Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy:

Không "bỏ ngỏ" các mục tiêu chưa hoàn thành

Việc đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030 được các đại biểu Quốc hội ủng hộ và đánh giá là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của Chương trình thì nguồn lực đầu tư, cơ chế phân bổ nguồn lực và các chỉ tiêu cụ thể cần được rà soát kỹ lưỡng hơn, quy định cụ thể hơn. Đặc biệt, không "bỏ ngỏ" những mục tiêu, chỉ tiêu chưa hoàn thành trong giai đoạn trước mà phải tập trung hơn, quyết liệt hơn. 

Chúng ta đã thực sự vào cuộc hết chưa?

Các ĐBQH tại Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk cơ bản nhất trí sự cần thiết trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030 với các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội.

z6012309772318-82a169e253c1ac54069dfc4d5faea3d3.jpg
Tổ 13 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hậu Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Đắk Lắk cơ bản nhất trí sự cần thiết trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030. Ảnh: Lâm Hiển

ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) nhấn mạnh, việc xây dựng Chương trình trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 là hết sức cần thiết do việc thực hiện chương trình phòng, chống ma túy trong giai đoạn 2021 - 2025 tuy đã đạt rất nhiều kết quả nhưng cũng còn nhiều nội dung, nhiều mục tiêu chưa hoàn thành.

Trong khi đó, thực tiễn cũng cho thấy, dù lực lượng chức năng hết sức nỗ lực nhưng tội phạm ma túy và tệ nạn xã hội đi kèm với ma túy ở một số nơi, một số địa bàn đang diễn biến phức tạp, nhất là ở khu vực biên giới Tây Bắc, Bắc miền Trung, Tây Nguyên, các tuyến đường biên...

"Việc thực hiện hiệu quả Chương trình còn nhằm bảo đảm đời sống bình yên, an toàn, lành mạnh cho người dân". Nhấn mạnh điều này, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cũng bày tỏ thống nhất với tên gọi như Chính phủ đề xuất, đã bao hàm cả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm vừa tiếp tục thực hiện tốt các công tác xóa tệ nạn ma túy.

Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý, theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn trước, một số mục tiêu, nội dung của chương trình chưa hoàn thành, chưa hiệu quả. Đơn cử như, mục tiêu về số vụ phạm tội được phát hiện, bắt giữ hàng năm mới chỉ đạt 2,47% trong khi mục tiêu đặt ra trong giai đoạn là 5%. Hay mục tiêu kiểm soát chặt chẽ 100% các loại tiền chất gây nghiện, hướng thần... cũng chưa đạt; mục tiêu trên 80% số người nghiện và sử dụng trái phép chất ma túy được quản lý hồ sơ và tiếp cận các dịch vụ tư vấn... cũng chỉ đạt 65%.

z6012309772320-3758afa150c1d656f90e914a83895087.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 8.11. Ảnh: Lâm Hiển

Chính phủ đã đánh giá có rất nhiều nguyên nhân của việc chưa đạt những mục tiêu trên, từ đội ngũ cán bộ thiếu, yếu đến trang thiết bị thiếu hụt..., nhưng, theo đại biểu, cần đánh giá kỹ hơn, rõ ràng hơn, có hoàn toàn do nguồn lực hay không?

"Chúng ta đánh giá thiếu nguồn lực, thiếu trang thiết bị là phần nhiều, nhưng vấn đề chủ quan đặt ra như thế nào? Chúng ta đã thực sự vào cuộc hết chưa? Các cấp, các ngành, địa phương trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chương trình, đề án, dự án khác thì có lồng ghép về phòng, chống ma túy, nhưng đã thực sự quan tâm thấu đáo đến công tác này hay chưa? Phải đánh giá cho chuẩn, cho chính xác thì mới đề ra được giải pháp sát thực tế, phù hợp và sẽ hiệu quả hơn", đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt nhấn mạnh.

Cần quy định rõ cơ chế hỗ trợ và tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương

Về nguồn lực, Chính phủ đề xuất, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình trong năm 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến là 22.450,194 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách trung ương tối thiểu là 17.725,657 tỷ đồng; vốn ngân sách địa phương khoảng 4.674,537 tỷ đồng và khoảng 50 tỷ đồng vốn huy động hợp pháp khác.

Ủy ban Xã hội, trong báo cáo thẩm tra, cho rằng, dự kiến nguồn lực Chương trình ít hơn nhiều so với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác, song trong bối cảnh chi đầu tư phát triển, chi an sinh xã hội trong giai đoạn 2026 - 2030 sẽ rất lớn thì việc dự kiến bố trí nguồn vốn như vậy là phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cũng lưu ý, dự kiến nguồn vốn trung ương chiếm 78,96%, nguồn vốn địa phương 20,82%. Trong khi ở giai đoạn trước, cơ cấu nguồn vốn lại ngược lại: nguồn địa phương chiếm 89,96%, nguồn vốn Trung ương chỉ có 10,39%. "Vậy cơ sở nào để dẫn đến sự thay đổi này?"

Phân tích cụ thể hơn về cơ chế phân bổ nguồn lực, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình có nêu nguyên tắc: các địa phương đang nhận sự hỗ trợ ngân sách từ Trung ương thì Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ. "Nhưng cơ chế hỗ trợ như thế nào thì không rõ, cũng không giao cho cơ quan nào hướng dẫn vấn đề này".

Đại biểu đề nghị Chính phủ quy định cụ thể cơ chế phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách như thế nào để tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện, đồng thời cũng tạo chủ động cho địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia này.

dsc-4327.jpg
ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 8.11. Ảnh: Lâm Hiển

Nhất trí với nguyên tắc trung ương hỗ trợ kinh phí cho các địa phương chưa cân đối được ngân sách, bổ sung thêm ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) cũng chỉ rõ, dự thảo Nghị quyết chưa quy định cụ thể về tỷ lệ vốn đối ứng của các địa phương chưa cân đối được ngân sách, tuy báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình có nêu vấn đề giao cho Chính phủ quy định tỷ lệ vốn đối ứng của các địa phương.

Đại biểu đề nghị Chính phủ quy định tỷ lệ vốn đối ứng hợp lý để các địa phương chưa cân đối được ngân sách để có thể đáp ứng được, vì hiện nay, các địa phương đang thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, nếu 2 chương trình về phát triển văn hóa và phòng, chống ma túy được Quốc hội thông qua thì tổng số sẽ là 5 chương trình.

"Ngân sách địa phương đã rất cố gắng. Vừa qua, Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới yêu cầu tỷ lệ vốn đối ứng là 1:1 đã khiến cho địa phương nhận hỗ trợ ngân sách đến 80% như tỉnh Lạng Sơn rất khó khăn trong việc bố trí", đại biểu cho biết.

Là tỉnh biên giới, nhiều cửa khẩu, là địa bàn trọng yếu về an ninh trật tự cũng như tội phạm về ma tuý, Lạng Sơn cần có nguồn lực để có thể thực hiện được Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy. Qua các cuộc làm việc với các cơ quan chuyên môn tại tỉnh Lạng Sơn cho thấy, nếu tỷ lệ vốn đối ứng của các địa phương nhận hỗ trợ ngân sách Trung ương trong thực hiện Chương trình này tương tự như Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo thì địa phương có thể cân đối được.

Do vậy, đại biểu Chu Thị Hồng Thái đề nghị cơ quan soạn thảo quan tâm thêm khi tham mưu, đề xuất cho Chính phủ ban hành quy định về tỷ lệ vốn đối ứng của địa phương còn khó khăn khi thực hiện Chương trình.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề xuất giao Chính phủ ban hành quy định nguyên tắc lồng ghép nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 đã được Quốc hội phê duyệt; đồng thời tiếp tục nghiên cứu bao gồm cả Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hoá sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp này vì Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa cũng có nội dung về phát triển con người Việt nam có nhân cách, lối sống tốt đẹp.

"Nội dung này có thể được xem là một trong những biện pháp giảm cầu, phòng ngừa từ sớm, từ xa về tội phạm cũng như người nghiện ma tuý, do vậy xem xét có thể lồng ghép trong thực hiện", đại biểu nói.

Nguồn lực đầu tư tăng, vì sao mục tiêu lại giảm?

Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng, chống ma túy đến năm 2030 đề ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và 20chỉ tiêu, thực hiện trên phạm vi cả nước. Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội cho rằng, các nội dung này là cơ bản phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của công tác phòng, chống ma túy trong thời gian tới. Tuy nhiên, phân tích cụ thể nhóm chỉ tiêu về giảm cung, một số đại biểu cho rằng, cần tính kỹ hơn.

z6012309772319-58596e36db88d6a680a17970a0485dd0.jpg
ĐBQH Nguyễn Văn Quân (Hậu Giang) phát biểu tại phiên thảo luận tổ chiều 8.11. Ảnh: Lâm Hiển

Trong đó, ĐBQH Nguyễn Văn Quân (Hậu Giang) và các đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Chu Thị Hồng Thái đều lưu ý, chỉ tiêu số vụ tội phạm ma túy được phát hiện tăng bình quân chung trong toàn quốc được đưa ra ở mức trên 3% là quá thấp.

"Trong giai đoạn trước, chúng ta đã thực hiện chỉ tiêu này đạt 2,47%, mà giai đoạn này, chúng ta xác định đây là Chương trình mục tiêu quốc gia, tức là ở tầm cao hơn, quan trọng hơn với nguồn lực đầu tư tăng nhưng mục tiêu lại giảm đi. Giai đoạn trước, chúng ta đặt mục tiêu phấn đấu trên 5%, giai đoạn tới lại chỉ đề xuất trên 3%. Như vậy là quá thấp, chưa thấy động lực để phấn đấu thực hiện chỉ tiêu này. Chỉ tiêu đề xuất chưa thể hiện tính quyết liệt, chưa thể hiện sự nỗ lực, phấn đấu kiềm giảm, phát hiện các vụ tội phạm ma tuý".

Nhấn mạnh như vậy, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cũng đề nghị tiếp tục rà soát một số chỉ tiêu, mục tiêu chưa hoàn thành trong giai đoạn trước để tập trung thực hiện trong giai đoạn tới. "Những chỉ tiêu nào, mục tiêu nào giai đoạn trước chưa hoàn thành thì Chương trình này phải đề ra, tiếp tục phấn đấu thực hiện, không nên bỏ ngỏ".

Hay chỉ tiêu: “trên 80% cán bộ, chiến sĩ lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc lực lượng Công an nhân dân, Cảnh sát biển, Hải quan được bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về lĩnh vực có liên quan đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao”. Theo đại biểu Chu Thị Hồng Thái, việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ là công việc thường xuyên, có thể áp dụng nhiều hình thức để tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong vòng 5 năm có thể đạt chỉ tiêu 100% cán bộ, chiến sĩ lực lượng chuyên trách được tập huấn nghiệp vụ. Do vậy, đề nghị tiếp tục rà soát, cân nhắc thêm việc đặt ra các chỉ tiêu cụ thể của Chương trình.

Thời sự Quốc hội

Quang cảnh thảo luận tại tổ 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng để tránh trùng lặp, lãng phí nguồn lực

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang), các đại biểu đánh giá, việc xem xét chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, bảo đảm an ninh trật tự và bảo vệ giống nòi... Tuy nhiên, cần đánh giá sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật hiệu quả của Chương trình và bố trí nguồn lực hợp lý, tránh trùng lặp, lãng phí. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Rà soát kỹ, phân công rõ trách nhiệm trong thực hiện Chương trình và các dự án thành phần

Tham gia thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy tại phiên họp chiều 8.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng hơn các nội dung hoạt động và phân công rõ trách nhiệm trong triển khai thực hiện các dự án thành phần. Đồng thời, phải bảo đảm có sự gắn kết giữa các tiểu dự án và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an với 8 bộ, ngành, thì mới có thể thực hiện được mục tiêu "giảm cung", "giảm cầu" và đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Xem xét cân đối nguồn vốn giữa các dự án thành phần, bảo đảm hợp lý, đủ nguồn lực thực hiện

Cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 trong phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) chiều nay, 8.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định yêu cầu, cần khẩn trương bố trí công việc cho năm 2025 để rà soát thể chế, văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho Chương trình, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả.

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "khá thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "khá thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "khá thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

Quang cảnh thảo luận Tổ 2 - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ những điểm mới về chính sách ưu tiên, ưu đãi phát triển công nghiệp hóa chất

Thảo luận tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại phiên họp chiều nay, một số đại biểu đề nghị, cần làm rõ những điểm mới về chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp hóa chất. Bổ sung các quy định, chế tài nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn việc mua, bán hóa chất trái phép, nhất là hóa chất nguy hiểm, độc hại.

Quang cảnh Tổ 14 họp
Thời sự Quốc hội

Đánh giá kỹ cơ sở và tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu phòng, chống ma túy đến năm 2030

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) tại phiên họp chiều nay, 8.11, một số ĐBQH cho rằng, cần phân tích rõ hơn thực trạng, đánh giá kỹ các cơ sở, xác định tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu, nhất là với các chỉ tiêu ở mức tuyệt đối 100%, tránh việc không thực hiện được hoặc khó thực hiện, khó đạt chỉ tiêu đã đề ra.

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Chương trình là yêu cầu cấp bách, khách quan và xuất phát từ thực tiễn

Tham gia thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) trong phiên họp chiều nay, 8.11, các ĐBQH tán thành với sự cần thiết đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 để tiếp nối và phát huy các kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua. Đặc biệt với hành vi buôn bán ma túy là tội phạm gốc, nên việc phòng, chống ma túy thành công cũng sẽ giúp kiềm chế gia tăng tội phạm nói chung.

ĐBQH Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai)
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể chế tài xử lý vi phạm về lộ, lọt thông tin cũng như biện pháp bảo vệ dữ liệu

Hiện nay tình trạng lộ, lọt dữ liệu, xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có những quy định cụ thể về bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng. Khẳng định điều này khi cho ý kiến với dự thảo Luật Dữ liệu, nhiều đại biểu đề nghị, trong dự thảo Luật cần quy định rõ các biện pháp bảo mật dữ liệu, đồng thời có chế tài nghiêm để xử lý các vi phạm liên quan đến công tác này.

Rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp thực tiễn và khả năng đáp ứng của nguồn vốn
Thời sự Quốc hội

Rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp thực tiễn và khả năng đáp ứng của nguồn vốn

Chiều 8.11, thảo luận tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên và Bến Tre) về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục đánh giá, rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu sát với nhiệm vụ trọng tâm và khả năng đáp ứng của nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án. Ngoài ra, để bảo đảm nguồn vốn kịp thời, hiệu quả thực hiện Chương trình cần có kế hoạch phân kỳ đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp theo thứ tự ưu tiên cho những địa bàn khó khăn, trọng điểm.

toàn cảnh phiên thảo luận Tổ 3 - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Thông điệp mạnh mẽ đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Nghệ An, Quảng Ngãi và Bắc Giang) tại phiên họp chiều nay, 8.11, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc xem xét thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 sẽ là thông điệp mạnh mẽ để đấu tranh đẩy lùi tệ nạn ma túy.

Quy định cụ thể biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên mạng
Thời sự Quốc hội

Quy định cụ thể biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên mạng

Thảo luận tại Tổ 16 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng) về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, các đại biểu đề nghị cần có quy định cụ thể hoặc giao cơ quan có thẩm quyền quy định các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trên mạng để bảo đảm hiệu quả, thống nhất trong thực hiện.

Hai “sứ mệnh” của Luật Quảng cáo (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Hai “sứ mệnh” của Luật Quảng cáo (sửa đổi)

Chiều 8.11, các đại biểu Tổ 18 (Gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Thảo luận tại tổ, ĐBQH Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) thì cho rằng, sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo lần này phải có "sứ mệnh" quản lý chặt chẽ việc quảng cáo trên nền tảng số và mạng xã hội và dẹp loạn những quảng cáo nhếch nhác ngoài trời, gây phản cảm, làm xấu hình ảnh mỹ quan đô thị.

ĐBQH Trần Chí Cường (TP. Đà Nẵng) phát biểu thảo luận tổ. Ảnh: Khánh Duy
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng

Thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng Cáo, các ĐBQH tại Tổ 11 (Gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Tây Ninh, Long An, Sơn La), tán thành với chủ trương cần có quy định cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, trong đó, có quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Có chế tài nghiêm khắc để xử lý vi phạm liên quan đến bảo mật dữ liệu

Thảo luận về dự thảo Luật Dữ liệu, có ý kiến đề nghị, dự thảo luật cần quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải áp dụng các biện pháp bảo mật như mã hóa, xác định hai yếu tố, bảo vệ "bức tường lửa"… Mặt khác, cần có chế tài nghiêm khắc để xử lý các vi phạm liên quan đến công tác bảo mật dữ liệu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Cho ý kiến với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030

Trình bày Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh nêu rõ, Ủy ban đề nghị Chính phủ tiếp tục đánh giá sâu sắc, toàn diện, làm nổi bật hiệu quả của Chương trình đối với việc giảm tệ nạn xã hội, nhất là với thanh thiếu niên; tăng cường sức khỏe, hiệu quả giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Có chính sách đầu tư chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm phát triển công nghiệp hóa chất

Theo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày, có ý kiến đề nghị làm rõ chính sách do Nhà nước ưu đãi và do Nhà nước đầu tư; có chính sách đầu tư thích đáng, chọn lọc, trọng tâm, trọng điểm để phát triển công nghiệp hóa chất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Thời sự Quốc hội

Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, Ủy ban tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính.