TP Hồ Chí Minh

Kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm kênh, rạch

Hiện nay, hàng trăm đoạn sông, kênh, rạch ở TP Hồ Chí Minh đang bị doanh nghiệp, người dân lấn chiếm, khiến dòng chảy ngày càng hẹp, tình trạng ngập diễn ra thường xuyên và mỗi năm lại nghiêm trọng hơn. Thực tế này đã và đang gây ra nhiều hậu quả và hệ lụy nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn gây mất an toàn, đe dọa đến tính mạng người dân.

Hệ thống kênh, rạch bị xâm lấn

UBND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện ban hành kế hoạch chi tiết, thể hiện rõ các mốc thời gian xử lý, khẩn trương xử lý nghiêm, dứt điểm và di dời các trường hợp xây dựng lấn chiếm hệ thống thoát nước. Quận, huyện và phường, xã nào để hành lang sông, kênh, rạch bị lấn chiếm hay tái lấn chiếm, thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn thành phố hiện có gần 3.000 sông, kênh, rạch, trong đó khu vực nội thành có 5 hệ thống kênh, rạch chính với tổng chiều dài khoảng 55km, đảm nhận chức năng tiêu thoát nước cho khu vực nội thành. Tuy nhiên, lâu nay tình trạng lấn chiếm sông, rạch để mở quán ăn, xây nhà ở diễn ra ở nhiều nơi, dẫn đến hệ thống kênh, rạch, cống thoát nước như bị bức tử.

Dài 500m nhưng rạch Bà Lào đoạn qua ấp 1, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh đang bị lấn chiếm vô tội vạ. Từng đoạn của con rạch này bị người dân san lấp, xây dựng nhà trái phép; một số đoạn ngập kín rác thải. Bà Nguyễn Minh Ngọc, xã Bình Hưng chia sẻ, do bị san lấp nên mỗi lần mưa nước không thoát được, dẫn đến ngập cả khu vực. Tình trạng này kéo dài nhiều năm qua, tuy nhiên dù người dân sinh sống ở đây đã nhiều lần lên tiếng song cho đến nay vi phạm vẫn không được xử lý, ngược lại con rạch này tiếp tục bị lấn chiếm bởi các công trình nhà ở, quán ăn, bến bãi, kho chứa.

Hay ở một đoạn rạch khác ở phường An Lạc A, quận Bình Tân, rạch Bà Tiếng cũng đang bị các công trình xây lấn, gây nghẽn dòng chảy, ngập úng thường xuyên.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh, toàn thành phố hiện có hơn 350 điểm, đoạn sông rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép. Trên thực tế, số đoạn, điểm sông, rạch bị lấn chiếm có thể cao hơn nhiều do việc xử lý, khắc phục vi phạm của các quận huyện, đơn vị chức năng còn chậm, trong khi vi phạm ngày càng phát sinh nhiều.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Mỹ cho biết, địa bàn có sông, kênh, rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép nhiều nhất ở quận 2, 9, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức, huyện Bình Chánh và Nhà Bè. Trong đó, chỉ tính riêng huyện Bình Chánh hiện có 79 điểm, đoạn sông rạch bị lấn chiếm, san lấp, tập trung chủ yếu ở các xã Bình Hưng, An Phú Tây, Phạm Văn Hai, Vĩnh Lộc A; đối tượng vi phạm không chỉ có người dân mà có cả doanh nghiệp với diện tích san lấp lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn mét vuông.

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị người dân lấn chiếm xây dựng nhà ở Nguồn: ITN
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị người dân lấn chiếm xây dựng nhà ở
Nguồn: ITN

Kiên quyết xử lý vi phạm

Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Thanh Mỹ, ngoài việc gây tắc nghẽn dòng chảy, ngập úng, ô nhiễm môi trường, việc sông, kênh, rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép tràn lan còn để lại nhiều hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng khác. Trong đó, nguy cơ sạt lở cao, uy hiếp mạng sống người dân là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay. Đáng lo là vậy nhưng công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của nhiều địa phương lại buông lỏng, phớt lờ, thậm chí có nơi cán bộ có dấu hiệu tiếp tay cho vi phạm tồn tại.
Đại diện Sở Giao thông - Vận tải TP Hồ Chí Minh cũng cho hay, để sông rạch bị lấn chiếm, san lấp trái phép ngày càng nhiều, trách nhiệm trước hết thuộc về chính quyền địa phương. Trong đó, nguyên nhân chính là công tác theo dõi, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, nhất là cấp phường xã trong việc phát hiện, xử lý hành vi lấn chiếm, san lấp sông, rạch trái phép gần như bị bỏ ngỏ. Thậm chí, có nơi, cả con rạch dài hàng trăm mét bị san lấp, vi phạm kéo dài từ tháng này sang tháng khác, từ năm này qua năm khác nhưng không thấy chính quyền, ngành chức năng xử lý.

Trên thực tế, TP Hồ Chí Minh cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả của việc lấn chiếm kênh rạch. Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa các lực lượng chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng các dòng kênh, rạch chết dần. Thậm chí, các con kênh thoát nước cho sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cũng bị lấn chiếm với nhiều hình thức, khiến sân bay thường xuyên ngập sau mỗi trận mưa.

Do đó, để giải quyết tình trạng này, theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các địa phương nơi xảy ra hành vi lấn chiếm, san lấp trái phép sông, kênh, rạch phải luôn kiên quyết xử lý. Đồng thời, mỗi tháng, các phòng chức năng của các huyện phối hợp với UBND các xã, cảng vụ, cảnh sát giao thông đường thủy, thanh tra giao thông kiểm tra, xử lý các vi phạm. Ngoài ra, đối với các trường hợp vi phạm sau khi vận động, nếu không tự khắc phục sẽ có biện pháp cưỡng chế. 

Môi trường

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà
Kinh tế

Samsung Electronics HCMC CE Complex khởi công dự án điện mặt trời mái nhà

Ngày 25.4, Công ty TNHH Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC) chính thức khởi công dự án điện mặt trời mái nhà với công suất gần 28 MWp. Đây là dấu mốc quan trọng trong hành trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững và thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Samsung tại thị trường Việt Nam.

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa
Môi trường

Truyền thông hiệu quả - đòn bẩy giảm rác thải nhựa

Từ kinh nghiệm triển khai Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Cục Biển và Hải đảo Việt Nam chủ trì, phối hợp triển khai cùng Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF - Việt Nam) cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của truyền thông – giáo dục trong việc đồng hành cùng chính sách, khơi dậy ý thức trách nhiệm, thay đổi hành vi góp phần giảm rác thải nhựa.

Ảnh minh họa
Xã hội

Sẽ ban hành kế hoạch quốc gia khắc phục ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành thách thức môi trường nghiêm trọng tại nhiều đô thị lớn ở nước ta. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện Kế hoạch hành động quốc gia về khắc phục ô nhiễm và quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2025 - 2030 nhằm kiểm soát các nguồn phát thải lớn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và thúc đẩy phát triển bền vững.

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững
Môi trường

TP. Hà Tĩnh giảm nhựa để phát triển bền vững

Với tầm nhìn chiến lược và sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, trong đó tập trung nâng cao nhận thức, phân loại tại nguồn, tăng cường tái chế, xử lý các điểm nóng…, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đang trên hành trình xây dựng đô thị không rác thải nhựa, hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững.

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển
Môi trường

Phú Yên: Đồng bộ giải pháp giảm rác thải nhựa, chú trọng bảo vệ môi trường biển


Là một trong những địa phương ven biển tiên phong tham gia các chương trình giảm thiểu rác thải nhựa từ năm 2018, tỉnh Phú Yên đã và đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là rác thải nhựa đại dương.

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa
Môi trường

Quận Thanh Khê, Đà Nẵng: Điểm sáng giảm rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa đang trở thành thách thức toàn cầu, cùng với mục tiêu của Đà Nẵng xây dựng hình ảnh Đô thị xanh, quận Thanh Khê đã và đang khẳng định vai trò là một trong những đơn vị tiên phong triển khai hiệu quả các mô hình, sáng kiến và giải pháp bền vững nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm
Môi trường

TP. Rạch Giá, Kiên Giang: Quyết liệt xử lý điểm nóng về ô nhiễm

Cùng với hoàn thiện khung chính sách, công tác xử lý các điểm nóng ô nhiễm được TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang triển khai quyết liệt, kết hợp lắp đặt camera giám sát và trồng cây xanh để ngăn ngừa tái diễn. Nhờ đó, công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
Xã hội

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo tập trung khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 13.4.2025 về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Bài 1: Hiệu quả tích cực
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bài 1: Hiệu quả tích cực

“Không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế”- đó là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh Nghệ An nhằm phát triển bền vững. Giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành trên địa bàn tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh ghi nhận: các nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, địa phương đã mang lại hiệu quả tích cực.

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần
Môi trường

Cần nỗ lực rất lớn để hạn chế sản phẩm nhựa dùng một lần

Chỉ còn gần 8 tháng nữa, quy định không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch sẽ có hiệu lực. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của các bên liên quan để bảo đảm tiến độ đề ra.

Nông dân sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi trong canh tác lúa. Ảnh: PV
Môi trường

Trả lại dinh dưỡng cho đất lúa

Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.