Giá vật liệu tăng cao nhưng nhà thầu vẫn đua nhau giảm giá

Nguồn vật liệu khan hiếm, giá vật liệu tăng cao nhưng nhiều nhà thầu trong ngành xây dựng lại đang đua nhau giảm giá, thậm chí biết lỗ vẫn làm. Để có được “đơn hàng”, các nhà thầu bị cuốn vào cuộc đua giảm giá, nhận thầu với tiêu chí "giá nào cũng làm", dẫn đến các doanh nghiệp này thường có lợi nhuận rất mỏng trong khi rủi ro lại tăng cao.

Khan hiếm vật liệu cát

Trong giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) triển khai đồng loạt các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, nhu cầu sử dụng cát để san lấp, đắp nền cho các dự án giao thông rất lớn.

Gói thầu thi công cầu Đại Ngãi 1 đang chậm trễ do khan hiếm cát đắp nền. Ảnh: Minh Anh
Gói thầu thi công cầu Đại Ngãi 1 đang chậm trễ do khan hiếm cát đắp nền. Ảnh: Minh Anh

Chỉ tính riêng 4 dự án cao tốc trọng điểm đang triển khai là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cao Lãnh - An Hữu và Mỹ An - Cao Lãnh có nhu cầu khoảng 56 triệu mét khối cát, chưa kể nhu cầu vật liệu cát để đắp nền cho các dự án khác do địa phương làm chủ đầu tư. Vì thế, nguồn cát cung ứng tại vùng ĐBSCL cho các dự án giao thông không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Theo báo cáo của UBND TP. Cần Thơ, thành phố đang tập trung triển khai Dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1, với tổng chiều dài 37,4km. Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt thì nhu cầu cát san lấp cho dự án khoảng 7 triệu mết khối (khối rời). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án gặp khó khăn về nguồn cát san lấp, dù đã được tỉnh An Giang hỗ trợ 2,3 triệu mét khối, nhưng vẫn còn thiếu khoảng 4,7 triệu mét khối cát.

Tương tự, cao tốc Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài hơn 110km (chia thành hai dự án thành phần, đoạn Cần Thơ - Hậu Giang dài hơn 37km và đoạn Hậu Giang - Cà Mau có chiều dài hơn 73km), đi qua địa bàn TP. Cần Thơ và 4 tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau. Dự án khởi công tháng 1.2023 và dự kiến cuối năm 2025 cơ bản hoàn thành, nhưng hết quý I.2024 vẫn thiếu 3 triệu mết khối cát chưa xác định được nguồn khai thác.

Tại tỉnh Đồng Tháp, năm 2024 tổng nhu cầu sử dụng cát san lấp các công trình đầu tư công của tỉnh khoảng 10 triệu mét khối. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, dự kiến đến đầu tháng 9.2024 mới có nguồn cát cấp cho công trình, nhưng cũng chỉ có thể cung ứng tối đa khoảng 3 triệu mét khối, đáp ứng hơn 30% so với tổng nhu cầu.

 Chênh lệch lớn giữa giá công bố với giá thực tế

Tại tỉnh Bến Tre, Dự án cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bến Tre làm chủ đầu tư, dự kiến khởi công vào quý II.2024 và sẽ hoàn thành vào quý II.2026. Theo tính toán, tổng khối lượng vật liệu cát đắp nền phục vụ dự án xây dựng cầu Ba Lai 8 cần khoảng 1,68 triệu mét khối (bao gồm đắp nền đường, đắp bù lún và đắp gia tải). Bên cạnh đó, dự án cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre đang thi công cũng thiếu khoảng 300.000m3 cát, các nhà thầu vẫn phải “loay hoay” tìm nguồn cát phục vụ thi công công trình này.

Theo công bố giá vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bến Tre tháng 1.2024 của Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre, giá cát đen san lấp khoảng 200.000đ/m3, giá đá theo công bố giá là 540.000đ/m3. Tuy nhiên, các mỏ trên địa bàn tỉnh Bến Tre không bảo đảm về trữ lượng và chất lượng nên phải sử dụng thêm nguồn cát thương mại từ các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long… với đơn giá khoảng 295.000đ/m3 (chênh lệch 95.000đ/m3 so với giá công bố). Đối với giá đá thực tế theo khảo sát trên địa bàn tỉnh Bến Tre khoảng 590.000đ/m3 (chênh lệch 50.000đ/m3 so với giá công bố).

Chênh lệch lớn giữa giá công bố và giá thực tế về vật liệu cát, đá chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại lớn cho nhà thầu khi bỏ giá không sát thực tế.

Nhà thầu đua nhau giảm giá?

Vật liệu xây dựng khan hiếm, giá tăng cao, nhiềudoanh nghiệp càng làm càng lỗ… thế nhưng vẫn chấp nhận hạ giá để kiếm dự án. Từ chỗ “đói” việc nhưng vẫn phải nuôi bộ máy, nuôi công nợ…, để có dòng tiền duy trì doanh nghiệp thì cách mà nhiều nhà thầu đang buộc phải làm là cạnh tranh bằng giá. Việc giảm giá mang tính đột biến, bất thường sẽ đi kèm rủi ro cao về chất lượng và tiến độ cho công trình, cùng với đó là những hệ lụy khôn lường.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC)  cho biết, trong cơ cấu dự toán của công trình xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí chung. Chi phí trực tiếp là vật liệu (cát, đá, sỏi, xi măng, sắt, thép…) đã có đơn giá. Thậm chí có những loại vật liệu nhà thầu phải mua lại trên thị trường với giá thực tế cao hơn rất nhiều so với đơn giá được công bố. 

Khi triển khai các công trình hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án đường cao tốc, nhà thầu phải mua đất, cát đắp nền với giá cao hơn nhiều lần so với đơn giá dự toán, thậm chí khan hiếm nguồn cung vật liệu, muốn trả nhiều tiền cũng không mua nổi.

Nhận định về thực trạng giảm giá sốc khi đấu thầu dự án giao thông, ông Hiệp cho rằng, hiện nay có những nhà thầu "đói việc" hoặc phải cân đối dòng tiền để thanh toán công nợ với ngân hàng, trang trải chi phí duy trì bộ máy… nên tìm cách trúng thầu bằng mọi giá. Điều này rất nguy hiểm, bởi nếu giao gói thầu cho những nhà thầu có tiềm lực yếu rất có thể xảy ra tình huống khi dự án đang triển khai bị "vỡ trận" giữa chừng.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhiều địa phương sớm đạt “KPI” du lịch năm 2024

Còn 3 tháng nữa mới hết năm nhưng ngành du lịch của một số tỉnh, thành phố đã cán đích sớm. Hàng loạt sự kiện văn hóa, thể thao gắn với du lịch trong những tháng cuối năm, và mùa cao điểm đón khách quốc tế là cơ hội để ngành bứt phá.

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định
Kinh tế

Kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét, sản xuất, kinh doanh ổn định

Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tú cho biết 9 tháng năm 2024, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét; sản xuất, kinh doanh duy trì ổn định, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kết quả khá, thành phố thu hút trên 1.540 triệu USD vốn FDI; Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng khá so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách.

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn
Kinh tế

Chủ tịch HĐQT Meey Group: Ứng dụng công nghệ BĐS sẽ nhanh chóng trở thành thói quen khi người ta nhận ra lợi ích to lớn

Ông Hoàng Mai Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Meey Land (Meey Group) cho rằng, ứng dụng công nghệ trong bất động sản sẽ nhanh chóng trở thành thói quen của người dân khi họ nhận ra những lợi ích to lớn của công nghệ, dù ban đầu có thể hơi lạ lẫm.

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
Kinh tế

Eximbank nhận giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024

Tối 3.10, tại Lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Á - Enterprise Asia tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã vinh dự được trao tặng giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024. Giải thưởng này không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Eximbank trong việc đổi mới và phát triển bền vững; mà còn tôn vinh những đóng góp tích cực của ngân hàng vào hệ sinh thái tài chính khu vực.

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn
Kinh tế

Cột mốc phát triển mới của Đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn

Sau gần 5 năm kể từ khi ra mắt, cùng với số lượng dân cư gia tăng mạnh mẽ, Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức) không ngừng bổ sung hàng loạt tiện ích mới. Đây cũng là cách mà Vinhomes tri ân với khách hàng, những người đã tin tưởng lựa chọn đại đô thị đáng sống bậc nhất Sài Gòn làm nơi an cư, lạc nghiệp.

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật Quản lý phát triển đô thị cần làm rõ các tiêu chí về đô thị đặc thù; quan tâm đến đô thị thích ứng biến đổi khí hậu; xác định rõ vai trò, vị trí của đô thị trong đóng góp, phát triển kinh tế - xã hội...

 Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều
Kinh tế

Tình hình doanh nghiệp lạc quan hơn rất nhiều

Khảo sát nhanh gần đây cho thấy, tình hình doanh nghiệp đã lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện niềm tin đã được củng cố, tăng cường. Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá “tích cực” về kinh tế vĩ mô trong 12 tháng tới cao gấp 5 lần so với kỳ khảo sát trước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết.

Các đại biểu thảo luận tại hội thảo.
Kinh tế

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học

Để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học, Chủ tịch Mạng lưới Trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam (VNEI) Nguyễn Trung Dũng cho rằng, trước tiên, các trường phải xác định mục tiêu là gì và tùy chiến lược, nguồn lực của mình để quyết định theo hướng nào...

Toàn cảnh hội thảo
Kinh tế

Sớm có chính sách hỗ trợ sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo

Tại hội thảo "Thúc đẩy phát triển vật liệu xanh: Giải pháp bền vững cho một tương lai xanh" do Bộ Xây dựng tổ chức ngày 3.9, Viện trưởng Viện Vật liệu xây dựng Nguyễn Quang Hiệp cho rằng, để thúc đẩy sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn và xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, tái tạo.

Cán bộ nhân viên nhà máy chào mừng đoàn tham quan.
Kinh tế

Khách hàng khám phá quy trình sản xuất tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) vừa tổ chức các buổi tham quan Nhà máy Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ cho nhiều đoàn khách hàng tiêu biểu từ miền Bắc và Đông Nam Bộ. Những chương trình này không chỉ là cơ hội giao lưu mà còn giúp khách hàng tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất cũng như công nghệ tiên tiến tại nhà máy.

Sau 5 năm thực thi CPTPP đóng vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại Việt Nam và các thị trường khu vực châu Mỹ
Kinh tế

Tận dụng CPTPP để mở rộng thương mại với châu Mỹ

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau 5 năm thực thi đã đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại của Việt Nam với các thị trường châu Mỹ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước châu Mỹ năm 2023 đạt 137,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 114,5 tỷ USD.

Xây dựng, phát triển nền kinh tế Thủ đô theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Kinh tế

Xây dựng, phát triển nền kinh tế Thủ đô theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Hà Minh Hải 70 năm qua, từ ngày Thủ đô Hà Nội được giải phóng (10.10.1954), Hà Nội đã và đang thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mục tiêu xây dựng Hà Nội thành Thủ đô xã hội chủ nghĩa bình yên, tươi đẹp, phồn thịnh về vật chất, tinh thần.