Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025: Đón kỷ nguyên mới

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 dự kiến diễn ra từ 31.5 - 12.7.2025 với 10 đội thi và 6 đêm trình diễn hấp dẫn.

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) luôn là tâm điểm mỗi mùa hè của Đà Nẵng, giúp thu hút du khách, tăng nguồn thu từ du lịch cho thành phố.

phaohoa.jpg
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) là tâm điểm mỗi mùa hè của Đà Nẵng. Nguồn: TPĐN

Thông điệp dự kiến của DIFF 2025 là "Đà Nẵng - Kỷ nguyên mới", nhằm đánh dấu hành trình 50 năm xây dựng, hội nhập, phát triển, đưa ra tầm nhìn cho sự phát triển của thành phố, thể hiện khát vọng và quyết tâm của Đà Nẵng bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn khởi sắc và thịnh vượng, bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

10 đội tham gia Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 gồm các đại diện đến từ Ba Lan, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Anh, Hàn Quốc, Italy, Canada, Trung Quốc và 2 đội chủ nhà Việt Nam.

6 chủ đề của 6 đêm bắn pháo hoa hướng tới những giá trị cốt lõi để có thể đưa Đà Nẵng bước vào kỷ nguyên vươn mình. Đó là các chủ đề: Tinh hoa văn hóa, Nghệ thuật sáng tạo, Hành trình kết nối, Phát triển bền vững, Công nghệ dẫn lối và chủ đề đêm chung kết (12.7) là Đón kỷ nguyên mới.

Điểm nhấn của lễ hội năm 2025 còn là các chương trình nghệ thuật hấp dẫn. Ban tổ chức sẽ phối hợp cùng các đối tác đa dạng hóa hoạt động và sự kiện đồng hành mang tới nhiều trải nghiệm du lịch trong thời gian diễn ra DIFF, để mỗi đêm diễn là một chương trình nghệ thuật với sự góp mặt của các tài năng âm nhạc, hội tụ các nghệ sĩ tên tuổi của Việt Nam và thế giới.

Lễ hội cũng sẽ được ứng dụng công nghệ để gia tăng trải nghiệm ngắm pháo hoa cho du khách. Du khách chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh, tải app rồi quét hình ảnh ở khu vực bắn là có thể thưởng thức màn pháo hoa thực tế ảo kết hợp âm nhạc.

Ngoài ra, du khách cũng có thể quét AR trải nghiệm pháo hoa ngay cả vào những ngày không bắn pháo hoa hoặc khi DIFF đã kết thúc nhằm kéo dài niềm vui khi đến Đà Nẵng.

Văn hóa - Thể thao

Sức sống mới của ca trù Hà Nội
Văn hóa

Sức sống mới của ca trù Hà Nội

Sau 15 năm UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, tại Hà Nội, ca trù đã dần hồi sinh, vượt qua khó khăn để trở lại với đời sống tinh thần của người Việt.

Đưa di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn du khách
Văn hóa - Thể thao

Đưa di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến gần hơn du khách

Chiều 27.12, Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khai mạc Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Festival - “Mê Linh rực rỡ sắc hoa’’
Quốc hội

Festival - “Mê Linh rực rỡ sắc hoa’’

Tối 26.12, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, TP. Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo thành phố Hà Nội dự lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh lần thứ 2 với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa”.

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: “Lực hấp dẫn” từ tâm

“Điều hạnh phúc nhất là không chỉ người dân xung quanh thiền viện mà các vùng lân cận, thậm chí các thành phố khác, các nước khác nghe giới thiệu cũng tìm đến Trúc Lâm; sự lan tỏa của ngôi chùa Việt Nam không còn bó hẹp ở Kandy nữa; đó là dấu hiệu rất vui, dù mới thành lập hơn 4 năm” - Đại đức THÍCH PHÁP QUANG, trụ trì Thiền viện Trúc Lâm chia sẻ.

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Văn hóa - Thể thao

Sớm lập bảo tàng về cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày 26.12, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển tổ chức Hội thảo Khoa học “Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”. Tại hội thảo, các đại biểu cho rằng, cần sớm lập bảo tàng xứng đáng với tầm vóc và cống hiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây sẽ là “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.

Bài 2: Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người (*)
Văn hóa - Thể thao

Bài 2: Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người (*)

Bốn phương trời ta về đây chung vui/ Không phân chia giọng nói tiếng cười/ Cùng nắm tay ta kết đoàn thân ái/ Trao cho nhau những lời thiết tha... Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình, từ ngạc nhiên đến xúc động khi được cùng các em nhỏ Sri Lanka hát các bài hát Việt Nam trong khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm. Lần thứ 4 ông đến Sri Lanka cũng là lần “ấn tượng nhất và xúc động nhất”.

Khách tham quan triển lãm
Văn hóa - Thể thao

Giới thiệu di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Ngày 25.12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh đã khai mạc triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”. Sự kiện do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa văn hóa Việt trên quê hương Phật pháp

Ẩm thực, chữ viết và trang phục là những thứ quan trọng nhất để nhận diện cũng như kết nối các nền văn hóa. Và tất cả những thứ đó đều hiện diện ở Thiền viện Trúc Lâm - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại Sri Lanka. Mới được xây dựng cách đây 4 năm, nhưng Thiền viện Trúc Lâm giờ đây không chỉ là nơi tu tập thiền định mà còn trở thành điểm giới thiệu, lan tỏa văn hóa Việt Nam.