Mang Tết ấm đến với công nhân

Với mục tiêu tất cả người lao động đều có Tết, nhiều chương trình từ thiện, hoạt động hỗ trợ công nhân nghèo đang được các cấp công đoàn, chính quyền địa phương và tổ chức đặc biệt quan tâm.

Nỗi lòng công nhân khi Tết đến gần

3 năm trước, chị Nguyễn Thị Luân theo chồng từ TP. Thanh Hóa ra Hà Nội làm công nhân tại một nhà thầu phụ tại Hưng Yên.

z6158682014093-dc2d6774047bdc7116ccce2b15581fe3.jpg
Chị Nguyễn Thị Luân (Thanh Hóa) cùng con gái 2 tuổi

Tổng thu nhập của hai vợ chồng hơn 10 triệu đồng/tháng, đủ chi trả tiền ăn, trọ, đóng học phí cho con và tiết kiệm được một khoản nhỏ.

Trước đây, chị Luân từng mở tiệm buôn bán ở quê. Công việc tất bật từ rạng sáng đến tối khuya nhưng tiền thu về lại ít, không ổn định như nghề xây dựng. Đời sống eo hẹp, thiếu thốn, không đủ nuôi 3 người con khiến hai vợ chồng trẻ luôn sợ nhắc đến Tết.

"Tết là ngày đoàn viên, nhưng khi không đủ khả năng kinh tế lại trở thành gánh nặng. Lì xì, quà cáp, quà biếu gia đình hai bên... cùng bao nhiêu khoản phải chi trả khiến người lao động với đồng lương eo hẹp như tôi vô cùng đau đầu. Chưa một lần tôi được đón cái Tết trọn vẹn", Chị Luân tâm sự.

z6158667203236-c1a3c206ec4ae1c3cf09db925a320558.jpg
Chị Lò Thị Hồng (42 tuổi, dân tộc Thái)

Tương tự, chị Lò Thị Hồng (42 tuổi, dân tộc Thái, Sơn La) cũng vì hoàn cảnh vất vả, phải rời xa bản làng nhiều năm gắn bó. Nhà đông con, chị là lao động chính nhưng kinh tế chủ yếu dựa vào rẫy ngô, sắn. Không muốn quẩn quanh với cái đói, cái nghèo, càng sợ các con thiếu thốn, chị cùng một người bạn đăng ký làm công nhân vệ sinh. Mức lương 7 - 8 triệu/tháng tuy không lớn, nhưng giúp chị trang trải cuộc sống thường ngày, trả tiền thuê nhà và nhiều khoản không tên khác trong đời sống sinh hoạt.

"Trước đây, tôi đâu dám nghĩ đến Tết. Cứ gần giáp Tết, nhìn các con chưa có quần áo mới để mặc; chưa có bánh chưng, miếng thịt là lại nặng lòng. Giờ có công việc ổn định, có lương, thưởng mùa Tết, với tôi thế là may mắn!", Chị Hồng cười.

Để người lao động đều có Tết

Có bữa cơm sum vầy, cùng gia đình đoàn tụ, hàn huyên... là những mong ước nhỏ bé, giản dị của nhiều công nhân trong dịp Tết. Bởi không phải người lao động xa xứ nào cũng có điều kiện về quê ăn Tết.

Với mục tiêu tất cả người lao động đều có Tết, nhiều chương trình từ thiện, hoạt động hỗ trợ công nhân nghèo dịp Tết từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đã góp phần mang đến niềm vui nhỏ bé cho người lao động.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao quà Tết cho các công nhân

Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang trao quà Tết cho các công nhân

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang khẳng định, chăm lo, bảo vệ và tạo ra phúc lợi lâu dài cho người lao động, xây dựng được mối quan hệ lao động ổn định, bền vững, tiến bộ chính là yếu tố giúp doanh nghiệp phát triển.

Để hưởng ứng Nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về "Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới", nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa cho công nhân và người lao động đã ra đời. Các cấp công đoàn giới thiệu việc làm, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm tiền lương, thu nhập cho đoàn viên, người lao động. Tăng cường chăm lo phúc lợi để thu hút người lao động gia nhập tổ chức công đoàn.

Dự kiến có khoảng 1,2 triệu đoàn viên, người lao động được chăm lo, hỗ trợ từ nguồn tài chính công đoàn, với hơn 1.500 tỷ đồng. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng chỉ đạo các đơn vị lên kế hoạch tổ chức chương trình “Chuyến tàu công đoàn - xuân 2025” hỗ trợ khoảng 2.000 vé tàu hai chiều (chiều đi và chiều về); tổ chức chương trình “Chuyến bay công đoàn - xuân 2025” hỗ trợ khoảng 400 vé máy bay một chiều cho người đang làm việc tại các địa phương khu vực phía nam về quê đón Tết tại các địa phương khu vực phía Bắc…

Mới đây, Báo Nhân Dân phối hợp với Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons tổ chức chương trình "Xây Tết" 2025, trao tặng 600 phần quà Tết cho công nhân làm việc tại công trường Ecopark (Hưng Yên) và 1.000 phần quà cho công nhân, người lao động tỉnh Hưng Yên.

Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?
Xã hội

Gói thầu hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu thực hiện thế nào?

Sau hai lần tổ chức đấu thầu, gói thầu xây lắp hơn 1.558 tỷ đồng thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã xác định được nhà thầu trúng. Nguyên nhân là liên danh đối thủ bị loại vì hồ sơ thiết bị và nhân sự chủ chốt không đáp ứng yêu cầu, khiến tính cạnh tranh gần như không còn.

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu
Xã hội

Hơn 90% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

Có 90,06% người dân cho rằng không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu. Đây là con số được nêu ra trong Báo cáo của Bộ Nội vụ về Kết quả Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 (SIPAS 2024) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2024).

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới
Xã hội

Hướng về cội nguồn trong kỷ nguyên phát triển mới

Mỗi độ tháng ba về, khắp mọi miền đất nước lại cùng nhau hướng về ngày Giỗ Tổ để tưởng nhớ và tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước. Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là nghi lễ truyền thống mà còn là biểu tượng thiêng liêng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước và ý thức về cội nguồn trong mỗi người dân Việt Nam.

Mô hình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 980 tại trung tâm Ngã Sáu, TP. Buôn Ma Thuột
Quốc phòng toàn dân

Dấu ấn lịch sử từ chiếc xe tăng số hiệu 980

Dưới sự chỉ huy của Đại đội trưởng Đoàn Sinh Hưởng, xe tăng mang số hiệu 980 đã cùng bộ binh quyết liệt đánh chiếm Sở Chỉ huy Sư đoàn 23 Ngụy tại Buôn Ma Thuột, tháng 3.1975. Chiến công ấy góp phần mở đầu thắng lợi vang dội của Chiến dịch Tây Nguyên, tạo bước ngoặt chiến lược cho cuộc Tổng tiến công mùa Xuân lịch sử.

Đất nước là quê hương
Xã hội

Đất nước là quê hương

Trong thời đại hội nhập và biến động không ngừng, cần nhận thức sâu sắc quê hương không chỉ là nơi chúng ta sinh ra mà còn là Tổ quốc thiêng liêng - nơi gắn bó bằng tâm hồn và trí tuệ. Câu nói “Đất nước là quê hương” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ về lòng yêu nước, nhấn mạnh tình yêu đối với đất nước không chỉ là cảm xúc cá nhân mà còn là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân đối với sự phát triển và tương lai của dân tộc. Lời kêu gọi yêu nước ấy khơi dậy niềm tự hào và truyền cảm hứng cho mỗi người hành động thiết thực vì Tổ quốc thân yêu.