- Huy động hàng chục nghìn tỷ trái phiếu để xây cao ốc nhưng dự án “đắp chiếu”, tiền vào Saigon Glory rồi “chảy” đi đâu?
- Mang tiền tỉ đi mua trái phiếu công ty thành viên của Bitexco, hàng loạt người dân kêu cứu vì không thu được tiền gốc và lãi khi đáo hạn
- Nợ trái phiếu dồn dập, kinh doanh thua lỗ, thành viên của Bitexco kiếm đâu tiền để trả gốc 3.000 nghìn tỷ?
Vừa qua, Báo Đại biểu Nhân dân nhận được phản ánh của hàng loạt cử tri là trái chủ của các lô trái phiếu do Công ty TNHH Saigon Glory (công ty con của Bitexco) phát hành.
Nhiều trái chủ tỏ ra hoang mang vì công ty này đã không thể trả nợ trái phiếu đúng hạn dẫn đến tài sản bị “mắt kẹt” chưa thể thu hồi nên đã đồng loạt gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng với hy vọng đòi lại quyền lợi chính đáng.
Liên quan đến sự việc, Luật sư Lê Ngọc Hoàng – Trưởng Văn phòng Luật sư Long Tâm (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) có quan điểm:
Đây là một loại tranh chấp tương đối mới và phức tạp trong thời kỳ thị trường bất động sản đang bị khủng hoảng hiện nay nên trước tiên chúng ta cần hiểu các nội dung cơ bản của vụ việc theo sau:
Trái phiếu là một loại chứng khoán, công cụ tài chính mà doanh nghiệp hoặc tổ chức phát hành để vay vốn từ công chúng hoặc các nhà đầu tư. Trong vụ việc này Công ty phát hành trái phiếu là Công ty TNHH Saigon Glory (Công ty con của Bitexco) thông qua Tổ chức phát hành (Công ty Chứng khoán Tân Việt) để huy động vốn ngắn hạn với tài sản đảm bảo cho việc thanh khoản là bất động sản hình thành trong tương lai (Tòa tháp A – Một cấu phần trong Dự án The Spirit ở quận 1, TP. Hồ Chí Minh – Khu Tứ giác Bến Thành) được định giá 18.000 tỉ đồng và tài sản vốn góp của Bitexco tại Công ty TNHH Saion Glory (Vốn Điều lệ 7.000 tỉ đồng).
Những người mua trái phiếu là chủ nợ của Công ty TNHH Saigon Glory theo một giao dịch, hợp đồng dân sự về thời hạn trả nợ gốc 3 năm và lãi 11%/tháng với lô trái phiếu trị giá 10.000 tỉ đồng. Và đến thời điểm đáo hạn Saigon Glory đã thực sự đã mất khả năng chi trả cho toàn bộ số trái phiếu này. Các bên không đồng thuận việc gia hạn thanh toán.
Hiện tài sản đảm bảo (Tòa tháp A – Dự án Tứ Giacs Bến Thành) chỉ được định giá 4.600 tỉ đồng tại thời điểm tháng 8.2023. Bên cạnh đó tình hình tài chính của Công ty TNHH Saigon Glory là hết sức lo ngại: Năm 2022 lỗ 152 tỉ đồng; nợ phải trả cao gấp 4 lần vốn chủ sở hữu (27.300 tỉ), trong đó nợ lô trái phiếu 10.000 tỉ đồng.
Như vậy, thứ nhất, cơ quan pháp luật cần phải nhanh chóng vào cuộc làm rõ việc sử dụng 10.000 tỉ đồng huy động từ trái phiếu đã được Saigon Glory sử dụng vào mục đích gì, đã đúng mục đích huy động hay chưa?
Thứ hai, trên cơ sở hợp đồng mua bán trái phiếu đã đến hạn thanh khoản, các trái chủ lô trái phiếu 10.000 tỉ hoàn toàn có quyền đứng Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn/Công ty TNHH Saigon Glory tại Tòa án với vụ án “Tranh chấp hợp đồng mua trái phiếu” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Khoản 1, Điều 30 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trong trường hợp Bị đơn/Công ty TNHH Saigon Glory không có khả năng thanh toán tiền trái phiếu (Gốc và lãi đến thời điểm Tòa án ra bản án có hiệu lực pháp luật) thì các Chủ nợ có quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án bán đấu giá tài sản đảm bảo để trả lại quyền lợi cho họ.
Tuy nhiên, để xử lý vụ án sẽ xuất hiện nhiều vấn đề pháp lý phức tạp cần giải quyết là:
Các trái chủ chỉ thu được tiền khi xử lý tài sản đảm bảo “Là tài sản hình thành trong tương lai/Là bất động sản Dự án bao gồm cả quyền sử dụng đất”. Tuy nhiên “Quyền sử dụng đất” thì lại không được phép đem ra làm tài sản bảo đảm …. theo quy định tại Khoản 4, Điều 10, Nghị định 21/2022 qui định thi hành bộ luật dân sự về thực hiện nghĩa vụ "4.Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất”. Tức là Hợp đồng mua trái phiếu đã bị vô hiệu ngay từ đầu và hậu quả các trái chủ gánh chịu ngay chắc chắn ít nhất là 1/2 trong đó.
Vụ án phải có sự tham gia của nhiều đương sự khác : (1) Công ty phát hành chứng khoán; (2) Tổ chức quản lí tài sản bảo đảm hoặc Ngân hàng bảo lãnh cho việc phát hành chứng khoán; (3) Trong trường hợp tài sản đảm bảo này là các căn hộ đã được kí kết bán cho người mua thì sẽ phải có sự tham gia của rất nhiều cá nhân này…
Do Công ty TNHH Saigon Glory mất khả năng cân đối tài chính nghiêm trọng nên chắc chắn phải bán đấu giá tài sản hiện nay. Nhưng việc bán tài sản này không dễ bởi: Tài sản đảm bảo hiện chỉ xây đến tầng 4 (Và bị tạm dừng không biết đến khi nào mới tiếp tục); Việc bán đấu giá tài sản còn liên quan đến quy định pháp luật về chuyển nhượng Dự án theo quy định của Luật đầu tư chứ không đơn giản?; Giá trị tài sản không thể cao như định giá vì đây là tài sản không hoàn chỉnh…
Với số tiền thu được từ tài sản đấu giá dự kiến không được cao như định giá bởi đây là “Tài sản hình thành trong tương lai” thì các Trái chủ sẽ khó thu lại đủ tiền vốn bỏ ra và có thể phải tiếp tục yêu cầu Công ty TNHH Saigon Glory thực hiện nghĩa vụ thanh toán nốt bằng một vụ kiện “Yêu cầu phá sản Doanh nghiệp” trong khi số nợ của Công ty đã gấp 4 lần số vốn thì lấy đâu ra mà trả cho Họ?. Và thời gian để các cơ quan tố tụng giải quyết xong thì sẽ là rất lâu…
“Tuy nhiên với vai trò Luật sư tư vấn, giải quyết tranh trong lĩnh vực chứng khoán, doanh nghiệp nhiều năm tôi có lời khuyên cho các Trái chủ (Thực chất hiện nay là “Trái Đắng Chủ”) nhanh chóng yêu cầu các cơ quan pháp luật có thẩm quyền giải quyết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mình”, Luật sư Lê Ngọc Hoàng chia sẻ.