Cho ý kiến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành:

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 dự án cảng hàng không Long Thành

Cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 của dự án, phân kỳ dự án chưa phù hợp, phải điều chỉnh tất cả các công đoạn từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1.

Chiều 6.11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

ct2.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Điều chỉnh phân kỳ đầu tư xây dựng Đường cất hạ cánh số 3 của dự án từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1

Theo Tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày, trên cơ sở sự cần thiết đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh Nghị quyết số 94/2015/QH13 về chủ trương đầu tư dự án và Nghị quyết số 95/2019/QH14 về Báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 1 của dự án, như sau:

Thứ nhất, điều chỉnh về quy mô, thời gian thực hiện giai đoạn 1 tại khoản 6, Điều 2 của Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25.6.2015: “Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất cuối năm 2026 hoàn thành và đưa vào khai thác".

pho-chu-tich-qh-nguyen-duc-hai-dieu-hanh-noi-dung-1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long

Thứ hai, điều chỉnh quy mô đầu tư giai đoạn 1 tại khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 95/2019/QH14 ngày 26.11.2019: “Đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm".

Thứ ba, cho phép Chính phủ tổ chức phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 của dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.

bo-truong-bo-giao-thong-van-tai-nguyen-van-thang-trinh-bay-bao-cao-3587.jpg
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày Tờ trình điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Hồ Long

Báo cáo thẩm tra sơ bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày nêu rõ, Thường trực Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án với những lý do đã được nêu tại Tờ trình của Chính phủ.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, Nghị quyết số 140/2024/QH15 của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đã giao Chính phủ xem xét đầu tư bổ sung đầu tư thêm một đường cất hạ cánh, san lấp toàn bộ mặt bằng (thuộc giai đoạn 2) của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Đối với các nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, như về quy mô đầu tư giai đoạn 1, Chính phủ kiến nghị “điều chỉnh phân kỳ đầu tư xây dựng Đường cất hạ cánh số 3 của dự án từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1” (thay đổi so với nội dung khoản 6, Điều 2, Nghị quyết số 94/2015/QH13 và khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 95/2019/QH14).

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, việc xây dựng ngay “Đường cất hạ cánh số 3” bên cạnh và cách “Đường cất hạ cánh số 1” đang đầu tư 400m về phía Bắc, để đưa vào khai thác đồng bộ cùng với giai đoạn 1 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho việc quản lý, khai thác, đáp ứng nhu cầu khai thác khi một đường cất hạ cánh gặp sự cố, bảo đảm sự khai thác liên tục của Cảng hàng không và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư dự án, do đó nhất trí với đề xuất của Chính phủ.

chu-nhiem-uy-ban-kinh-te-vu-hong-thanh.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Hồ Long

Có ý kiến cho rằng, chi phí đầu tư Đường cất hạ cánh số 3 khoảng 3.304 tỷ đồng, được sử dụng từ nguồn tiết kiệm sau đấu thầu và dự phòng, tuy nhiên chi phí dự phòng được sử dụng cho khối lượng, công việc phát sinh và trượt giá của dự án đang trong quá trình thực hiện, do đó việc sử dụng chi phí này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dự án, vì vậy đề nghị Chính phủ bổ sung, làm rõ.

Về thời gian thực hiện giai đoạn 1, Chính phủ kiến nghị “điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn 1 của dự án đến hết ngày 31.12.2026” (thay đổi so với nội dung khoản 6 Điều 2 Nghị quyết số 94/2015/QH13).

Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, dự án đã chậm tiến độ so với yêu cầu “chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác” tại Nghị quyết số 94/2015/QH13, ngoài các nguyên nhân khách quan đã nêu tại Tờ trình, đề nghị làm rõ hơn các nguyên nhân chủ quan dẫn đến chậm tiến độ dự án. Đồng thời, cân nhắc, rà soát điều chỉnh thời gian phù hợp, phấn đấu nỗ lực cao nhất để bảo đảm hoàn thành dự án đưa vào vận hành, khai thác hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế lưu ý, có ý kiến đề nghị làm rõ nguyên nhân do chậm tiến độ dự án nên mới đề xuất bổ sung đầu tư đường cất hạ cánh số 3; đề nghị làm rõ trách nhiệm và rút bài học kinh nghiệm để khắc phục trong thời gian tới cũng như trong tổ chức thực hiện các dự án quan trọng quốc gia khác. Do đó, đề nghị Chính phủ bổ sung, làm rõ các ý kiến nêu trên.

Hoàn chỉnh sớm hồ sơ, thủ tục dự án gửi các đại biểu Quốc hội

Liên quan đến việc điều chỉnh về quy mô, thời gian thực hiện giai đoạn 1 tại khoản 6, Điều 2 của Nghị quyết số 94/2015/QH13 ngày 25.6.2015: “Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía Bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất cuối năm 2026 hoàn thành và đưa vào khai thác", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, “cách đây hơn 2 tháng khi đến kiểm tra, giám sát thực tế tại dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tôi nhận thấy đề nghị điều chỉnh này là phù hợp”.

Nhấn mạnh cử tri và Nhân dân rất mong đợi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương hoàn thiện sớm hồ sơ, thủ tục để gửi đại biểu Quốc hội.

cac-dai-bieu-du-phien-hop.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Đặc biệt phải rút kinh nghiệm như với hồ sơ Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, “lẽ ra phải gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ ngày 19.10, nhưng hôm qua Chính phủ mới gửi, trễ hơn so với Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, phải hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục 2 dự án này thật sớm để đại biểu Quốc hội có thời gian nghiên cứu, thảo luận kỹ.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại Kỳ họp thứ Tám này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ, Tờ trình.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 của dự án, phân kỳ dự án chưa phù hợp, phải điều chỉnh tất cả các công đoạn từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1.

cac-dai-bieu-du-phien-hop-1.jpg
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Chính phủ chỉ đạo gắn trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư, nhà thầu trong việc bảo đảm tiến độ dự án, hoàn thành giai đoạn 1 điều chỉnh chậm nhất vào cuối năm 2026, bảo đảm chất lượng của dự án, nguồn vốn thực hiện như trong Tờ trình, không để phát sinh dẫn đến phải thực hiện thủ tục điều chỉnh, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần tiếp tục có giải pháp để ổn định đời sống, chỗ ở, sinh kế, việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, người dân trong vùng bị ảnh hưởng của dự án, tiếp tục triển khai hiệu quả các nội dung khác theo Nghị quyết của Quốc hội về dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Thống nhất cần có chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án, tuy nhiên để bảo đảm khả thi, tăng tính thuyết phục khi cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Theo đó, chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết, tác động tiêu cực ít, bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, có ý kiến đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường chiều 6.11
Thời sự Quốc hội

Gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm trong áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng phải bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực

Cho ý kiến với quy định về phân cấp, thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý tại Điều 18, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, khi thay đổi phân cấp, phân quyền cần lưu ý đến tính khả thi, năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị được phân cấp, cũng như bảo đảm có sự phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước; về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn
Thời sự Quốc hội

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn

“Có những công trình nhỏ, như điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông... và các công trình cấp bách, nếu phải chờ ý kiến của Thủ tướng mới triển khai sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững

Nhấn mạnh 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa của năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn). Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tạo tiền đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khai thác khoáng sản

Cho ý kiến về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản chiều nay, 5.11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định cụ thể về thu hồi khoáng sản tại các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các loại khoáng sản đặc thù; xem xét giao thẩm quyền phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cho HĐND cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về phê chuẩn việc thôi làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Khóa XV tỉnh Khánh Hòa và Nghị quyết số 1265/NQ-UBTVQH15 ngày 30.10.2024 về việc giao Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH Khóa XV tỉnh Khánh Hòa.