Kế hoạch tái thiết Gaza - hành trình dài và phức tạp

Nhằm ứng phó với đề xuất “tiếp quản” Gaza, tạo ra một “Riviera Trung Đông” và di dời 2,3 triệu cư dân của dải đất này sang các nước láng giềng Ai Cập và Jordan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) cùng Ai Cập, Jordan và Palestine đã gấp rút họp nhóm tại Thủ đô Riyadh, Ảrập Xêút để xây dựng kế hoạch tái thiết Dải Gaza trị giá 50 tỷ USD. Giới quan sát nhận định rằng, lộ trình này sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.

“Riviera của Trung Đông”

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch để Mỹ “tiếp quản” Dải Gaza, biến vùng đất này thành một “Riviera Trung Đông”, khu nghỉ dưỡng cao cấp dọc Địa Trung Hải; đồng thời đề xuất di dời hàng triệu người Palestine sang các nơi khác, bao gồm cả vùng sa mạc Negev hoặc các nước láng giềng như Ai Cập và Jordan. Ông Trump cho rằng, đây là cách để “chấm dứt xung đột bằng lợi ích kinh tế”, dù chưa đưa ra lộ trình cụ thể về việc tái định cư người dân Palestine hay giải quyết tình trạng chiến tranh kéo dài tại khu vực.

webp.jpg
Cơ sở hạ tầng Gaza bị tàn phá nghiêm trọng do xung đột giữa Israel và Hamas. Ảnh: AFP

Ngay sau khi công bố, ý tưởng này đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế, bị coi là làm sống lại “nỗi đau Nakba” - thảm họa di dân năm 1948 khi hơn 700.000 người Palestine phải rời bỏ nhà cửa trong cuộc chiến lập quốc Israel. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres gọi đây là “một đề xuất không thực tế và thiếu tôn trọng chủ quyền của người Palestine”.

Trong khi đó, nhiều tổ chức quốc tế cho rằng, kế hoạch của Tổng thống Trump không chỉ vi phạm luật quốc tế, mà còn có thể làm trầm trọng thêm khủng hoảng nhân đạo tại Gaza, nơi hơn 2 triệu người vốn đang phải sống trong điều kiện thiếu thốn sau nhiều năm phong tỏa và xung đột.

Các quốc gia Ảrập coi việc cưỡng bức di dời người Palestine khỏi Gaza là hồi chuông báo tử cho khả năng xây dựng nhà nước Palestine trong tương lai; trong khi đó Jordan và Ai Cập lo ngại việc tiếp nhận một lượng lớn người Palestine có thể gây ra sự gián đoạn về kinh tế và chính trị.

Nỗ lực của khối Ảrập

Sau khi đề xuất di dời toàn bộ người dân Gaza ra khỏi vùng đất này của Tổng thống Donald Trump được đưa ra, các trợ lý của ông đã định hình lại ý tưởng này. Tờ Jerusalem Post cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã lên tiếng và nói rằng, ông chỉ đề xuất và không ép buộc các bên liên quan phải thực hiện kế hoạch di dời và tái thiết ở Dải Gaza; trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio nhấn mạnh: “Nếu các quốc gia Arab có một kế hoạch tốt hơn, thì điều đó thật tuyệt”. Do đó, cuộc họp tại Riyadh được xem là một bước cần thiết của các quốc gia Ảrập để thống nhất một giải pháp thay thế cho kế hoạch “Riviera Trung Đông” của ông Trump.

Theo các nhà phân tích, ý tưởng chủ đạo của cuộc họp là bàn về một giải pháp, trong đó các nước Ảrập sẽ tài trợ và giám sát công cuộc tái thiết Gaza, giữ nguyên hơn hai triệu dân Palestine.

Cuộc họp được triệu tập bởi Thái tử Ảrập Saudi Mohammed bin Salman, có sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ Jordan, Ai Cập, Các Tiểu Vương Quốc Ảrập Thống Nhất (UAE), Kuwait, Qatar, Bahrain và các quốc gia khác trong Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC). Đây là cuộc gặp không chính thức đầu tiên giữa các lãnh đạo khối Ảrập kể từ khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch, đánh dấu sự phối hợp khẩn cấp trước thềm hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ảrập dự kiến diễn ra tại Cairo, Ai Cập ngày 4.3 tới.

Theo tờ Time, trọng tâm trong đề xuất của Ai Cập gồm 2 trụ cột chính gồm: Thành lập một chính phủ kỹ trị tạm thời do các chuyên gia Palestine điều hành và giám sát các nỗ lực tái thiết, đặc biệt loại trừ sự tham gia của Hamas. Chính phủ này sẽ trực thuộc về mặt pháp lý và chính trị dưới sự giám sát của chính quyền Palestine tại Bờ Tây, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ các nước Ảrập như Ai Cập và Jordan; Huy động ít nhất 50 tỷ USD từ các quốc gia giàu có trong khu vực, cùng với đó là sự đóng góp của cộng đồng quốc tế, bao gồm Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc, để tái thiết cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy tại Gaza.

Theo báo cáo từ Liên Hợp Quốc, EU và Ngân hàng Thế giới (WB), để tái thiết Gaza cần hơn 50 tỷ USD trong 10 năm tới, cần thêm 19,1 tỷ USD để bù đắp những tổn thất đối khác như các ngành y tế, giáo dục... Theo thống kê, có đến 95% trường học ở Gaza cũng như hơn 90% nhà cửa và hầu hết các bệnh viện, đường giao thông, hệ thống nước và điện đã hư hại hoặc bị phá hủy hoàn toàn.

Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Ảrập cũng thảo luận về kế hoạch do Ai Cập đưa ra gồm ba giai đoạn, trải dài trong 3 đến 5 năm. Giai đoạn thứ nhất kéo dài 6 tháng, tập trung vào nỗ lực phục hồi sớm; Giai đoạn thứ hai sẽ tổ chức hội nghị quốc tế để thông tin chi tiết về tiến trình tái thiết, tập trung vào việc khôi phục cơ sở hạ tầng tiện ích; Trong giai đoạn thứ ba, một tiến trình chính trị hướng đến giải pháp hai nhà nước sẽ được khởi động lại, qua đó tạo động lực cho một lệnh ngừng bắn bền vững.

Hành trình không dễ dàng

Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý tưởng và để đi đến sự đồng thuận là một hành trình dài. Giới quan sát nhận định, các quốc gia Ảrập vẫn chưa có giải pháp cụ thể về bài toán tài chính cho việc tái thiết Gaza hay Dải Gaza sẽ được quản lý như thế nào?

Theo đó, việc phân chia đóng góp về tài chính để tái thiết Dải Gaza là vấn đề gây tranh cãi. Các nước vùng Vịnh giàu có như UAE, Ảrập Xêút và Qatar được kỳ vọng là nhà tài trợ chính, với ước tính đóng góp chiếm khoảng 60 - 70% tổng ngân sách, trong khi phần còn lại dự kiến đến từ các tổ chức quốc tế như WB, EU và các nhà tài trợ phương Tây. Tuy nhiên, các quốc gia này cũng tỏ ra dè dặt trước cam kết tài chính khổng lồ trên, với những lo ngại về tính bền vững của dự án trong bối cảnh Gaza vẫn là điểm nóng xung đột.

Hơn nữa, vấn đề cốt lõi trong bối cảnh Gaza ngày nay không chỉ đơn thuần là tái thiết và xây dựng lại, mà còn là tương lai chính trị của dải đất này và sự nghiệp của người Palestine. Những câu hỏi về sự lãnh đạo chính trị của người Palestine, ngoài Hamas, vẫn còn rất quan trọng. Hiện tại, không có sự rõ ràng, định hướng hay bất kỳ động thái nào để giải quyết câu đố cốt lõi này.

Bên cạnh những sự đồng thuận về mặt nguyên tắc, bản thân các nước Ảrập vẫn tồn tại nhiều bất đồng lớn về vấn đề quản lý Gaza sau chiến tranh. Một số nước như UAE, Ảrập Xêút và Ai Cập nhấn mạnh phải loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Hamas, đồng thời đề xuất cử một lực lượng an ninh để duy trì trật tự ở Gaza trong giai đoạn chuyển tiếp. Trong khi đó, Qatar, nước từng đóng vai trò trung gian giữa Hamas và Israel, cho rằng người Palestine cần tự quyết định ai sẽ lãnh đạo họ sau khi chiến sự kết thúc. Phía Hamas vẫn kiên định với lập trường cứng rắn của mình, khi khẳng định vai trò không thể thay thế trong việc kiểm soát Gaza và đại diện cho người Palestine tại đây.

Hiện tại, Gaza đang tiến đến thời điểm quan trọng khi giai đoạn đầu tiên của lệnh ngừng bắn sẽ hết hạn vào đầu tháng 3 tới. Israel và Hamas tiếp tục đàm phán giai đoạn thứ hai và bất kỳ kế hoạch tái thiết nào cũng không thể thực hiện được nếu không có thỏa thuận về người quản lý Gaza trong tương lai. Israel yêu cầu xóa bỏ Hamas khỏi vị trí là lực lượng chính trị hoặc quân sự trong vùng lãnh thổ này. Như vậy, các nhà tài trợ quốc tế khó có thể tham gia vào bất kỳ hoạt động tái thiết nào nếu Hamas nắm quyền.

Các nhà quan sát nhận định, việc tái thiết Gaza là một hành trình “dài và phức tạp”. Đối với các cường quốc Ảrập, con đường phía trước chắc chắn là đầy rẫy thách thức. Vẫn chưa rõ liệu các nhà lãnh đạo Ảrập có thể đạt được sự đồng thuận về một giải pháp thay thế cho kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp khẩn cấp của Liên đoàn Ảrập sắp tới hay không? Song, cuộc họp vừa diễn ra ở Ảrập Xêút đã cho thấy sự đồng thuận hiếm hoi của người Ảrập về việc từ chối di dời người Palestine vào thời điểm ông Donald Trump đang đưa ra các đề xuất ảnh hưởng đến tình hình ở Trung Đông.

Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?
Quốc tế

Kỷ nguyên “đi lại tự do” dần khép lại?

Brussels đang nhanh chóng hoàn thiện các quy định mới, cho phép Liên minh châu Âu (EU) dễ dàng hơn trong việc đình chỉ chế độ miễn thị thực đối với công dân của 61 quốc gia hiện đang được hưởng quyền này. Giới quan sát nhận định, động thái này không chỉ phản ánh sự cứng rắn hơn trong vấn đề di cư bất hợp pháp mà còn cho thấy EU đã sẵn sàng sử dụng chính sách thị thực như một đòn bẩy chính trị mạnh mẽ hơn.

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga
Thế giới 24h

Cộng hòa Czech tuyên bố lần đầu tiên độc lập hoàn toàn khỏi nguồn cung dầu từ Nga

Chính phủ Cộng hòa Czech chính thức công bố nước này đã chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ Nga. Thủ tướng Petr Fiala cho biết việc nâng cấp hoàn tất tuyến đường ống Transalpine (TAL) từ Tây Âu đã cho phép Czech tiếp nhận toàn bộ nguồn dầu từ các nước phương Tây, thay vì phải phụ thuộc vào đường ống Druzhba do Nga vận hành như trước đây.

Cuộc đua khó đoán định
Quốc tế

Cuộc đua khó đoán định

Cuộc bầu cử Quốc hội liên bang tiếp theo của Australia đã được ấn định vào ngày 3.5 và các đảng phái chính trị đã chính thức khởi động chiến dịch tranh cử. Trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều thách thức về kinh tế, biến đổi khí hậu và an ninh quốc gia, các chuyên gia nhận định đây sẽ là một cuộc bầu cử rất khó dự đoán.

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn
Thế giới 24h

Mỹ khởi động điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip bán dẫn

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã chính thức mở cuộc điều tra theo Mục 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962, nhằm xem xét tác động của việc nhập khẩu dược phẩm và vi mạch điện tử (chip) đối với an ninh quốc gia - bước đi mới nhất của Tổng thống Donald Trump, nhằm hướng đến việc giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược.

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử
Quốc tế

Singapore ấn định ngày tổng tuyển cử

Singapore vừa công bố sẽ tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3.5 tới. Thông báo được đưa ra chỉ một giờ sau khi Tổng thống Tharman Shanmugaratnam tuyên bố giải tán Quốc hội và ban hành Lệnh bầu cử.

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ
Thế giới 24h

Cuộc chiến của Harvard sẽ kiểm tra giới hạn quyền lực của chính quyền Mỹ

Một bên là Harvard, trường đại học lâu đời và giàu có nhất của nước Mỹ, một thương hiệu đại học nổi tiếng đến mức chỉ nghe tên cũng đủ uy tín. Bên kia là chính quyền Tổng thống Donald Trump, với quyết tâm tiến xa hơn bất kỳ chính quyền nào khác để can thiệp và định hình lại nền giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Cả hai bên đều đang lao vào một cuộc đụng độ có thể thử thách giới hạn quyền lực của chính phủ và tính độc lập của các trường đại học hàng đầu Hoa Kỳ, vốn là thương hiệu để để họ trở thành điểm đến của các học giả trên toàn thế giới.

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.