biệt là, Hà Nội cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân mua máy và tăng mức hỗ trợ để khuyến khích người dân mua máy có công suất lớn; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức thực hiện cho các HTX nông nghiệp trong thời gian đầu cũng như tạo điều kiện cho các HTX nông nghiệp vay vốn để mua máy không phải thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về phía các địa phương, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đề nghị UBND các huyện chỉ đạo UBND các xã tạo điều kiện bố trí mặt bằng cho các HTX nông nghiệp phát triển mạ khay. Bên cạnh chính sách của TP, các huyện nên có cơ chế, chính sách riêng nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích lúa cấy bằng máy.

Theo ông Phạm Văn Vĩnh, thành viên Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Bình (huyện Thường Tín), để đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu gieo cấy, các ngành chức năng cần hỗ trợ hợp tác xã thủ tục, hồ sơ vay vốn hỗ trợ của thành phố. Hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm đầu ra thuận lợi, nâng cao giá trị sản phẩm để nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, thực hiện Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND của HĐND TP. Hà Nội, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nói chung, vừa qua UBND TP. Hà Nội đã ban hành quyết định hỗ trợ việc áp dụng mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Cụ thể, trong hai năm 2024 - 2025, TP. Hà Nội sẽ bố trí khoảng 37 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện mua tổng số 201 máy cấy.

Cụ thể, trong năm 2024, Thành phố dự kiến địa điểm thực hiện tại các huyện: Mỹ Đức, Thạch Thất, Thanh Oai, Ba Vì, Phúc Thọ, Mê Linh, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Quốc Oai. Dự kiến số lượng máy cấy hỗ trợ là 89 cái, với tổng kinh phí hỗ trợ là 16,508 tỷ đồng.

Năm 2025, dự kiến địa điểm thực hiện tại các huyện: Mỹ Đức, Thanh Oai, Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Thường Tín, Đông Anh, Ứng Hòa, Quốc Oai, Phú Xuyên, Sóc Sơn. Dự kiến 20,586 tỷ đồng sẽ được UBND TP. Hà Nội hỗ trợ để mua 112 máy cấy.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm khuyến nông Hà Nội)

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.