Hội nghị Khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc XVIII 2024

Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức hoạt động khuyến công

Kinh nghiệm của các tỉnh, thành phố phía Bắc cho thấy, việc xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch khuyến công phải được phân công, phân cấp cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; đồng thời, nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động khuyến công.

Hỗ trợ hiệu quả

Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết, lĩnh vực công nghiệp nông thôn không những thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố nói chung mà còn tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập của người dân. Qua 10 năm tổ chức triển khai, công tác khuyến công của Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực. Theo đó, đã đào tạo 625 lớp truyền nghề, nâng cao tay nghề cho gần 22.000 lao động nông thôn, 16 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 800 lao động các tỉnh miền núi phía Bắc. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở nông thôn; hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu... Từ đó, khuyến khích nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thời gian qua nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ rất hiệu quả, đúng hướng, đúng đối tượng. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời gian qua nguồn vốn khuyến công đã hỗ trợ rất hiệu quả, đúng hướng, đúng đối tượng. Ảnh: Hạnh Nhung

Chương trình khuyến công của Ninh Bình cũng lan tỏa mạnh mẽ đến các địa bàn nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, Ninh Bình đã triển khai 31 đề án khuyến công quốc gia và địa phương với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 7,1 tỷ đồng. Các chương trình khuyến công đã khuyến khích các cơ sở công nghiệp thúc đẩy sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ... Chính sách khuyến công dần được hoàn thiện đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp các doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất. Công tác khuyến công trên địa bàn Ninh Bình hỗ trợ có hiệu quả, đúng hướng, đúng đối tượng, đúng múc đích phát huy được lợi thế vùng nguyên liệu sẵn có của địa phương, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Tổng Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh (Hà Nội) Hà Thị Vinh nhấn mạnh, hiệu quả từ công tác khuyến công mà doanh nghiệp nhận được là rất lớn. Nhờ có nguồn vốn khuyến công hỗ trợ, doanh nghiệp đã đầu tư, ứng dụng công nghệ, qua đó cải thiện vấn đề ô nhiễm môi trường, lò nung sạch, bảo đảm xuất khẩu. Đến nay, gốm sứ Quang Vinh đã xuất khẩu đến 30 nước trên thế giới. Ngoài ra, công tác khuyến công cũng hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong khâu đào tạo, ứng dụng công nghệ số, các hội viên cũng được hưởng lợi trong quản trị…

Quan tâm hỗ trợ kinh phí 

Kinh nghiệm Sở Công Thương Hà Nội cho thấy, việc xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch khuyến công phải được phân công, phân cấp cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn; nâng cao trách nhiệm, vai trò của các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động khuyến công. Hằng năm ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình khuyến công bám sát nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn và khả năng cân đối ngân sách; thường xuyên rà soát, xây dựng, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các cơ chế chính sách của thành phố trong lĩnh vực công thương...

Các địa phương cũng cho rằng, để đạt mục tiêu năm 2024, chính sách khuyến công cần sớm được hoàn thiện trong thời gian tới. Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương cần quan tâm hơn nữa việc triển khai hoạt động khuyến công.

Cụ thể, Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hòa Bình Hoàng Xuân Tiến kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ quy định các khoản hỗ trợ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như kinh phí hỗ trợ khuyến công là khoản thu nhập được miễn thuế; phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ quy định thống nhất duy trì ổn định mô hình tổ chức bộ máy các Trung tâm khuyến công trực thuộc Sở Công Thương là đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước lĩnh vực công thương; bảo đảm nguồn chi thường xuyên hằng năm phục vụ cho các hoạt động công tác của đơn vị. 

Cùng với đó, Cục Công Thương địa phương quan tâm ưu tiên bố trí kinh phí khuyến công quốc gia cho các tỉnh miền núi nói chung và Hòa Bình nói riêng.  Đồng thời, xem xét tăng định mức hỗ trợ kinh phí cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay để khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển cụm công nghiệp; hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn. 

Đại diện Sở Công Thương Hà Nam cho rằng, cần bám sát các quy định của Nhà nước về khuyến công; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện tốt hoạt động khuyến công; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ khó khăn để hoàn thành đề án đúng tiến độ…

Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh
Kinh tế

Nestlé Việt Nam thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh góp phần kiến tạo tương lai xanh

Trong khuôn khổ “Diễn đàn và Triển lãm về Kinh tế Xanh (GEFE) 2024” do Bộ Công Thương và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam đồng chủ trì tổ chức từ ngày 21 – 23.9, Nestlé Việt Nam đã chia sẻ kết quả của chương trình NESCAFÉ Plan, sáng kiến góp phần thúc đẩy hệ thống thực phẩm tái sinh, tăng sinh kế cho người nông dân, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần tái tạo tương lai xanh.

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính
Kinh tế

Phân cấp thủ tục hành chính phải gắn với rút ngắn thời gian thực hiện

Góp ý Dự thảo Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm giấy phép và đổi mới hoạt động cấp phép tại bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2025 - 2030, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị bổ sung nội dung: phân cấp thực hiện thủ tục hành chính phải gắn với việc rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, các phương án cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục phải thực chất, bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả của các giải pháp.

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng
Tài chính

Techcombank công bố lợi nhuận quý 3 đạt 22,8 nghìn tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank đạt 22,8 nghìn tỷ đồng, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 37,4 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm tăng lần lượt so với cùng kỳ là 33,5% và 28,9%. Ngân hàng tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 40,5%, nhờ số dư CASA đạt mức cao kỷ lục 200 nghìn tỷ đồng...