Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Chú trọng giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay tại cơ sở

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

qh1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân

Đánh giá kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024, các ĐBQH cơ bản thống nhất với Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung này.

ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) cho rằng, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả, góp phần ổn định tình hình chung trên cả nước. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã đề cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác tiếp dân, phân loại xử lý đơn, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.

qh3.jpg
ĐBQH Mai Văn Hải (Thanh Hóa) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Đa số cấp ủy, chính quyền các cấp đã chỉ đạo thực hiện khá tốt việc tổ chức tiếp công dân; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện việc tiếp dân định kỳ, tiếp dân đột xuất. Thông qua tiếp công dân đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, giải thích cho người dân hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; tiếp nhận, phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị để giải quyết theo thẩm quyền hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết.

Qua theo dõi, ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) cũng nhận thấy, phần lớn các ý kiến, kiến nghị của cử tri, trong đó có cử tri tỉnh Quảng Nam đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành tập trung chỉ đạo, tích cực nghiên cứu, có văn bản trả lời; nội dung trả lời cơ bản đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương.

Tuy nhiên, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, vẫn còn một số ít nội dung trả lời chung chung, chưa có lộ trình giải quyết cụ thể, chưa giải quyết thỏa đáng ý kiến, kiến nghị của cử tri. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nguồn lực, kinh phí không cho phép thực hiện.

qh4.jpg
ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chia sẻ với khó khăn của Chính phủ và các Bộ, ngành khi nguồn lực đất nước có hạn, khó có thể đáp ứng một cách đầy đủ các nguyện vọng của cử tri, nhất là những kiến nghị liên quan đến đầu tư kết cấu hạ tầng, đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, bài toán đặt ra là làm sao cân đối nguồn lực hiện có, sắp xếp ưu tiên hợp lý, nhiệm vụ nào bức thiết, cần đầu tư trước, nhiệm vụ nào chưa bức thiết cần giãn tiến độ, phân kỳ đầu tư. “Một khi làm tốt bài toán này có lẽ cử tri và nhân dân hoàn toàn yên tâm, chia sẻ với khó khăn chung của đất nước”, đại biểu nhấn mạnh.

Để ý kiến, kiến nghị cử tri được quan tâm giải quyết dứt điểm, các ĐBQH Dương Văn Phước, Mai Văn Hải, Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre)… đề nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tăng cường tổ chức các hoạt động giám sát, Ban Dân nguyện thường xuyên theo dõi đôn đốc các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm và trả lời đầy đủ ý kiến kiến nghị của cử tri.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành với Ban Dân nguyện của Quốc hội, các cơ quan hữu quan và các địa phương trong việc tiếp thu, giải quyết kiến nghị của cử tri, nhất là các kiến nghị liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo rà soát các vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài, xác định rõ nguyên nhân và giao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét giải quyết.

Theo đại biểu Mai Văn Hải, phải quan tâm, chú trọng giải quyết đơn thư ngay tại cơ sở, dù chỉ là một ý kiến nhỏ của người dân cũng phải xem xét giải quyết dứt điểm tại cơ sở - như thế sẽ hạn chế được đơn thư vượt cấp. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo phải thực sự công tâm, khách quan; quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải được bảo vệ; tiền, tài sản của Nhà nước do vi phạm thì phải được thu hồi triệt để. Cùng với đó, “trách nhiệm sai phạm của tập thể, cá nhân phải được xem xét xử lý kịp thời, nghiêm minh, mọi vụ việc nếu được xem xét giải quyết kịp thời, thì tình hình sẽ ổn định, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền ngày càng được củng cố”, đại biểu nêu rõ.

Xác định rõ nguyên nhân, giao trách nhiệm giải quyết các vụ việc tồn đọng

Đánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị cử tri, nhưng ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) nhận thấy, một số kiến nghị của cử tri và đại biểu gửi đến các bộ trưởng, trưởng ngành nhưng vẫn chưa được xem xét, giải quyết thấu đáo và hiện nay cử tri vẫn liên tục kiến nghị mong được cấp có thẩm quyền giải quyết.

Trong đó, đưa ra kiến nghị về việc thanh toán vấn đề vay mượn vật tư, trang thiết bị y tế của các cơ sở y tế, bệnh viện trong phòng, chống Covid - 19, đại biểu Nguyễn Hữu Thông nhận thấy, Bộ trưởng Bộ Y tế đã thấy vấn đề, tiếp thu, ghi nhận. Tại Kỳ họp thứ Bảy, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã khẳng định hiện Bộ đang tổng hợp và xây dựng Tờ trình trình Chính phủ về phương án xử lý, trong tháng 5, 6.2024.

qh5.jpg
ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

“Sau khi Bộ trưởng thông tin những nội dung trên, cử tri và doanh nghiệp, nhất là những con nợ và chủ nợ bất đắc dĩ, rất vui mừng và mong đợi những bất cập trên sẽ được giải quyết. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy phương án xử lý”, đại biểu Nguyễn Hữu Thông nêu vấn đề.

Cho rằng đây là vấn đề khó, chưa có tiền lệ, chưa được điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đại biểu Nguyễn Hữu Thông cho rằng, quy định là do chúng ta đặt ra để giải quyết những vấn đề thực tiễn đòi hỏi. Và, ngay trong Kỳ họp thứ Tám này, Quốc hội cũng đã xem xét giải quyết những vấn đề khó và rất khó mà cuộc sống đặt ra.

qh6.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giải trình, làm rõ những vấn đề được các ĐBQH quan tâm. Ảnh: Lâm Hiển

Đối với việc giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát xác định rõ nguyên nhân và giao trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét giải quyết những vụ việc này, trong đó người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải chú trọng, kiên trì đối thoại để giải quyết tốt các vụ việc phức tạp, kéo dài.

qh7.jpg
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong giải trình, làm rõ những vấn đề được các ĐBQH quan tâm. Ảnh: Lâm Hiển

Tại phiên thảo luận, các đại biểu cũng đưa ra những vấn đề cần quan tâm trong hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho người dân trong các xã an toàn khu, vùng an toàn khu cách mạng; bố trí nguồn để đầu tư, nâng cấp, mở rộng một số tuyến đường liên tỉnh, đường cấp tỉnh; tình hình tội phạm công nghệ cao và một số tội phạm có xu hướng tăng, nhất là tội phạm ở lứa tuổi vị thành niên; công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực…

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã giải trình, làm rõ những vấn đề được các ĐBQH quan tâm.

Sôi nổi, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, tại phiên họp đã có 22 lượt ý kiến đại biểu phát biểu, không khí thảo luận rất sôi nổi, dân chủ, trí tuệ, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao.

Các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Pháp luật cơ bản đã phản ánh, đánh giá đầy đủ tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật công tác của ngành Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao công tác thi hành án, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri trong kỳ báo cáo đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Đồng thời, các đại biểu cũng cơ bản nhất trí với những đánh giá về tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, phân tích làm rõ hơn tình hình, kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và xác định trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị thêm nhiều giải pháp rất cụ thể, thiết thực, sát với thực tiễn hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và tình hình thực tế trên các lĩnh vực nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng, hiệu quả các lĩnh vực công tác này trong thời gian tới, cả về kiến nghị hoàn thiện pháp luật, cũng như giải pháp để tổ chức thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghiêm túc tiếp thu đầy đủ ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh cuộc gặp
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh gặp gỡ nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội

Chiều 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội, Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị (NSHN) Việt Nam - Pháp Nguyễn Thúy Anh đã chủ trì cuộc gặp gỡ giữa nhóm Đại sứ, Trưởng đại diện các tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội và Nhóm NSHN Việt Nam - Pháp, Phân ban Việt Nam trong APF.

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, với 455/456 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,99% tổng số đại biểu Quốc hội.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thông qua Luật Công chứng (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, chiều 26.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi), với 450/453 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm việc giải quyết kiến nghị của cử tri thực sự chất lượng, hiệu quả

Thảo luận tại Hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV và kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần tiếp tục có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ này theo hướng thực chất, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự điều hành, quản lý của Nhà nước.

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng
Thời sự Quốc hội

Sớm chấn chỉnh tình trạng mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng

Thảo luận tại Hội trường về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024 trong phiên họp sáng nay, 26.11, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng; tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo và liên tục có những cảnh báo về hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm để người dân được biết…

Quang cảnh buổi tiếp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc

Sáng 26.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tiếp Đoàn công tác Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nước CHND Trung Hoa do Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Bí thư Thành ủy Urumqi Trương Trụ làm Trưởng đoàn.

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân
Thời sự Quốc hội

Làm rõ lý do người đứng đầu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân

Thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ làm rõ lý do của việc người đứng đầu các cơ quan hành chính, nhất là việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trực tiếp tiếp công dân theo quy định của Luật Tiếp công dân để có giải pháp khắc phục, làm tốt hơn công tác này trong thời gian tới.

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ
Thời sự Quốc hội

Phối hợp chặt chẽ, hạn chế tình trạng chuyển đơn không đúng địa chỉ, không rõ căn cứ

Trình bày tóm tắt Báo cáo kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Quốc hội năm 2024, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình nêu rõ, thông qua việc xem xét báo cáo kết quả thực hiện công tác dân nguyện, nhiều vấn đề bức xúc, khó khăn, vướng mắc trong việc thực thi chính sách, pháp luật đã được các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH ghi nhận để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Qua đó đã củng cố niềm tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước; thể hiện được vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử đối với cử tri và Nhân dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đọc báo cáo Thẩm tra
Thời sự Quốc hội

Nhận diện đầy đủ, dự báo đúng tình hình, có giải pháp đột phá phòng, chống tham nhũng hiệu quả

Sáng 26.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024; kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV; kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Chiều tối 25.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Ban Chỉ đạo), đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.