Khai mạc Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2

Sáng nay, 8.10, tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Lễ khai mạc Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2 năm 2021.

Khai mạc Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2
Các đại biểu dự khai mạc hội thi

Hội thi là dịp để công nhân lao động (CNLĐ) có tay nghề cao trên địa bàn thành phố đua tài, đồng thời cũng được trau dồi, rèn luyện, nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô và Quốc gia.

Tham dự khai mạc có: Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức hội thi Chử Xuân Dũng; Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phi Thường; Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn; Trưởng ban Văn hóa Xã hội Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Thanh Bình; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân Trần Đức Quý - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội...

Khai mạc Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường phát biểu 

Cùng dự lễ khai mạc có các đại diện lãnh đạo các Ban Tổng LĐLĐ Việt Nam; đại diện các Ban đảng Thành ủy, Văn phòng HĐND, UBND Thành phố; đại diện các sở, ngành thành phố. Đặc biệt, tham dự lễ khai mạc có 261 thí sinh và hàng trăm CNLĐ tới chứng kiến, cổ vũ...

Phát biểu khai mạc Hội thi, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết: Thi đua luôn là yếu tố quan trọng, tạo ra động lực và sức mạnh để góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, hướng đến thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và Thành phố.

Khai mạc Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2 năm 2021
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng và Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao cờ lưu niệm cho các đội tham gia Hội thi

Thông qua Hội thi lần này cũng là dịp để CNLĐ trong các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong lao động, sản xuất góp phần xây dựng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có phẩm chất đạo đức và tác phong công nghiệp, có khả năng đáp ứng công nghệ, thiết bị sản xuất ngày càng tiên tiến hiện đại, lập các kỷ lục mới về năng suất lao động, tiến độ, chất lượng sản phẩm, góp phần tích cực hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động của đơn vị, doanh nghiệp.

Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường 

Trong nhiều năm qua các cấp Chính quyền, Công đoàn Thủ đô đã luôn coi trọng và đẩy mạnh các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) với mục tiêu: “Năng suất, chất lượng, hiệu quả, cải thiện đời sống người lao động”. Các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào thi đua phấn đấu trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Sáng kiến, sáng tạo” và đặc biệt phong trào “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi trong công nhân lao động Thủ đô” do LĐLĐ Thành phố phát động đã trở thành một trong những phong trào thi đua tiêu biểu nhất trong các phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn. 

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội là hoạt động được UBND Thành phố và LĐLĐ thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức 2 năm/1 lần, kể từ năm 2019, nhằm tôn vinh những CNLĐ có tay nghề cao, lao động sáng tạo trong phong trào thi đua “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của Thủ đô và Quốc gia trong quá trình hội nhập.

Theo Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhất là những thành tựu của nền công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho đất nước ta nói chung và Thủ đô nói riêng nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh và đời sống, việc làm của CNLĐ, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng hơn nữa của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và đặc biệt là đội ngũ CNLĐ.

Để phong trào thi đua yêu nước nói chung và phong trào thi đua "Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi” đạt được hiệu quả, Chủ tịch LĐLĐ thành phố đề nghị các cấp chính quyền và tổ chức Công đoàn thủ đô cần tiếp tục có sự phối hợp tốt hơn nữa, tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng triển khai thực hiện tốt chỉ thị 34/CT-TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng"; hướng tập trung phong trào thi đua vào việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện đời sống người lao động, thông qua Hội thi và các phong trào thi đua góp phần xây dựng đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật và tay nghề cao đáp ứng đòi hỏi yêu cầu thực tế của giai đoạn hiện nay.

Khai mạc Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2
Ngay sau lễ khai mạc, các thí sinh bước vào phần thi lý thuyết
Khai mạc Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2
Hội thi là dịp để công nhân lao động (CNLĐ) có tay nghề cao trên địa bàn thành phố đua tài, trau dồi, rèn luyện, nâng cao hơn nữa trình độ tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp

Ngay sau lễ khai mạc, các thí sinh đã bước vào phần thi lý thuyết. Buổi chiều cùng ngày và trong ngày mai 9.10, các thí sinh tiếp tục tham dự phần thi thực hành. Lễ bế mạc và trao thưởng sẽ diễn ra ngày 13.10 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.

Diễn ra trong 2 ngày 8 và 9.10.2022, Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội lần thứ 2 năm 2021 gồm 11 nghề thi, gồm: Tiện vạn năng; Phay CNC; Tiện CNC; Phay vạn năng; Hàn điện; Hàn CO2; Hàn TIG; May Công nghiệp; Điện công nghiệp; Vẽ và thiết kế trên máy tính; Công nghệ ô tô, với sự tham gia của 261 thí sinh đến từ 76 doanh nghiệp, 30 quận, huyện, ngành; trong đó thí sinh thuộc các doanh nghiệp FDI chiếm 34%.

Các thí sinh tham gia 2 phần thi, gồm thi lý thuyết và thi thực hành. Trong đó, phần thi lý thuyết bao gồm 40 câu hỏi với hình thức thi trắc nghiệm, diễn ra trong vòng 60 phút, nội dung bao gồm những kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên môn về nghề dự thi. Phần thi thực hành diễn ra trong thời gian tối đa 90 phút, tùy từng nghề thi. Riêng nghề Tiện CNC, Phay CNC ngoài thi thực hành trên máy còn có phần thi thực hành trên giấy.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…