Ý kiến:

Làm rõ tổng nhu cầu vốn đầu tư để nối thông toàn tuyến

Tạ Thị YênĐại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên

Dự án đường Hồ Chí Minh lần đầu được QH Khóa XI thông qua chủ trương đầu tư từ năm 2004, cách đây gần 20 năm với Nghị quyết số 38/2004/NQ-QH11. 10 năm sau, sau khi kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện Dự án và theo đề nghị của Chính phủ, Quốc hội Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 66/2013/QH13 về kế hoạch triển khai Dự án đường Hồ Chí Minh với mục tiêu đến năm 2020 thông xe toàn tuyến.

Như vậy, có thể nói, trải dài suốt 5 khóa, Quốc hội đã thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công trình quan trọng quốc gia này. Tuy nhiên, mục tiêu nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 làn xe vào năm 2020 đã không thực hiện được, vẫn còn tới 6 đoạn với tổng chiều dài khoảng 279 km chưa triển khai.

Qua 18 năm thực hiện Nghị quyết, chúng ta vẫn chưa thông được toàn tuyến đường như mục tiêu đã đề ra. Nếu tuyến đường sớm thông suốt như thiết kế ban đầu, vào thời hạn đã định, chắc chắn sẽ phát huy được tối đa hiệu quả của dự án của tuyến đường chiến lược huyết mạch xuyên Việt phía Tây như các nghị quyết của Quốc hội đã nêu rõ.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên
Đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên

Ở đây, có một vấn đề cần được phân tích, làm rõ là, sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án đã làm giảm bao nhiêu phần trăm hiệu quả dự án, hiệu lực đầu tư của nhà nước, ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển KT-XH chung của cả nước cũng như các địa phương, vùng miền mà dự án đi qua? Những thiệt hại này có thể định lượng được không, có biểu hiện của lãng phí không? Tôi nghĩ cơ quan chủ trì dự án cần có câu trả lời trước Quốc hội về vấn đề này.Có như vậy, chúng ta mới tính tiếp tới việc cân đối bố trí vốn cho 279 km còn lại như thế nào và tại sao trong giai đoạn 2021-2025Chính phủ chỉ đề xuất bố trí vốn cho3 đoạn tuyến với tổng chiều dài 108 km? Vậy thì đoạn đường 171 km còn lại có phải sẽ để lại cho giai đoạn 2025-2030 không? Và việc này chúng ta sẽ dành lại cho QH Khóa XVI để tiếp tục quyết định hay sao?

Theo báo cáo của Chính phủ thì 171 km còn lại chưa được bố trí vốn nhằm nối thông toàn tuyến đường Hồ Chí Minh, gồm 3 đoạn:Đoạn Chợ Chu-Ngã ba Trung Sơn (thuộc dự án thành phần Chợ Mới - Ngã ba Trung Sơn); đoạn Cổ Tiết - Chợ Bến (thuộc dự án thành phần Đoan Hùng-Chợ Bến); đoạn Rạch Sỏi-Bến Nhất - Gò Quao-Vĩnh Thuậnlại thuộc những vùng trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những vùng mà lẽ ra chúng ta phải ưu tiên để bố trí vốn, nhưng chúng ta lại chưa bố trí được vốn. Đề nghị cơ quan chủ trì Dự án cần có giải trình thêm với Quốc hội về việc không ưu tiên này.

Mặt khác, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, giai đoạn 5 năm (2017-2021), việc triển khai Dự án mới chỉ đạt khoảng 8% tổng khối lượng. Như vậy là đã chậm gần 2 năm so với yêu cầu hoàn thành các dự án thành phần, nối thông toàn tuyến với quy mô 2 làn xe theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Nghị quyết và chưa rõ thời gian kết thúc.

Tôi thống nhất với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị Chính phủ làm rõ tổng nhu cầu vốn đầu tư để nối thông toàn tuyến.

Đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kể cả phải sử dụng dự phòng để hoàn thành toàn bộ 171 km còn lại để thông tuyến vào năm 2025, không để dự án bị cắt khúc nữa, làm sao để Dự án quan trọng quốc gia mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh phát huy tối đa hiệu quả, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dự án đi qua cũng như cả nước. Đây cũng là cách thức để chúng ta thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa nhưng có ý nhĩa quan trọng đối với bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Các địa phương có dự án đi qua hiện đang thi công hay chuẩn bị thi công thì cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì Dự án, sớm giải phóng mặt bằng để bàn giao cho đơn vị thi công, bảo đảm tiến độ, đồng thời quản lý tốt hành lang an toàn giao thông đường bộ.

Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024
Bản tin

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 26.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Ngày làm việc thứ 26, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc; Ủy ban Pháp luật tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 29; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội; Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh tiếp Đoàn đại biểu Liên bang Nga; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thuý tiếp Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cách mạng Thể chế Mexico.

Quang cảnh cuộc gặp
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội

Chiều 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Pháp Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội và Nhóm NSHN Việt Nam - Pháp, Phân ban Việt Nam trong APF.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, với 455/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi), với 450/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở
Thời sự Quốc hội

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng
Thời sự Quốc hội

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng

Thảo luận tại Hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 trong phiên họp sáng nay, 26.11, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng; tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo và liên tục có những cảnh báo về hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm để người dân được biết…

Quang cảnh buổi tiếp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc

Sáng 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nước CHND Trung Hoa do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bí thư Thành ủy Urumqi Trương Trụ làm Trưởng đoàn.

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân
Thời sự Quốc hội

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới.

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ
Thời sự Quốc hội

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ

Trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, thông qua việc xem xét báo cáo kết quả thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH ghi nhận để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Qua đó đã củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước; thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đối với cử tri và Nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đọc báo cáo Thẩm tra
Thời sự Quốc hội

Nhận diện đầy đủ, dự báo đúng tình hình, có giải pháp đột phá phòng, chống tham nhũng hiệu quả

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung
Thời sự Quốc hội

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật về an ninh, trật tự

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã nghe và thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.