Ngày Vi chất dinh dưỡng (1 - 2.6)

Khắc phục tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một cuộc chiến bền bỉ, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ. Trong đó, bổ sung cho đối tượng có nguy cơ cao là một giải pháp cần thiết để khắc phục nhanh chóng, kịp thời tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng.

Tỷ lệ thấp còi giảm 1% một năm

Theo Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Việt Nam đã thanh toán được tình trạng mù lòa do thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em đã giảm từ 30,1% (năm 2000) xuống còn 14,1% (năm 2015) và năm 2020, tỷ lệ này là 11,5%. 

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm 1% một năm (tỷ lệ này hiện nay là 19,6%), nhưng còn tồn tại sự khác biệt và chênh lệch khá lớn giữa các vùng sinh thái, giữa thành thị và nông thôn như miền núi 38%; nông thôn 14,9% và thành thị 12,4%… Suy dinh dưỡng thấp còi vẫn tập trung nhiều ở những nơi khó khăn, vùng dân tộc thiểu số như miền núi phía Bắc 37,4% và Tây Nguyên 28,8%; dân tộc Kinh 17,1% và dân tộc khác là 32%. 

Theo số liệu của cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2020, thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 14,2% xuống còn 9,5%, vitamin A trong sữa mẹ thấp đã giảm từ 35,5% xuống còn 18,3%. Đạt được kết quả đó là do tỷ lệ bao phủ viên nang vitamin A một năm 2 lần cho trẻ em trong độ tuổi được uống là 98,8%. Tỷ lệ bà mẹ sau khi sinh con trong vòng 1 tháng được uống vitamin A là trên 90%.

Thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi đều được cải thiện. Năm 2020, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%, phụ nữ có thai là 25,6% và ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 16,2%. Tình trạng thiếu kẽm ở phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi cũng đã được cải thiện rõ rệt như thiếu kẽm ở phụ nữ có thai đã giảm từ 80,3% năm 2010 xuống còn 63,5% năm 2020, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 69,4% xuống còn 58,0%.

Triển khai hiệu quả chiến dịch bổ sung vitamin A

Khẳng định tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ sau sinh có ý nghĩa trong phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng, Sở Y tế Hà Nội sẽ tổ chức triển khai Chiến dịch bổ sung Vitamin A và các hoạt động Ngày Vi chất dinh dưỡng năm 2022. Theo đó, chiến dịch uống bổ sung Vitamin A cho trẻ được tổ chức trong 2 ngày từ ngày 1 - 2.6, uống vét từ ngày 3 - 4.6. Đối tượng uống bổ sung Vitamin A trong đợt này là những trẻ từ 6 đến dưới 36 tháng tuổi đang có mặt tại địa phương (kể cả trẻ em vãng lai, trẻ em đang điều trị tại các cơ sở y tế) với chỉ tiêu là 99,8% trẻ em từ 6 đến dưới 36 tháng tuổi được uống Vitamin A liều cao. Trên 95% trẻ em dưới 5 tuổi được cân, đo để đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi), thể thấp còi (chiều cao/tuổi), thể gầy còm (cân nặng/chiều cao) và tỷ lệ thừa cân béo phì.

Theo báo cáo điều tra đối tượng trước chiến dịch của Sở Y tế Hà Nội, tổng số trẻ trong diện uống bổ sung lần này là 418.747 trẻ (trong đó trẻ từ 6 đến dưới 12 tháng tuổi 75.674 trẻ; trẻ từ 12 đến dưới 36 tháng tuổi là 343.073 trẻ) tại 1.730 điểm uống trên địa bàn thành phố.

TS. Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt I.2022 diễn ra trong bối cảnh Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung vẫn đang cùng nhau chống dịch Covid-19, mặc dù tình hình dịch đã được kiểm soát tốt trên địa bàn thành phố. Vì thế tại các đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch để tổ chức chiến dịch cho phù hợp với thực tế và phòng, chống dịch. Bên cạnh đó, các đơn vị kiểm tra, giám sát trước, trong và sau chiến dịch; huy động ban, ngành tuyên truyền về chiến dịch để đạt hiệu quả cao nhất.

Sở Y tế Ninh Bình cũng đã ban hành Kế hoạch số 52/KH-SYT tổ chức Chiến dịch bổ sung Vitamin A và hoạt động cân, đo trẻ em dưới 5 tuổi đợt 1 năm 2022. Theo đó, Ninh Bình triển khai Chiến dịch bổ sung Vitamin A tại các trạm Y tế. Sở Y tế Ninh Bình yêu cầu các đơn vị bảo đảm 100% trẻ trong độ tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi được uống bổ sung Vitamin A và trên 95% bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống Vitamin A liều cao...

Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí
Giáo dục

Hà Nội: Cô giáo giành giải Nhất giáo viên dạy giỏi thành phố với cách xây dựng bài giảng theo 5 tiêu chí

Cô giáo Vũ Thị Lan, giáo viên môn Toán, Trường THPT Đống Đa đã giành giải Nhất, tại hội nghị đánh giá kết quả hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025. Điểm nhấn trong các bài giảng của cô Lan là nội dung kiến thức bám sát thực tiễn, mang đậm tinh thần phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh.

 Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học
Giáo dục

Việt Nam và Ethiopia ký kết hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học

Chiều 15.4, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali cùng Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (GDĐT) và Bộ trưởng Bộ Phát triển lao động và Kỹ năng Ethiopia ký, trao Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục đại học giữa Bộ GD-ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Ethiopia.

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm
Giáo dục

Từ “Let’s Talk” đến hành động: Một thế hệ đang trưởng thành cùng bản lĩnh và trách nhiệm

Ngày 12.4 vừa qua tại Hà Nội và TP.HCM, 24 thí sinh xuất sắc của mùa giải đã được chia thành 6 đội thi thuộc 3 bảng theo khu vực Bắc - Nam. Trên sân khấu, các em thể hiện khả năng tiếng Anh trôi chảy, phong thái tự tin và bản lĩnh khi bàn về những vấn đề xã hội nhức nhối, khiến khán phòng nhiều lần bùng nổ trong những tràng pháo tay dài.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục
Thời sự Quốc hội

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về xã hội hóa trong giáo dục

Nguồn lực tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường ngoài ngân sách nhà nước, học phí, còn có nguồn tài trợ của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, đơn vị, doanh nghiệp. Vì thế, tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam đề nghị có hướng dẫn cụ thể hơn về xã hội hóa trong giáo dục.

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”
Giáo dục

Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ góc nhìn kinh tế với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”

Ngày 15.4.2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề “Việt Nam thịnh vượng trong Kỷ nguyên mới”. GS. Lâm Nghị Phu, Viện trưởng Viện Kinh tế học Cấu trúc mới, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), nguyên Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách Kinh tế phát triển của Ngân hàng Thế giới là diễn giả khách mời của tọa đàm này.