Ai Cập sẽ đưa ra 'tầm nhìn' về tái thiết Gaza mà không di dời người Palestine

Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết, nước này đã lên kế hoạch "trình bày một tầm nhìn toàn diện về việc tái thiết" Dải Gaza nhằm đảm bảo người Palestine vẫn được định cư trên mảnh đất của họ.

Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cảnh báo, ông "có thể" cắt viện trợ cho Ai Cập và Jordan nếu họ từ chối hợp tác với kế hoạch “thâu tóm” Dải Gaza của ông và tái định cư người dân Palestine đến các nước này.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao, kế hoạch của Ai Cập sẽ hướng tới việc tái thiết Gaza “theo cách rõ ràng và quyết đoán, đảm bảo người dân Palestine được ở lại trên đất của họ và phù hợp với các quyền hợp pháp và chính đáng của họ”. Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết, Cairo "hy vọng sẽ hợp tác" chặt chẽ với chính quyền Trump với mục tiêu "đạt được giải pháp công bằng cho vấn đề Palestine".

Trước đó, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Donald Trump tại Washington hôm 11.2, Quốc vương Jordan Abdullah II đã nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ mọi quyết định di dời người Palestine ở Gaza, đồng thời nhắc lại rằng lập trường này phù hợp với lập trường thống nhất của thế giới Ảrập. Ông cũng cho biết, Ai Cập sẽ trình bày một kế hoạch mà các nhà lãnh đạo Ảrập sẽ thảo luận tại các cuộc đàm phán sắp tới.

51a81afd-aafe-4c5f-85ac-2b81b91ef9d8.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio, Quốc vương Jordan Abdullah II và Thái tử Jordan Hussein tham dự một cuộc họp tại Phòng Bầu dục, ngày 11.2.2025. Ảnh: Reuters

Quốc vương Abdullah II, nhà lãnh đạo Ảrập đầu tiên đến thăm Nhà Trắng kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức vào tháng trước, tuyên bố: "Ưu tiên của tất cả chúng ta nên là tái thiết Gaza mà không phải di dời người dân". Ông nói thêm rằng, việc đạt được hòa bình công bằng thông qua giải pháp hai nhà nước là rất quan trọng đối với sự ổn định của khu vực và nhấn mạnh rằng vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ là thiết yếu trong quá trình này. "Tổng thống Trump là con người của hòa bình", ông nói trong một bài đăng trên X.

Trước cuộc gặp, ông Trump đã tăng cường gây sức ép lên Jordan và Ai Cập khi công bố kế hoạch Hoa Kỳ sẽ kiểm soát Gaza và yêu cầu các quốc gia này tiếp nhận một số lượng người Palestine nhất định. Trong khi đón tiếp Quốc vương Abdullah đến Nhà Trắng, ông cũng nhắc lại ý định thúc đẩy tầm nhìn của ông đối với Gaza, nơi ông tuyên bố sẽ có một kế hoạch tái thiết toàn diện để biến nơi đây thành "Bờ biển của Trung Đông".

“Chúng ta sẽ thâu tóm Gaza, chúng ta sẽ tiếp quản mảnh đất này và chúng ta sẽ trân trọng nó”, ông Trump tuyên bố trước cuộc họp. Tổng thống nói rằng, mặc dù ông sẽ không đích thân phát triển Gaza, nhưng ông tin mảnh đất này có thể trở thành một “viên kim cương” tạo ra việc làm và thịnh vượng cho Trung Đông.

Về phần mình, Quốc vương Abdullah đáp lại bằng cách nhấn mạnh lập trường thống nhất của thế giới Ảrập và Hồi giáo, khẳng định rằng Jordan sẽ tiếp nhận 2.000 trẻ em Palestine từ Gaza, một số trong số đó cần được điều trị ung thư. Tuy nhiên, ông từ chối bàn thêm về các đề xuất của Tổng thống Trump cho đến khi Ai Cập có thể đưa ra tầm nhìn tái thiết của mình.

Đề xuất của ông Trump về việc để Hoa Kỳ kiểm soát Gaza và di dời người Palestine đã dẫn đến làn sóng phản đối mạnh mẽ ở khắp thế giới Ảrập và phần lớn các nước châu Âu. Trong một cuộc họp báo với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuần trước, ông Trump nói rằng, Gaza đã bị tàn phá và đề xuất người Palestine nên được tái định cư ở các quốc gia khác để có điều kiện sống tốt hơn. Ông liên tục yêu cầu các quốc gia láng giềng như Jordan và Ai Cập tiếp nhận người Palestine tái định cư nhưng đều bị thế giới Ảrập bác bỏ.

Trong khi đó, chuyến thăm Washington của Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi được lên kế hoạch vào tuần tới nhưng đã bị hoãn. Thông tin trên được đưa ra sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Badr Abdelatty và người đồng cấp Hoa Kỳ Marco Rubio tại Washington hôm 10.2. Cũng tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ai Cập đã bác bỏ "bất kỳ sự thỏa hiệp nào" xâm phạm đến quyền của người Palestine, bao gồm quyền "ở lại trên đất này".

Thế giới 24h

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân
Thế giới 24h

EU siết chặt quản lý vật liệu hạt nhân

Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) vừa chính thức thông qua một loạt quy tắc mới nhằm tăng cường hệ thống giám sát vật liệu hạt nhân, để bảo đảm việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích hòa bình và phù hợp với tiến bộ công nghệ.

shafaq.com
Quốc tế

"Tháo ngòi nổ" cuộc xung đột tại Ukraine

Cuộc chiến tại Ukraine đang tiến vào giai đoạn mới đầy quan trọng khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga chính thức bắt đầu vào ngày 18.2. Đây có thể là cơ hội then chốt để xác định tương lai của xung đột, dấy lên hy vọng về giải pháp hòa bình sau 3 năm đẫm máu. Tuy nhiên, điều này cũng gây ra không ít lo ngại, đặc biệt liên quan đến vai trò của Ukraine trong các cuộc đàm phán và sự tham gia của các quốc gia châu Âu.

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?
Thế giới 24h

Chatbot và an ninh quốc gia - tại sao DeepSeek lại gây lo ngại?

Chatbot AI DeepSeek của Trung Quốc đã làm đảo lộn ngành công nghiệp toàn cầu và xóa sổ hàng tỷ đô la khỏi các cổ phiếu công nghệ của Hoa Kỳ khi công bố chương trình phiên bản R1, được cho là được xây dựng trên các chất bán dẫn Nvidia giá rẻ và kém tinh vi hơn. Nhưng các chính phủ từ Rome đến Seoul có biện pháp cứng rắn với ứng dụng của Trung Quốc thân thiện với người dùng này, với lý do họ cần ngăn chặn nguy cơ rò rỉ thông tin nhạy cảm thông qua các dịch vụ AI tạo ra.

Bắc Kinh ban hành quy định mới về giao dịch trực tuyến
Thế giới 24h

Bắc Kinh ban hành quy định mới về giao dịch trực tuyến

Nhằm thúc đẩy và hướng dẫn các nền tảng giao dịch trực tuyến thực hiện trách nhiệm quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng như người tiêu dùng trên các nền tảng, Cục Quản lý thị trường thành phố Bắc Kinh đã ban hành một loạt hướng dẫn quy định về hoạt động kinh doanh, tính minh bạch và hạn chế đối với một số hàng hóa nhất định.

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bác bỏ đồn đoán Tổng thống Yoon có thể tự nguyện từ chức
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền bác bỏ đồn đoán Tổng thống Yoon có thể tự nguyện từ chức

Ngày 17.2, Lãnh đạo lâm thời của Đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền đã bác bỏ những đồn đoán gần đây cho rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol có thể tự nguyện từ chức trước khi có phán quyết về phiên tòa luận tội ông, đồng thời gọi động thái đó là không thực tế và không phù hợp.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm

Đánh giá sau hơn 3 năm thực hiện chính sách “giảm kép” cho thấy, chính sách này ban đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Song do nhu cầu học thêm của các gia đình quá lớn, đã xuất hiện tình trạng dạy chui với các cơ sở, tổ chức dạy thêm trá hình. Các chuyên gia cho rằng, chừng nào còn các kỳ thi khốc liệt chừng đó các gia đình sẽ còn nhu cầu luyện thi và có cầu sẽ có cung, dù ở hình thức nào.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh

Nổi tiếng với môi trường học tập cạnh tranh khốc liệt, Trung Quốc cũng là quốc gia chứng kiến cuộc đua dạy thêm, học thêm và tình trạng bùng nổ các trung tâm gia sư tư nhân trở thành một vấn nạn. Vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành chính sách mới “shuang jian” (song giảm) hay còn gọi là “giảm kép” với hai mục tiêu: giảm áp lực học tập cho học sinh bằng cách giảm khối lượng bài tập và giảm áp lực tài chính cho phụ huynh bằng cách siết chặt hoạt động dạy thêm.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xếp hạng học sinh. Không chỉ ở Thượng Hải và Bắc Kinh, học sinh ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn cũng vượt trội so với các bạn cùng lứa ở một số quốc gia. Tuy nhiên, vị thế này cũng gây nhiều áp lực trong môi trường học tập, khi trẻ em phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập trong khi rất ít thời gian nghỉ ngơi hoặc vận động.

Lãnh đạo Mỹ - Ấn Độ nhất trí giải quyết bất đồng thuế quan, thương mại
Thế giới 24h

Lãnh đạo Mỹ - Ấn Độ nhất trí giải quyết bất đồng thuế quan, thương mại

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhất trí sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại và giải quyết bế tắc về thuế quan. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí củng cố quan hệ quốc phòng và an ninh trong cuộc gặp song phương đầu tiên tại Nhà Trắng ngày 13.2.