"địa phương"

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, kéo dài ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự

Phát biểu kết luận cuộc làm việc với Đảng ủy Thanh tra Chính phủ chiều nay, 17.3, Tổng Bí thư yêu cầu, phải tập trung giải quyết dứt điểm 220 vụ khiếu kiện phức tạp, thường xuyên kéo đến Trung ương ngay trong quý II.2025, không để phát sinh điểm nóng về an ninh, trật tự. Đồng thời, rà soát, thực hiện đồng bộ các biện pháp giải quyết ngay từ cơ sở, hạn chế tối đa việc phát sinh các vụ việc mới lên Trung ương; địa phương nào thiếu trách nhiệm để xảy ra khiếu kiện đông người lên Trung ương, để phát sinh trở thành điểm nóng về an ninh, trật tự, thì người đứng đầu cấp ủy chính quyền địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Không áp đặt cứng nhắc…
Chính sách và cuộc sống

Không áp đặt cứng nhắc…

Theo Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, có 18/63 địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP hai con số, trong đó, Bắc Giang, Ninh Thuận, Hải Phòng được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước.

AMH
Kinh tế

Nhiều địa phương quyết tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu Chính phủ giao

Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế vào sáng 21.2, lãnh đạo nhiều địa phương cho biết sẽ phấn đấu tăng trưởng cao hơn chỉ tiêu được Chính phủ giao, với giải pháp trọng tâm là: quyết liệt giải ngân đầu tư công và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Các ĐBQH biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025
Diễn đàn Quốc hội

Dự kiến sẽ giám sát trực tiếp tại 15 địa phương

Thay mặt Đoàn giám sát của Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng đoàn giám sát, đã ký ban hành Kế hoạch chi tiết giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành". Đây là chuyên đề giám sát tối cao duy nhất của Quốc hội trong năm 2025.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Hội đồng Dân tộc
Giám sát

Chưa thực hiện điều chuyển vốn giữa các dự án, tiểu dự án

Tại Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Hội đồng Dân tộc, có ý kiến cho rằng, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội, các địa phương tiếp tục kiến nghị còn một số nội dung hướng dẫn còn chưa cụ thể, rõ ràng nên chưa triển khai thực hiện được. Cụ thể là việc điều chuyển vốn giữa các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 - 2025).

Thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
Diễn đàn

Thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

Trên suốt chặng đường 79 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, cùng với sự hoàn thiện về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và nỗ lực không ngừng, HĐND tỉnh Nghệ An đã khẳng định ngày càng tốt hơn vai trò, thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, hoàn thành xuất sắc mọi sứ mệnh Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao.

Xác định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người được ủy quyền
Diễn đàn Quốc hội

Xác định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm của người được ủy quyền

Tham gia thảo luận tại phiên họp tổ sáng 13.2 về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), có ý kiến đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần xem xét thêm về việc xác định rõ ràng phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của người được ủy quyền, tránh ủy quyền quá rộng dẫn đến mất kiểm soát, hoặc quá hẹp làm giảm hiệu quả làm việc, cũng như có cơ chế giám sát chặt chẽ hơn trong việc ủy quyền.

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương: Cần rõ ràng, cụ thể hơn

Sáng 13.2, thảo luận tại tổ 18 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thanh Hóa, Hà Nam, Trà Vinh) về các quy định liên quan đến phân cấp, ủy quyền trong dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: đã phân cấp rất mạnh mẽ về trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho các bộ, ngành, địa phương, song những nội dung phân cấp chưa rõ ràng. Do đó, cần có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn.

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu tại Tổ 2 (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) - ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm tinh gọn, nâng cao hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Nhấn mạnh việc sửa đổi các luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy, Chủ tịch nước Lương Cường cho rằng, để thực hiện được mục tiêu đã đề ra thì mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn Đảng và hệ thống chính trị đều phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa.

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - cần sự chung tay của cả cộng đồng
Đời sống

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - cần sự chung tay của cả cộng đồng

Sáng 9.2, trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra thực tế thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sát của người đứng đầu Chính phủ đối với việc triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Ảnh minh họa
Kinh tế

"Khoán tăng trưởng" cho các địa phương: Vừa là áp lực, vừa là động lực

Theo TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, việc Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể cho từng địa phương là cách làm mới, vừa tạo động lực cho địa phương phấn đấu, vừa tạo áp lực để địa phương nỗ lực vượt lên chính mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước.

Áp lực và động lực
Chính sách và cuộc sống

Áp lực và động lực

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã “gợi mở”: cần thực hiện chính sách khoán tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng cho các địa phương đi kèm với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Nam NGUYỄN ĐỨC DŨNG
Diễn đàn

Quyết sách kịp thời tháo gỡ khó khăn, tạo động lực phát triển

Năm 2024, trong điều kiện đối diện với không ít khó khăn, thách thức song Quảng Nam là một trong những địa phương tại khu vực miền Trung đạt mức tăng trưởng GRDP hơn 7,1%; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục ghi nhận nhiều khởi sắc với tổng thu ngân sách vượt dự toán (ước đạt 26 nghìn tỷ đồng). Trong thành công chung của tỉnh có đóng góp quan trọng của HĐND tỉnh với hàng loạt quyết sách được ban hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc tạo động lực cho sự phát triển và bảo đảm an sinh - xã hội trên địa bàn.

Nghị quyết Về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương
Chính trị

Nghị quyết Về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương năm 2024 cho các địa phương

Lời Tòa soạn: Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1338/NQ-UBTVQH15 về việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương năm 2024 cho các địa phương. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết:

Toàn cảnh hội thảo
Văn hóa

Thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21.12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Cán bộ BHXH tư vấn cho người lao động về các chính sách BHXH
Đời sống

Ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam: Sẵn sàng cho mục tiêu năm 2025

Các địa phương cần chủ động tham mưu để đưa chỉ tiêu bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) vào danh sách các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, cũng như trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Đó là ý kiến của các đại biểu tại Hội nghị trực tuyến đã được tổ chức nhằm đôn đốc công tác thu BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trong năm 2024 do BHXH Việt Nam vừa tổ chức.

ĐBQH Huỳnh Thị Hằng Nga (Trà Vinh)
Xây dựng luật

Không để xảy ra chồng chéo, bỏ sót lĩnh vực cần giám sát

Thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, có đại biểu đề nghị, cần thiết kế, phân định rõ về chủ thể, quyền, trách nhiệm, nội dung, phương thức, biện pháp, quy trình và quy chế phối hợp chặt chẽ giữa giám sát tối cao của Quốc hội, các cơ quan Quốc hội, HĐND các cấp với giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội hàng năm, không để xảy ra tình trạng chồng chéo hay bỏ sót lĩnh vực, đối tượng cần giám sát.