Huế tôn vinh tinh hoa làng nghề

Festival nghề truyền thống Huế 2007 sẽ chính thức được tổ chức từ 8-10.6, tiếp tục theo đuổi mục đích tôn vinh những giá trị tinh hoa của nghề thủ công, tạo cơ hội cho những người thợ thủ công cố đô tiếp thị sản phẩm, góp phần thúc đẩy việc phục hồi, gìn giữ, phát huy và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống.

      Tôn vinh nghề tổ
      Là Kinh đô một thuở, Huế trở thành nơi tụ hội tất cả những gì được xem là tinh túy nhất của cả nước, trong đó có các nghề thủ công truyền thống. Đôi bàn tay tài hoa của những người thợ bậc thầy từ Bắc chí Nam đã làm nên những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tồn tại đến tận bây giờ, trong đó không ít tác phẩm nay được xem là "Quốc gia chi bảo". Trung tuần tháng 7.2005, lần đầu tiên TP Huế tổ chức Festival nghề truyền thống, tôn vinh nghề thêu và nghề chằm nón. Không ít người Huế đã giật mình. Lâu nay trong gia sản của họ tàng ẩn những hạt ngọc quý mà họ không biết. Từ đó, Huế quyết định cứ 2 năm một lần, vào các năm lẻ, sẽ tổ chức một Festival nghề truyền thống nhằm làm sáng lại những viên ngọc quý của địa phương.

      Năm 2007, với chủ đề 320 năm Phú Xuân Huế - Nghề truyền thống - bản sắc và phát triển, 3 nghề được chọn tại Festival lần này là chạm khắc, đúc đồng và kim hoàn, kết hợp quảng bá thêm cho nghề pháp lam Huế. Không gian chính diễn ra Festival nghề truyền thống 2007 vẫn là sân trường Hai Bà Trưng (trường Đồng Khánh cũ). Ban tổ chức sẽ cố gắng dựng khoảng 10 ngôi nhà rường tại đây, vừa làm nơi trưng bày, vừa làm nơi trình diễn nghề. Mỗi nghề có những nét độc đáo và sức cuốn hút riêng. Nghề đúc đồng ở Huế nổi tiếng với việc đúc chuông. Tại Festival này, những người thợ đúc đồng của Huế sẽ biểu diễn đúc hoàn chỉnh một quả chuông, từ khâu lên khuôn, nấu nguyên liệu, cho đến khi ra một quả chuông thành phẩm. Đặc biệt nhất và chắc chắn cũng sẽ hấp dẫn nhất là công đoạn chỉnh tiếng chuông. Đây là bí quyết độc đáo mà thường chỉ những nghệ nhân, thợ cả mới làm được. Bên cạnh đó, công chúng cũng sẽ bất ngờ trước những tác phẩm nghệ thuật được chạm bằng kim loại quý. Ban tổ chức đã kết nối được với Công ty Vàng bạc đá quý TP Hồ Chí Minh và một số nghệ nhân ở phía Nam. Tộc Kim hoàn cũng đã gửi thư cho các hội đồng hương trong và ngoài nước. Vào ngày cuối cùng của Festival 2007, sẽ có một cuộc hành hương về thăm mộ Tổ Kim hoàn, quy mô, trang trọng, nhiều ý nghĩa và cũng sẽ rất ấn tượng...

      Các hoạt động hưởng ứng 
      Ngoài một cuộc hội thảo tầm quốc gia xoay quanh chủ đề 320 Phú Xuân Huế - Nghề truyền thống - bản sắc và phát triển, trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống 2007 sẽ có nhiều hoạt động hưởng ứng thú vị. Đầu tiên phải kể đến cuộc trình diễn của xích lô Việt Nam, với khoảng 300 chiếc xích lô của cả 3 miền. Trong cuộc tụ hội tại Huế hôm 3.6 vừa qua, đã có nhiều hoạt động thú vị quanh chiếc xích lô như thi xích lô đẹp, thi kiến thức về Huế, về an toàn giao thông, đua xích lô, xích lô diễu hành với những sản phẩm thủ công truyền thống, đám cưới  bằng xích lô, tặng học bổng cho con em những người đạp xích lô... Cũng xoay quanh chủ đề 320 năm Phú Xuân Huế, một cuộc tổng triển lãm cũng sẽ được thiết kế với nhiều triển lãm chuyên đề được tập trung trong một khu vực như triển lãm đồ cổ; Triển lãm về quy hoạch đô thị Huế; Các vật dụng bằng đồng của thời đại văn minh đồ đồng; Bí ẩn sông Hương qua 320 năm bằng câu chuyện kể từ những đồ cổ vớt được dưới lòng sông Hương... 
      Du lịch khám phá Huế là hoạt động không thể thiếu trong các Festival. Nhiều chương trình tham quan thú vị đã được thiết kế để phục vụ du khách trong thời gian này như tham quan làng đúc đồng Huế, làng mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên; Thăm các khu nhà vườn ở Vĩ Dạ, Phú Mộng, Kim Long, Thủy Biều... Đêm Hoàng cung được tái hiện ngay trong khuôn viên Đại Nội vào các đêm 8-10.6. Nhiều chương trình văn hóa cộng đồng cũng diễn ra trong dịp này như biểu diễn âm nhạc đường phố, ngày hội thả diều, biểu diễn cờ người, đua thuyền trên sông Hương...
      Nghề thủ công truyền thống không chỉ là nghề mà còn là một giá trị văn hóa rất quý của Huế. Festival nghề truyền thống hướng tới tạo cho Huế một đội ngũ những người thợ, làm cơ sở cho sự phục hưng nghề truyền thống. Theo Chủ tịch Hiệp hội các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Huế, Lê Viết An, Huế là đất du lịch và du lịch gắn kết rất chặt với thủ công mỹ nghệ. TCMN của Huế do các vị tổ truyền lại vốn rất nổi tiếng, lẽ ra, nó phải hỗ trợ rất tích cực cho du lịch và ngược lại, du lịch cũng tạo môi trường cho TCMN “sống” được và “sống” khỏe, không những ngay trên quê hương của mình mà cả cơ hội để vươn ra các thị trường khác trên thế giới. Theo ông An, hiện tại các sản phẩm TCMN của Huế chưa mang tính đặc trưng, mà mới chỉ làm theo ý thích của khách hàng. Mẫu mã lặp đi lặp lại, đơn điệu và nhàm chán. Tìm ra những sản phẩm đặc trưng của vùng đất văn hoá, vùng đất di sản; hay nói cách khác là phải thổi được “hồn Huế” vào sản phẩm thì TCMN Huế không lo gì không có đất sống. Ông An cũng ước ao làm thế nào để Huế có được một làng nghề TCMN đúng nghĩa. Đó sẽ là nơi vừa sản xuất, trình diễn, vừa trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm TCMN, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cho địa phương.

Diên Thống

Văn hóa

- Vietravel Airlines đã đưa hành khách trở về một thời kỳ hoàng kim của lụa tơ tằm miền Nam qua màn trình diễn áo dài lãnh Mỹ A. Ảnh: VT
Văn hóa - Thể thao

Vietravel Airlines trình diễn áo dài lãnh Mỹ A

Là hãng hàng không của sự trải nghiệm văn hóa bản địa, Vietravel Airlines đã đưa hành khách trở về một thời kỳ hoàng kim của lụa tơ tằm miền Nam qua màn trình diễn áo dài lãnh Mỹ A. Từng đường kim mũi chỉ, nghệ thuật đính kết tạo hình tinh xảo trên nền tà áo dài truyền thống được thực hiện bằng lãnh Mỹ A như một lời kể về những bàn tay khéo léo của người thợ thủ công và những giá trị văn hóa sâu sắc được gìn giữ vượt thời gian.

30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan
Văn hóa - Thể thao

30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, lần đầu tiên, độc giả tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc được trải nghiệm trọn vẹn những khoảnh khắc đáng nhớ trong triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”.

Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau có quy mô hơn 20.000 ha.
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau hài hòa và khác biệt

Thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội đồng thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô 20.100ha, mang tính giá trị văn hóa, lịch sử, thiêng liêng của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Đặc sắc trình diễn thời trang thổ cẩm dưới bóng cây long não di sản trăm tuổi ở Buôn Ma Thuột
Địa phương

Đặc sắc trình diễn thời trang thổ cẩm dưới bóng cây long não di sản trăm tuổi ở Buôn Ma Thuột

"Vũ điệu Ban Mê" - chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm truyền thống do UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức tại khuôn viên Biệt điện Bảo Đại đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người dân và du khách. Đây là một hoạt động hướng tới Chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk gắn với 120 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển; 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.

Toàn cảnh tọa đàm khoa học về nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ Binh Lục sáng 18.10
Văn hóa - Thể thao

Vũ Bình Lục - người giải mã nhiều tác giả, tác phẩm văn học trung đại

Tại tọa đàm “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học trung đại” do Viện Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc phối hợp với Tạp chí Văn hiến Việt Nam tổ chức sáng 19.10, các đại biểu cho rằng, Vũ Bình Lục đã đi đúng hướng khi kết hợp văn và sử để đọc, dịch, tìm hiểu, giải mã nhiều tác giả, tác phẩm lớn của văn học trung đại Việt Nam.

Giới thiệu "tinh hoa cổ vật Xứ Đông"
Văn hóa - Thể thao

Giới thiệu "tinh hoa cổ vật Xứ Đông"

Ngày 19.10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương phối hợp khai mạc trưng bày chuyên đề “Tinh hoa cổ vật Xứ Đông - Hải Dương lần thứ I” và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần là bảo vật quốc gia.