Khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản

Sáng 15.8, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN và PTNT) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp (Bộ NN và PTNT) và Sở NN và PTNT Lạng Sơn tổ chức Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Na Lạng Sơn và Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024.

Hà Nội khai mạc Tuần hàng Tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn 2024 -0
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại nông nghiệp Nguyễn Minh Tiến phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Nguyễn Minh Tiến cho biết: Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024” tại Hà Nội năm 2024 nhằm hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất lĩnh vực nông nghiệp phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường. Đồng thời hướng nhiều hơn vào thị trường trong nước với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Hàng Việt Nam chinh phục người tiêu dùng Việt Nam"; tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, tôn vinh sản phẩm nông, lâm, thủy sản sạch, an toàn và tạo cầu nối giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với người tiêu dùng, giữa sản xuất với tiêu thụ.

Hà Nội khai mạc Tuần hàng Tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn 2024 -0
Các đại biểu tham dự sự kiện

Tham gia phiên chợ lần này, Sở NNPTNT Lạng Sơn tổ chức Khu gian hàng quảng bá, giới thiệu na Chi Lăng và các nông đặc sản, sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn như: Hoa hồi, quả mắc mật khô, hồng không hạt Bảo Lâm, hồng Vành Khuyên Văn Lãng, thạch đen Tràng Định, chanh rừng - gà 6 ngón Mẫu Sơn... được trang trí đẹp mắt, gây ấn tượng cho khách tham quan. Ngoài ra, phiên chợ với đa dạng các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản được sản xuất theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến; các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP đã được xếp hạng 3- 5 sao theo chương trình OCOP và nhiều sản phẩm nông sản, đặc sản nổi tiếng như: Trà Thái Nguyên; Ổi Linh Sơn; Hành tỏi Lý Sơn; Nấm phùng gia; Rau, củ quả, sấy…

Hà Nội khai mạc Tuần hàng Tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn 2024 -0
Các sản phẩm OCOP được giới thiệu đến người tiêu dùng

Diễn ra song song với phiên chợ là Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn TP. Hà Nội năm 2024 do Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà nội tổ chức.

Theo đó, với quy mô khoảng 50 gian hàng, Tuần hàng trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề đặc trưng của Hà Nội và các địa phương lân cận.

Hà Nội khai mạc Tuần hàng Tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn 2024 -0
Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí phát biểu tại sự kiện

Phó Chánh Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết: thực hiện chương trình "mỗi xã một sản phẩm", từ năm 2019 đến nay TP. Hà Nội đã có 2.756 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.491 sản phẩm 4 sao và 1.247 sản phẩm 3 sao. Năm 2024, TP tiếp tục đánh giá, phân hạng gần 500 sản phẩm nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP phát triển, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô, trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Hà Nội khai mạc Tuần hàng Tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn 2024 -0
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn 2024

Sự kiện là cơ hội giúp các chủ thể OCOP; nông sản thực phẩm an toàn và đặc sản các vùng miền về hội tụ tại Thủ đô để các chủ thể của cả nước giao lưu, kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại; đồng thời kết nối sản phẩm vào các hệ thống phân phối nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực chủ thể. Đây cũng là dịp để người tiêu dùng Thủ đô nhận diện, liên kết, tiêu thụ sản phẩm OCOP, nông sản thực phẩm an toàn và các đặc sản vùng miền.

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có buổi làm việc với Đoàn công tác UBND tỉnh Lai Châu, chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là dịp để hai địa phương đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đề xuất giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao
Địa phương

Bắc Giang nỗ lực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cao

Từ một tỉnh thuần nông, Bắc Giang đã tạo nên kỳ tích khi liên tiếp trong nhiều năm liền tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hai con số và ghi tên mình trong bảng xếp hạng các tỉnh dẫn đầu cả nước về tăng trưởng. Đặc biệt, trong 2 năm trở lại đây, Bắc Giang vươn lên ngôi vị “quán quân” về tốc độ tăng trưởng (năm 2023 đạt 13,45%; năm 2024 đạt 13,85%). Với tiền đề này, cùng tinh thần chủ động, trách nhiệm, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Bắc Giang đủ tự tin để đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2025 ở mức 13,6%.

Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng
Trên đường phát triển

Thanh Hóa giữ vững đà tăng trưởng

Liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, đặc biệt, năm 2024, Thanh Hóa gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,16%, vươn lên vị trí thứ 2 của cả nước. Để giữ vững đà tăng trưởng hai con số, tỉnh đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; tháo gỡ các "điểm nghẽn" về cơ chế, chính sách; đẩy mạnh chuyển đổi số để dẫn dắt kinh tế số; đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư công và thúc đẩy tiến độ các công trình, dự án trọng điểm.

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận
Quốc hội và Cử tri

Mong có chính sách tốt nhất cho di dân vùng dự án điện hạt nhân tỉnh Ninh Thuận

Theo chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong đó, có cơ chế đặc thù: “Cho áp dụng mức giá thu hồi đất, hỗ trợ bồi thường, di dân tái định cư và xây dựng nhà máy Điện hạt nhân ở mức cao nhất theo quy định nhân (x) với 1,5 lần”.

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển
Trên đường phát triển

Lan tỏa niềm tin, động lực phát triển

Trong năm 2025, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP đạt 14%, cao hơn mức Thủ tướng Chính phủ giao và tăng 2% so với Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 2.12.2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 237/NQ-HĐND ngày 6.12.2024 của HĐND tỉnh về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, ngay từ những ngày đầu năm, toàn tỉnh đã tập trung, quyết liệt triển khai các giải pháp, nỗ lực tối đa phấn đấu hoàn thành để cùng cả nước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng chung đã đề ra.

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa
Địa phương

Để sản phẩm làng nghề ngày một vươn xa

Hà Nội, Thủ đô ngàn năm văn hiến, là nơi lưu giữ những nét tinh hoa văn hóa đặc sắc, đặc biệt là các làng nghề và nghề truyền thống. Nhiều năm qua, từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%
Trên đường phát triển

Thành phố Hải Phòng: Quyết liệt mục tiêu tăng trưởng 12,5%

Tại cuộc họp mới đây của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng nghe báo cáo, cho ý kiến về một số nội dung, trong có nhiệm vụ, giải pháp thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 là 12,5%, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu nhấn mạnh việc Ban cán sự Đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công ngay trong những tháng đầu năm; sớm ban hành Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết nối với doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI)…

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính
Địa phương

Hà Giang bứt phá trong cải cách hành chính

Với phương châm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Hà Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2024, hàng loạt chỉ số tăng lên vượt bậc, như: chỉ số CCHC (PAR Index) xếp thứ 23/63, tăng 17 bậc so với năm 2022; chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan nhà nước (SIPAS) xếp thứ 31/63 tỉnh, thành phố và xếp thứ 6/14 các tỉnh miền núi phía Bắc; đơn giản hóa 85 thủ tục hành chính (TTHC); tỷ lệ xử lý TTHC đúng hạn đạt 99,72%…

Lào Cai: Thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Trên đường phát triển

Lào Cai: Thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong năm qua, nhờ triển khai, thực hiện quyết liệt, hiệu quả quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP), Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP..., công tác THTK, CLP của tỉnh Lào Cai đã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.